Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 3067
Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần \(R=100\Omega\) có biểu thức \(u = 200\sqrt 2 cos(100\pi t + \frac{\pi }{4})(V).\) Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là:
- A. \(i=\sqrt{2}cos(200\pi t+\frac{\pi }{2})(A)\)
- B. \(i=\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{2})(A)\)
- C. \(i=2\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{2})(A)\)
- D. \(i=2\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{4})(A)\)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 3068
Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ có điện dung \(C=\frac{10^{-4}}{\pi }(F)\) có biểu thức \(u=100\sqrt{2}cos(100\pi t)(V)\) . Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là:
- A. \(i=2\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{2})(A)\)
- B. \(i=\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{2})(A)\)
- C. \(i=2\sqrt{2}cos(100\pi t-\frac{\pi }{2})(A)\)
- D. \(i=2\sqrt{2}cos(200\pi t+\frac{\pi }{2})(A)\)
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 3069
Đặt điện áp xoay chiều \(u=U_0cos2\pi ft\) (U0 không đổi, f thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện. Phát biểu nào sau đây đúng
- A. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch sớm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch.
- B. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch càng lớn khi tần số f càng lớn
- C. Dung kháng của tụ điện càng lớn khi tần số f càng lớn.
- D. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch không đổi khi tần số f thay đổi.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 3070
Điện áp giữa hai đầu của một cuộn cảm thuần : \(u=100\sqrt{2}cos(100\pi t)(V)\)
Cường độ hiệu dụng trong mạch có giá trị I=5A, biểu thức nào sau đây đúng?
- A. \(i=5\sqrt{2}cos(100\pi t-\frac{\pi }{2})(A)\)
- B. \(i=5\cos(100\pi t-\frac{\pi }{2})(A)\)
- C. \(i=5\sqrt{2}cos(200\pi t-\frac{\pi }{2})(A)\)
- D. \(i=5\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{2})(A)\)
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 3071
Trong đoạn mạch chỉ có điện trở R thì:
- A. Mạch có sự cộng hưởng điện.
- B. I và U tuân theo định luật Ôm.
- C. Cường độ dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế.
- D. Cường độ dòng điện muộn pha hơn hiệu điện thế.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 42403
Đặt điện áp u = Uocos(100πt – π/6) ( t tính bằng s) vào hai đầu một tụ điện có điện dung 1/5π mF. Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu tụ điện là 200 V thì cường độ dòng điện trong mạch là 3,0 A. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là
- A. i = 5cos(100πt + π/3) A.
- B. i = cos(100πt + π/3) A.
- C. i = 5cos(100πt - π/6) A.
- D. i = cos(100πt - π/6) A.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 42419
Mạch điện xoay chiều gồm một điện trở thuần R = 40W, một cuộn thuần cảm có hệ số tự cảm \(L = \frac{{0,8}}{\pi }(H)\) và một tụ điện có điện dung \(C = \frac{2}{\pi }{.10^{ - 4}}F\) mắc nối tiếp. Biết rằng dòng điện qua mạch có dạng \(i = 3\cos (100\pi t)(A)\) . Tính tổng trở toàn mạch.
- A. \(30\Omega \)
- B. \(40\Omega \)
- C. \(50\Omega \)
- D. \(60\Omega \)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 42421
Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm một điện trở thuần R = 80W, một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 64mH và một tụ điện có điện dung \(C = 40\mu F\) mắc nối tiếp. Tính tổng trở của đoạn mạch. Biết tần số của dòng điện f = 50Hz.
- A. \(50\Omega \)
- B. \(80\Omega \)
- C. \(100\Omega \)
- D. \(90\Omega \)
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 42429
Cho mạch điện không phân nhánh gồm R = 100\(\sqrt 3 \)W, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C =10-4 /2p (F). Đặt vào 2 đầu mạch điện một hiệu điện thế u = 100\(\sqrt 2 \)cos 100p t. Biết hiệu điện thế ULC = 50V ,dòng điện nhanh pha hơn hiệu điện thế. Tìm giá trị của L ?
- A. 0,001H
- B. 0,420H
- C. 0,324H
- D. 0,318H
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 42445
Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_0}\cos \left( {120\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\,\,V\) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L = \frac{1}{{6\pi }}H\) Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là \(40\sqrt 2 V\) thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là 1A . Biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm là
- A. \(i = 3\sqrt 2 \cos \left( {120\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\,\,A\)
- B. \(i = 3\cos \left( {120\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\,\,A\)
- C. \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {120\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\,\,A\)
- D. \(i = 2\cos \left( {120\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\,\,A\)