YOMEDIA
NONE

Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác


Để giúp các em học tập hiệu quả môn Toán 10, đội ngũ HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác. Bài giảng gồm kiến thức cần nhớ về diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác,... Bên cạnh đó còn có các bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết, giúp các em học tập và củng cố thật tốt kiến thức. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng

Diện tích xung quanh của hình lãng trụ đứng bằng chu vi đây nhân với chiều cao.

\({S_{xq}} = {C_{day}}.h\)

Cđáy là là chu vi đáy, h là chiều cao).

Chú ý: Diện tích toàn phần của lăng trụ đứng bằng tổng điện tích xung quanh và điện tích hai đáy. 

Ví dụ: Diện tích xung quanh của hình lãng trụ đứng tam giác sau là:

\({S_{xq}} = {C_{day}}.h = \left( {4 + 3 + 2} \right).3,5 = 31,5\left( {c{m^2}} \right).\)

1.2. Thể tích của hình lăng trụ đứng

Thể tích của hình lăng trụ đứng bằng diện tích đáy nhân với chiều cao.

\(V = {S_{day}}.h\)

(Sđáy là diện tích đáy, h là chiều cao)

Ví dụ: Thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác sau là:

\(V = {S_{day}}.h = \frac{{4.3}}{2}.6 = 36\left( {c{m^3}} \right)\)

1.3. Diện tích xung quanh và thể tích của một số hình khối trong thực tiễn

Ví dụ 1: Hình sau là tâm lịch để bàn có dạng hình lăng trụ đứng tam giác. Tính diện tích xung quanh của tâm lịch.

Giải

Diện tích xung quanh của tấm lịch để bàn là

\(\begin{array}{l}
{S_{xq}} = {C_{day}}.h = \left( {7 + 15 + 15} \right).16\\
\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\; = 37.16 = 592\left( {c{m^2}} \right).
\end{array}\)

Ví dụ 2: Gàu xúc của một xe xúc (Hình a) có dạng gần như một hình lăng trụ đứng tam giác với kích thước đã cho trong Hình b: Để xúc hết \(40{m^3}\) cát, xe phải xúc ít nhất bao nhiêu gàu?

Giải

Thể tích của gàu xúc hình lăng trụ:

\(V = {S_{day}}.h = \frac{1}{2}.1,2.1.3,2 = 1,92\left( {{m^3}} \right).\)

Ta có: \(\frac{{40}}{{1,92}} = 20\frac{5}{6}\).

Vậy xe phải xúc ít nhất 21 gàu để hết \(40{m^3}\) cát.

Bài tập minh họa

Câu 1: Cho hình hộp chữ nhật với kích thước như Hình 3a. Hình hộp này được cắt đi một nửa để có hình lăng trụ đứng như ở Hình 3b

a) Tính thể tích của hình hộp chữ nhật.

b) Dự đoán thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác dựa vào thể tích hình hộp chữ nhật ở câu a.

c) Gọi Sđáy là diện tích mặt đáy và h là chiều cao của hình lăng trụ tam giác. Hãy tính Sđáy . h

d) So sánh Sđáy . h và kết quả dự đoán ở câu b.

Hướng dẫn giải

a) Thể tích của hình hộp chữ nhật là: V = 4.3.6 = 72 (cm3)

b) Vì hình hộp cắt đi một nửa thì được hình lăng trụ đứng nên dự đoán thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác bằng một nửa thể tích hình hộp chữ nhật ở câu a.

c) Sđáy = 4.3:2 = 6 (cm2)

Sđáy . h = 6.6 = 36 (cm3)

d) Sđáy . h = 36 = . 72 = .Vhình hộp

Vậy Sđáy . h và kết quả dự đoán ở câu b là như nhau.

Câu 2: Bạn Nam đã làm một chiếc hộp hình lăng trụ đứng với kích thước như Hình sau. Bạn ấy định sơn các mặt của chiếc hộp, trừ mặt bên dưới. Tính diện tích cần sơn.

Hướng dẫn giải

Diện tích xung quanh chiếc hộp là:

 Sxq = Cđáy . h = (6+4+8+4+10).3 = 96 (cm2)

Diện tích đáy là:

Sđáy = (10+4).8 : 2 = 56 (cm2)

Diện tích phần cần sơn là:

96 + 56 = 152 (cm2)

Luyện tập Chương 3 Bài 4 Toán 7 CTST

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:

- Tính được diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác.

- Tính được diện tích bề mặt và thể tích của các vật thể có dạng hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác.

3.1. Bài tập trắc nghiệm Chương 3 Bài 4 Toán 7 CTST

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 7 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 4 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Chương 3 Bài 4 Toán 7 CTST

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 7 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Hoạt động khám phá 1 trang 59 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Thực hành 1 trang 59 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Hoạt động khám phá 2 trang 60 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Thực hành 2 trang 60 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Thực hành 3 trang 60 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Thực hành 4 trang 61 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Vận dụng trang 62 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 1 trang 62 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 2 trang 62 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 3 trang 62 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 4 trang 63 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 5 trang 63 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 6 trang 63 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 1 trang 63 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 2 trang 63 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 3 trang 63 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 4 trang 63 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 5 trang 63 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 6 trang 63 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 7 trang 64 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 8 trang 64 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Hỏi đáp Chương 3 Bài 4 Toán 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF