YOMEDIA
NONE

Bài tập 2 trang 227 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Giải bài 2 tr 227 sách GK Sinh lớp 12 Nâng cao

Có mấy dạng biến động số lượng của quần thể? Hãy nêu nguyên nhân của các dạng biến động đó.

ADSENSE

Hướng dẫn giải chi tiết bài 2

Phụ thuộc vào tác động của các nhân tố môi trường, biến động số lượng cá thể được chia thành 2 dạng: biến động không theo chu kì và theo chu kì

* Biến động không theo chu kì

Biến động số lượng không theo chu kì gây ra do các nhân tố ngẫu nhiên như bão, lũ lụt, cháy, khai thác quá mức...

Những nguyên nhân ngẫu nhiên do không kiểm soát được thường nguy hại cho đời sống của các loài, nhất là những loài có vùng phân bố hẹp và kích thước quần thể nhỏ

* Biến động theo chu kì:

Biến động theo chu kì gây ra do các yếu tố hoạt động của chu kì: chu kì ngày đêm, chu kì mùa hay chu kì thủy triều...

- Chu kì ngày đêm: Đây là hiện tượng phổ biến của các loài sinh vật có kích thước nhỏ và tuổi thọ thấp. Ví dụ: số lượng cá thể của các loài thực vật nổi tăng vào ban ngày, giảm vào ban đêm. Ngược lại số lượng cá thể của các loài động vật nổi lại tăng vào ban đêm, giảm vào ban ngày do chúng sinh sản tập trung vào ban đêm.

- Chu kì tuần trăng và hoạt động của thủy triều:

+ Rươi sống ở ven biển Bắc Bộ đẻ rộ nhất vào các ngày thuộc pha trăng khuyết, sau rằm tháng 9 và pha trăng non đầu tháng 10 âm lịch làm cho kích thước quần thể tăng vọt vào các thời điểm đó. Do vậy cư dân ven biển mới có câu "tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mông 5"

- Số lượng cá thể của đàn suột (Leresthes tenuis) ở ven biến Calinoocfonia tăng, liên quan đến sự sinh sản của dàn bố mẹ theo con nước triều. Các chỉ đẻ trứng trên bãi cát đỉnh triều vào con nước cường trogn tháng, trùng với đêm không trăng. Trứng được vùi trong cát. Sau đúng 14 ngày vào đêm trăng tròn của tháng con nước cường lần thứ 2 tràn đến cũng là lúc trứng nở, các con theo dòng triều ra biển

- Chu kì mùa: Trong năm xuân hè là thời gian thuận lợi nhất cho sinh sản và phát triển của các loài động vật và thực vật, nhất là những loài sống ở vùng ôn đới; còn mùa đông do điều kiện sống khó khăn (nhiệt độ và độ ẩm thấp nguồn thức ăn khan hiếm), mức tử vong cao. Do vậy kích thước quần thể biến đổi một cách tương ứng, tạo nên sự biến động theo mùa. Ví dụ, trong mùa hè và mùa đông có sự tăng giảm số lượng cá thể của các loài thực vật, nhiều loài côn trùng, ếch nhái, cá, chim,...

- Chu kì nhiều năm: Sự biến động số lượng theo chu kì nhiều năm, thậm chí sự biến động đó xảy ra một cách tuần hoàn, có thể quan sát thấy nhiều loài chim, thú sống ở phương Bắc. Sự biến động số lượng của thỏ ở rừng Bắc Mĩ và linh miêu với chu kì 9-10 năm. Loài chuột thảo nguyên (Lemmus Lemmus) có chu kì biến động số lượng cá thể 3-4 năm.

-- Mod Sinh Học 12 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 2 trang 227 SGK Sinh học 12 Nâng cao HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF