Phần hướng dẫn soạn bài gợi ý cách trả lời các câu hỏi cụ thể giúp các em có cái nhìn khái quát về bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ trong quá trình chuẩn bị bài, củng cố và nắm vững hơn kiến thức trọng tâm của bài học.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Bài thơ nói về vẻ đẹp mùa xuân với những hình ảnh, màu sắc hài hòa và sinh động. Cảm xúc của tác giả trước cảnh xuân của đất nước
- Niềm tin của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam. Âm thanh mùa xuân vang lên từ sự vất vả khó khăn, Đất nước ta luôn đứng vững trên mọi bầu trời.
- Lời ước nguyện khiêm nhường, âm thầm và lặng lẽ của tác giả muốn tô điểm và cống hiến cho cuộc đời
1.2. Nghệ thuật
- Thể thơ năm chữ, gần với các nàn điệu dân ca.
- Bài thơ giầu nhạc điệu, âm hưởng nhẹ nhàng, thiết tha
- Kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị, hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng khái quát.
- Câu từ chặt chẽ, sự phát triển tự nhiên của hình ảnh mùa xuân với các phép tu từ đặc sắc.
2. Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ
Câu 1: Đọc nhiều lần bài thơ và tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài (gợi ý: từ cảm xúc về thiên nhiên, đất nước dẫn đến suy nghĩ, ước nguyện của tác giả). Từ việc nhận ra mạch cảm xúc, hãy nêu bố cục của bài thơ.
- Bố cục bài thơ gồm 4 khổ:
- Khổ 1 (đoạn 1): Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời
- Khổ 2 (đoạn 2, đoạn 3): Mùa xuân của đất nước
- Khổ 3 (đoạn 4, đoạn 5): Lời nguyện ước chân thành, tha thiết của nhà thơ.
- Khổ 4 (đoạn 6): Lời ca ngợi quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế
Câu 2: Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đã được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong hai khổ thơ đầu? Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước như thế nào?
- Hình ảnh:
- Dòng sông xanh
- Bông hoa tím biếc
- Tiếng chim chiền chiện
- Những giọt long lanh rơi
- “Giọt long lanh” có thể là giọt sương nhưng cũng có thể là giọt âm thanh. “Giọt long lanh” mang hơi mát của mưa,của thời gian và của tiếng chim. Nó thật gần gũi thật đáng nâng niu.
- Không khí mùa xuân rộn ràng náo nức, tác giả nhắc đến người cầm súng và người ra đồng, họ là hai lực lượng tiêu biểu của đất nước: Chiến đầu và sản xuất.
Câu 3: Phân tích đoạn thơ
“Ta làm con chim hót
...........
Dù là khi tóc bạc”
- “Ta làm” : khẳng định sự tự nguyện mang niềm vui đến cho cuộc đời.
- “Ta làm con chim hót”, “làm cành hoa”, “một nốt trầm”: tác giả khao khát hóa thâm thành những thứ bình dị để làm đẹp cho cuộc đời.
- Đại từ “Ta”: vừa chỉ số ít mang sắc thái trang trọng, kiêu hãnh, vừa chỉ số nhiều: vừa diễn tả niềm riêng và cái chung.
- “Dù là tuổi hai mươi”, “Dù là khi tóc bạc”: sự cống hiến không kể tuổi tác.
- “Lặng lẽ dâng cho đời”: ước nguyện khiêm nhường, nhỏ bé, thầm lặng.
- Trước mùa xuân của đất trời nhà thơ ước nguyện dâng hiến, góp phần nhỏ cuộc đời mình vào mùa xuân đất nước. Một phần khiêm nhường, nhỏ bé và lặng lẽ của tác giả.
Câu 4: Bài thơ có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gợi cảm, gần gũi với dân ca. Những yếu tố như thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, điệp ngữ,... đã được sử dụng như thế nào để tạo được nhạc điệu ấy?
- Bài thơ là tâm tình của tác giả trước mùa xuân. Tác giả đã nhận ra sự hài hòa của các tầng bậc mùa xuân. Mùa xuân của đất trời, của đất nước, của những người làm nên lịch sử, xuân của mỗi cá nhân.
- Sự thay đổi cách xưng hô, sử dụng cấu trúc điệp, lựa chọn từ ngữ chính xác đã làm cho bài thơ vừa mang tính khái quát vừa mang tính riêng lại vừa chung.
- Hai khổ thơ đầu hay ở sự liên tưởng từ mùa cuân của đất trơi đến mùa xuân của cá nhân. Khổ thơ được nhấn mạnh ở điệp ngữ “ta làm”, “dù là” thể hiện ước nguyện riêng tư của tác giả và cái chung cho mọi người.
Câu 5: Em hiểu thế nào về nhan đề bài thơ? Nêu chủ đề.
- Đề tài mùa xuân là đề tài phong phú cho các thi nhân. Đã có nhiều bài thơ hay về mùa xuân. Thanh Hải đã thành công khi nhận ra “Múa xuân nho nhỏ” và ước nguyện dâng hiến cho đời của bản thân và của mọi người. Hãy làm tiếng chim, làm sắc hoa, làm nốt nhạc hòa vào bản hòa ca mùa xuân bất taạn của đất trời.
- Tâm sự của nhà thơ trước mùa xuân là lặng lẽ dâng cho đời một mùa xuân nho nhỏ của chính cuộc đời mình, làm một mốt trầm xao xuyến trong bản hòa ca vĩ đại của đất nước.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Mùa xuân nho nhỏ để nắm vững những kiến thức cần đạt hơn.
3. Một số bài văn mẫu về bài Mùa xuân nho nhỏ
Là tác phẩm cuối cùng của nhà thơ Thanh Hải, được viết vào tháng 11 - 1980, bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của ông dã diễn đạt cảm hứng đón nhận thanh sắc, đất trời mùa xuân, cảm nhận đầy tự hào về bước đi lên thanh xuân cúa đất nước. Đồng thời, bài thơ cũng là một tâm nguyện dâng hiến sức xuân trong cuộc sống cách mạng của đất nước. Để nắm được nội dung bài học cũng như viết hoàn chỉnh bài văn viết về tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
4. Hỏi đáp về bài Mùa xuân nho nhỏ
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.