Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 24 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo) giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Bài tập 1 trang 71 SGK Sinh học 9
Trường hợp nào đúng khi nói về hiện tượng đa bội hoá và thể đa bội:
a) Đa bội hoá là hiện tượng đột biến số lượng ở tất cả các cặp NST, có bộ NST trong tế bào sinh dưỡng là bội số của n (3n, 4n, 5n…).
b) Cơ thể mang các tế bào có bộ NST là bội số của n được gọi là thể đa bội.
c) Thể đa bội chỉ xuất hiện trong tự nhiên, không có ở các vật nuôi, cây trồng.
d) Thể đa bội có khả năng làm tăng đồng hoá, làm kích thước biến đổi và tăng sức chống chịu của sinh vật đối với điều kiện bất lợi.
-
Bài tập 2 trang 71 SGK Sinh học 9
Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân không bình thường như thế nào?
-
Bài tập 3 trang 71 SGK Sinh học 9
Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường hay qua những dấu hiệu gì? Có thể ứng dụng các đặc điểm của chúng trong chọn giống cây trồng như thế nào?
-
Bài tập 13 trang 56 SBT Sinh học 9
Thể dị bội là những biến đổi vể số lượng NST thường -
A. một cặp NST.
B. một số cặp NST.
C. một hay một số cặp NST.
D. tất cả các cặp NST.
-
Bài tập 14 trang 56 SBT Sinh học 9
Cơ chế phát sinh các giao tử: (n - 1) và (n + 1) là do
A. một cặp NST tương đồng không được nhân đôi.
B. thoi phân bào không được hình thành.
C. cặp NST tương đồng không xếp song songở kì giữa I của giảm phân.
D. cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảm phân.
-
Bài tập 15 trang 56 SBT Sinh học 9
Các thể dị bội nào sau đây hiếm được tạo thành
A. Thể không nhiễm và thể bốn nhiễm.
B. Thể không nhiễm và thể một nhiễm.
C. Thể không nhiễm và thể ba nhiễm.
D. Thể một nhiễm và thể ba nhiễm.
-
Bài tập 18 trang 57 SBT Sinh học 9
Điều nào không đúng với ưu điểm của thể đa bội so với thể lưỡng bội?
A. Cơ quan sinh dưỡng lớn hơn.
B. Độ hữu thụ kém hơn.
C. Phát triển khoẻ hơn.
D. Có sức chống chịu tốt hơn.
-
Bài tập 19 trang 57 SBT Sinh học 9
Thể đa bội thường gặp ở
A. động vật không có xương sống.
B. thực vật.
C. vi sinh vật.
D. động vật có xương sống.
-
Bài tập 20 trang 57 SBT Sinh học 9
Ở cà chua (2n = 24 NST), số NST ở thể tứ bội là
A. 25 B. 27.
C. 36. D. 48.
-
Bài tập 21 trang 57 SBT Sinh học 9
Cơ thể tứ bội được tạo thành không phải do
A. NST ở tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li.
B. NST ở hợp tử nhân đôi nhưng không phân.li.
C. sự tạo thành giao tử 2n từ thể lưỡng bội và sự thụ tinh của hai giao tử này.
D. sự thụ tinh của hai giao tử 2n thuộc hai cá thể khác nhau.
-
Bài tập 22 trang 57 SBT Sinh học 9
Đặc điểm nào dưới đây không có ở thể tự đa bội?
A. Quá trình tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ.
B. Kích thước tế bào lớn hơn tế bào bình thường.
C. Phát triển khoẻ, chống chịu tốt.
D. Tăng khả năng sinh sản.
-
Bài tập 23 trang 58 SBT Sinh học 9
Thể đa bội nào sau đây dễ tạo thành hơn qua giảm phân và thụ tinh?
A. Giao tử n kết hợp với giao tử 2n tạo hợp tử 3n.
B. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 2n tạo hợp tử 4n.
C. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 3n tạo hợp tử 5n.
D. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 4n tạo hợp tử 6n.
-
Bài tập 24 trang 58 SBT Sinh học 9
Trong nguyên phân, những thể đa bội nào sau đây được tạo thành?
A. 3n, 4n. B. 4n, 5n.
C. 4n, 6n. D. 4n, 8n.
-
Bài tập 25 trang 58 SBT Sinh học 9
Vì sao thể đa bội ở động vật thường hiếm gặp?
A. Vì quá trình nguyên phân luôn diễn ra bình thường.
B. Vì quá trình giảm phân luôn diễn ra bình thường.
C. Vì quá trình thụ tinh luôn diễn ra giữa các giao tư bình thường.
D. Vì cơ chế xác định giới tính bị rối loạn, ảnh hưởng tới quá trình sinh sản.
-
Bài tập 26 trang 58 SBT Sinh học 9
So với thể dị bội thì thể đa bội có giá trị thực tiễn hơn như
A. cơ quan sinh dưỡng lớn hơn.
B. khả năng tạo giống tốt hơn.
C. khả năng nhân giống nhanh hơn.
D. ổn định hơn về giống.