Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 60700
Theo Đacuyn, hình thành loài mới diễn ra theo con đường
- A. cách li địa lí
- B. cách li sinh thái
- C. chọn lọc tự nhiên
- D. phân li tính trạng
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 60703
Nhóm sinh vật nào dưới đây có nhiệt độ cơ thể không biến đổi theo nhiệt độ môi trường?
- A. Lưỡng cư
- B. Cá xương
- C. Thú
- D. Bò sát
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 60709
Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 so với sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)
- A. 0,57%
- B. 0,92%
- C. 0,0052%
- D. 45,5%
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 60718
Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong vì nguyên nhân chính là:
- A. sức sinh sản giảm
- B. mất hiệu quả nhóm
- C. gen lặn có hại biểu hiện
- D. không kiếm đủ ăn
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 60730
Theo Đácuyn, cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các
- A. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
- B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
- C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh
- D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 60744
Tuổi quần thể là:
- A. tuổi thọ trung bình của cá thể
- B. tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể
- C. thời gian sống thực tế của cá thể
- D. thời gian quần thể tồn tại ở sinh cảnh
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 60794
Dòng năng lượng trong các hệ sinh thái được truyền theo con đường phổ biến là
- A. năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật dị dưỡng → năng lượng trở lại môi trường
- B. năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật sản xuất → năng lượng trở lại môi trường
- C. năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật ăn thực vật → năng lượng trở lại môi trường
- D. năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật ăn động vật → năng lượng trở lại môi trường
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 60805
Cơ quan tương đồng là những cơ quan
- A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự
- B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau
- C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau
- D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 60814
Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài
- A. động vật bậc cao
- B. động vật bậc thấp
- C. thực vật bậc cao và bậc thấp
- D. động vật có khả năng phát tán mạnh
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 60822
Hoá thạch cổ nhất của người H.sapiens được phát hiện ở đâu?
- A. Châu Phi
- B. Châu Á
- C. Châu Úc
- D. Châu Mỹ
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 60829
Các cực trị của kích thước quần thể là gì?
1. Kích thước tối thiểu.
2. Kích thước tối đa.
3.Kích thước trung bình.
4. Kích thước vừa phải.
Phương án đúng là:
- A. 1, 2, 3
- B. 1, 2
- C. 2, 3, 4
- D. 3, 4
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 60833
Hệ sinh thái là gì?
- A. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
- B. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
- C. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
- D. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 60839
Mọi sinh vật có mã di truyền và thành phần prôtêin giống nhau là chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới thuộc
- A. bằng chứng giải phẫu so sánh.
- B. bằng chứng phôi sinh học
- C. bằng chứng địa lí sinh học
- D. bằng chứng sinh học phân tử
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 60842
Ý nghĩa của hoá thạch là
- A. bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới
- B. bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới
- C. xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất
- D. xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 60850
Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là:
- A. sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế
- B. sự cạnh tranh trong loài chủ chốt
- C. sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế
- D. sự cạnh tranh trong loài đặc trưng.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 60855
Nguyên nhân nào sau đây không làm gia tăng hàm lượng khí CO2 trong khí quyển:
- A. phá rừng ngày càng nhiều
- B. đốt nhiên liệu hóa thạch
- C. phát triển của sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải
- D. sự tăng nhiệt độ của bầu khí quyển
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 60865
Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuổi các sự kiện như sau:
1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n
2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n
3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n
4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội
5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n
- A. 5 → 1 → 4
- B. 4 → 3 → 1
- C. 3 → 1 → 4
- D. 1 → 3 → 4
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 60872
Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào:
- A. cạnh tranh cùng loài
- B. khống chế sinh học
- C. cân bằng sinh học
- D. cân bằng quần thể
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 60875
Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng nầy biểu hiện cho
- A. cách li trước hợp tử.
- B. cách li sau hợp tử
- C. cách li tập tính
- D. cách li mùa vụ
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 60880
Lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng được xây dựng nhằm:
- A. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã
- B. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã
- C. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần thể
- D. mô tả quan hệ dinh dưỡng và nơi ở giữa các loài trong quần xã
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 60890
Dạng người biết chế tạo công cụ lao động đầu tiên là:
- A. Homo erectus
- B. Homo habilis
- C. Nêanđectan
- D. Homo sapiens
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 60898
Điều nào sau đây không đúng với diễn thế nguyên sinh?
- A. Khởi đầu từ môi trường trống trơn
- B. Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng
- C. Không thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định
- D. Hình thành quần xã tương đối ổn định
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 60908
Tiến hoá nhỏ là quá trình
- A. hình thành các nhóm phân loại trên loài
- B. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới
- C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới
- D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 60923
Khí quyển nguyên thuỷ không có (hoặc có rất ít) chất
- A. H2
- B. O2
- C. N2
- D. NH3
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 60932
Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là:
- A. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật trong một vùng hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống
- B. mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật giúp nhau trong các hoạt động sống
- C. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong việc di cư do mùa thay đổi
- D. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 60939
Quần xã sinh vật là
- A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau
- B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau
- C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau
- D. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 60945
Quá trình nào sau đây không trả lại CO2 vào môi trường:
- A. hô hấp của động vật, thực vật
- B. lắng đọng vật chất
- C. sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải
- D. sử dụng nhiên liệu hóa thạch
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 60951
Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là
- A. hình thành các tế bào sơ khai
- B. hình thành chất hữu cơ phức tạp
- C. hình thành sinh vật đa bào
- D. hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như ngày nay
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 60959
Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là:
- A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể
- B. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường
- C. duy trì mật độ hợp lí của quần thể
- D. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 60968
Ao, hồ trong tự nhiên được gọi đúng là:
- A. hệ sinh thái nước đứng
- B. hệ sinh thái nước ngọt
- C. hệ sinh thái nước chảy
- D. hệ sinh thái tự nhiên