YOMEDIA
NONE

Toán 11 Cánh Diều Chương 8 Bài 5: Khoảng cách


Mời các em cùng HOC247 tìm hiểu nội dung lý thuyết và bài tập bài Khoảng cách môn Toán 11 Cánh Diều để hiểu hơn về các khoảng cách và phương pháp tính khoảng cách giữa các đối tượng trong không gian cũng như cách ứng dụng chúng trong đời sống nhé!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng

Định nghĩa 

 Cho đường thẳng \( \Delta \) và điểm M không thuộc \( \Delta \). Gọi là hình chiếu của điểm trên đường thẳng \( \Delta \). Độ dài đoạn thẳng MH gọi là khoảng cách từ điểm M đến đường thẳng \( \Delta \), kí hiệu \( d(M, \Delta ) \).

- Trong Hình bên dưới, ta có \(d(M, \Delta ) = MH\).

 

 

Chú ý: Khi điểm M thuộc đường thẳng \( \Delta \) thì \(d(M, \Delta ) = 0\).

 

1.2. Khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng

Định nghĩa

 Cho mặt phẳng (P) và điểm không thuộc mặt phẳng (P). Gọi là hình chiếu của trên mặt phẳng (P). Độ dài đoạn thẳng MH gọi là khoảng cách từ điểm M đến mặt phẳng (P), kí hiệu \( d(M, (P) \).

 

 

Chú ý: Khi điểm M thuộc mặt phẳng (P) thì \( d(M, (P))=0 \).

 

1.3. Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song

Định nghĩa

 Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song \( \Delta \)\( {\Delta}' \) là khoảng cách từ một điểm bất kì thuộc đường thẳng này đến đường thẳng kia, kí hiệu \(d( \Delta, {\Delta}').\)

- Trong Hình bên dưới, ta có \(d( \Delta, {\Delta}') =AB\) với \(A \in \Delta, B \in {\Delta}'\), \(AB \bot \Delta, AB \bot {\Delta}' \) và \( \Delta // {\Delta}'\).

 

 

1.4. Khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song

Định nghĩa 

 Cho đường thẳng \( \Delta \) song song song với mặt phẳng (P). Khoảng cách giữa đường thẳng \( \Delta \) và mặt phẳng (P) là khoảng cách từ một điểm bất kì thuộc đường thẳng \( \Delta \) đến mặt phẳng (P), kí hiệu \(d( \Delta , (P))\).

- Trong hình dưới, ta có: \(d( \Delta , (P))=MM'=h\), trong đó \(M \in \Delta, M' \in (P)\), \(MM' \bot (P)\) và\(\Delta // (P)\).

 

 

1.5. Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song

Định nghĩa

 Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song (P),(Q) là khoảng cách từ một điểm bất kì thuộc mặt phẳng này đến mặt phẳng kia, kí kiệu \(d((P), (Q))\).

- Trong hình dưới, ta có: \(d((P),(Q)) = IK = h\) với \(I \in (P), K \in (Q), IK \bot (P), IK \bot (Q)\) và \((P) // (Q)\).

 

 

1.6 Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau

Định nghĩa 

 Cho hai đường thẳng a, b chéo nhau.

 - Đường thẳng vừa vuông góc, vừa cắt cả hai đường thẳng và được gọi là đường vuông góc chung của hai đường thẳng đó.

 - Đoạn thẳng có hai đầu mút là giao điểm của đường thẳng với hai đường thẳng a, b được gọi là đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng đó.

 - Độ dài đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng a, b gọi là khoảng cách giữa hai đường thẳng đó. Kí hiệu là \(d(a, b)\).

 

Nhận xét:

- Gọi mặt phẳng chứa b và song song với a là (P), hình chiếu của a trên (P) là a’, giao điểm của a’ và b K. Khi đó, HK là đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau a, b (Hình a). Ngoài ra, ta cũng có \(d(a, b) = d(a, (P))\).

 

 

- Khi \(a \bot b\), ta có thể làm như sau: Gọi mặt phẳng đi qua b và vuông góc với a là (P), giao điểm của a và (P) là H, hình chiếu của H trên b K. Khi đó HK là đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau a, b (Hình b).

 

Bài tập minh họa

Bài 1. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, SA = SB = SC = SD = \(a\sqrt2\). Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau AD và SC?

 

Hướng dẫn giải

 

Vì AD // BC nên d(AD, SC) = d(AD, (SBC)) = d(A, (SBC)).

Ta có \(AO\cap (SBC)=C\) và \(\frac{CO}{CA}=\frac{1}{2}\), do đó:

d(A,(SBC)) = 2.d(O,(SBC)).

\(SO \bot (ABCD)\) nên \(SO \bot BC\)

Kẻ \(SI \bot BC\) thì I là trung điểm của BC.

Suy ra: \(BC \bot (SOI)\Rightarrow (SBC)\bot (SOI)\)

\((SBC)\cap (SOI)=SI\)

Kẻ \(OI \bot SI (H\in SI).\) Khi đó \(d(O,(SBC)) = OH\)

Xét tam giác SOI vuông tại O, theo hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có:

\(\frac{1}{{O{H^2}}} = \frac{1}{{O{J^2}}} + \frac{1}{{O{S^2}}}\) mà \(OJ = \frac{1}{2}.a;\,\,SO = \sqrt {S{C^2} - C{O^2}} = \frac{{a\sqrt 6 }}{2}\)

Suy ra: \(OH = \frac{{\sqrt {42} }}{{14}}a.\)

Vậy: \(d(AD,SC) = 2.\frac{{\sqrt {42} }}{{14}}a = \frac{{\sqrt {42} }}{7}.a.\)

 

Bài 2. Cho tứ diện SABC có tam giác ABC vuông cân đỉnh B, AB = a, SA vuông góc với mặt phẳng (ABC) và SA = a.

a) Chứng minh (SAB) \(\bot\) (SBC) ?

b) Tính khoảng cách từ điểm A đến mp(SBC)?

c) Gọi I là trung điểm của AB. Tính khoảng cách từ điểm I đến mp(SBC)?

 

Hướng dẫn giải

a) Theo giả thiết ta có: \(SA \bot (ABC)\).

Suy ra \(SA \bot BC\) (1).

Mà \(AB \bot BC\) (giả thiết) (2).

Từ (1) và (2) ta suy ra: \(BC \bot (SAB)\Rightarrow (SBC) \bot (SAB).\)

b) Ta có: \((SAB)\cap (SBC)=SB\).

Kẻ \(AH \bot SB (H\in SB).\)

Do tam giác SAB vuông cân nên H là trung điểm của SB.

Khi đó: \(AH \bot (SBC)\) nên \(d(A, (SBC))=AH\).

Xét tam giác SAB vuông cân tại A. Theo hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có:

\(\frac{1}{{A{H^2}}} = \frac{1}{{A{S^2}}} + \frac{1}{{A{B^2}}} = \frac{1}{{{a^2}}} + \frac{1}{{{a^2}}} \Rightarrow AH = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}.\)

c) Ta có: \(AB\cap (SBC)=B\) và \(\frac{BI}{BA}=\frac{1}{2}\) (do I là trùng điểm của AB) nên:

\(d(I,(SBC)) = \frac{1}{2}d(A,(SBC)) = \frac{1}{2}.\frac{{a\sqrt 2 }}{2} = \frac{{a\sqrt 2 }}{4}.\)

 

Bài 3. Cho mặt phẳng \(\left (\alpha \right )\), điểm A không thuộc mặt phẳng \(\left (\alpha \right )\), H là hình chiếu vuông góc của A lên mặt phẳng \(\left (\alpha \right )\), E là điểm thuộc AM sao cho: \(\frac{{ME}}{{MA}} = k.\)

a) Tính khoảng cách từ A đến mặt phẳng \(\left (\alpha \right )\)?

b) Tính khoảng cách từ E đến mặt phẳng \(\left (\alpha \right )\), từ đó suy ra khoảng cách từ I – trung điểm của AM đến mặt phẳng \(\left (\alpha \right )\)?

c) Gọi d là đường thẳng qua I song song với mặt phẳng \(\left (\alpha \right )\). Lấy J thuộc d, tính khoảng cách từ J đến mặt phẳng \(\left (\alpha \right )\)?

d) Gọi C là chân đường vuông góc của J lên mặt phẳng \(\left (\alpha \right )\). D là trung điểm của JC. Tính khoảng cách từ D đến mặt phẳng \(\left (\alpha \right )\)?

 

Hướng dẫn giải

a) H là hình chiếu vuông góc của A lên mặt phẳng \(\left (\alpha \right )\) nên: d(A,\(\left (\alpha \right )\)) = AH = h.

b) Gọi P là chân đường vuông góc của E lên mặt phẳng \(\left (\alpha \right )\).

Khi đó:  d(E, \(\left (\alpha \right )\)) = EP.

Ta có : EP // AH (đều vuông góc với mp \(\left (\alpha \right )\)) và M, P, H thẳng hàng.

Theo định lí Tallet ta có: 

\(\frac{{EP}}{{AH}} = \frac{{ME}}{{MA}}=k\)

Khi đó: EP = k.AH hay d(E, (a)) = k.h (1).

Vì I là trung điểm của AM nên:

\(d(I,\left( \alpha \right)) = \frac{1}{2}.h\) (áp dụng kết quả (1) với \(k=\frac{1}{2}\)).

c) Ta có: IJCQ là hình chữ nhật nên IQ=JC

Do đó: \(d(J,\left( \alpha \right)) = d(I,\left( \alpha \right)) = \frac{1}{2}.h.\)

d) D là trung điểm của JC nên \(\frac{CD}{CJ}=\frac{1}{2}.\)

Suy ra: \(d(Q,\left( \alpha \right)) = \frac{1}{2}d(J,\left( \alpha \right)) = \frac{1}{2}.\frac{1}{2}.h = \frac{1}{4}.h\).

3. Luyện tập Bài 5 Chương 8 Toán 11 Cánh Diều

Học xong bài học này, em sẽ hoàn thành mục tiêu sau: Tính được các loại khoảng cách trong không gian.

3.1. Trắc nghiệm Bài 5 Chương 8 Toán 11 Cánh Diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 11 Cánh Diều Chương 8 Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 5 Chương 8 Toán 11 Cánh Diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 11 Cánh Diều Chương 8 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Hoạt động 1 trang 101 SGK Toán 11 Tập 2 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 101 SGK Toán 11 Tập 2 Cánh diều - CD

Hoạt động 2 trang 102 SGK Toán 11 Tập 2 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 102 SGK Toán 11 Tập 2 Cánh diều - CD

Hoạt động 3 trang 102 SGK Toán 11 Tập 2 Cánh diều - CD

Luyện tập 3 trang 103 SGK Toán 11 Tập 2 Cánh diều - CD

Hoạt động 4 trang 103 SGK Toán 11 Tập 2 Cánh diều - CD

Luyện tập 4 trang 104 SGK Toán 11 Tập 2 Cánh diều - CD

Hoạt động 5 trang 105 SGK Toán 11 Tập 2 Cánh diều - CD

Luyện tập 5 trang 106 SGK Toán 11 Tập 2 Cánh diều - CD

Bài 1 trang 106 SGK Toán 11 Tập 2 Cánh diều - CD

Bài 2 trang 106 SGK Toán 11 Tập 2 Cánh diều - CD

Bài 3 trang 106 SGK Toán 11 Tập 2 Cánh diều - CD

Bài 4 trang 106 SGK Toán 11 Tập 2 Cánh diều - CD

Bài 5 trang 106 SGK Toán 11 Tập 2 Cánh diều - CD

Bài tập 45 trang 109 SBT Toán 11 Tập 2 Cánh diều - CD

Bài tập 46 trang 110 SBT Toán 11 Tập 2 Cánh diều - CD

Bài tập 47 trang 110 SBT Toán 11 Tập 2 Cánh diều - CD

Bài tập 48 trang 110 SBT Toán 11 Tập 2 Cánh diều - CD

Bài tập 49 trang 110 SBT Toán 11 Tập 2 Cánh diều - CD

Bài tập 50 trang 110 SBT Toán 11 Tập 2 Cánh diều - CD

4. Hỏi đáp Bài 5 Chương 8 Toán 11 Cánh Diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 11 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON