1. Tóm tắt nội dung
Để làm một bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí cần có bố cục ba phần.
- Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ.
- Thân bài
- Giải thích câu tục ngữ (Nghĩa đen, nghĩa bóng).
- Nhận định, đánh giá.
- Luận điểm 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lí (Bằng cách giải thích các từ ngữ, các khái niệm..)
- Luận điểm 2: Phân tích các mặt đúng của tư tưởng đạo lí (Dùng dẫn chứng từ cuộc sống và văn học để chứng minh)
- Luận điểm 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng đạo lí (Dùng dẫn chứng từ cuộc sống và văn học để chứng minh)
- Luận điểm 4: Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí đã nghị luận.
- Kết bài: Khái quát lại vấn đề cần nghị luận.
- Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức từ tư tưởng đạo lí đã nghị luận
2. Hướng dẫn luyện tập
Lập dàn bài cho đề: Tinh thần tự học
a. Mở bài
-
Trong nhà trường, ngoài việc tiếp thu kiến thức do các thầy cô truyền đạt, người học sinh cần có biện pháp mới có thể giỏi được.
-
Một trong số những biện pháp có kết quả là phương pháp tự học.
b. Thân bài
-
Giải thích
-
"Tự học" nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
-
Tự học" là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.
-
- Chứng minh: Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng
- Phê phán: Những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học, lười học.
- Đánh giá:
- Việc tự học ở nhà của người học sinh thường là soạn bài,làm bài, học bài, xem trước bài mới.
- Người học lên kế hoạch cho mình, học vào lúc nào, học những gì? Cài gì trước, cái gì sau.
- Học sinh chuẩn bị bài trước khi vào lớp sẽ dễ hiểu hơn,sẽ trả lời được các câu hỏi của thầy cô đặt ra, đồng thời tạo ra hứng thú hơn trong việc học.
- "Tự học" là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.
- "Tự học" là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
- Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.
- Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.
c. Kết bài
-
Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.
-
Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.
-
Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo bài giảng Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) để nắm vững kiến thức hơn.
3. Hỏi đáp về bài Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Qua tác phẩm " Chuyện người con gái Nam Xương" và "Truyện Kiều", em hiểu gì về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ?
-
Hình ảnh đất nước và con người qua Lặng lẽ Sa Pa, Những ngôi sao xa xôi...
Cảm nhận của em về hinh anh đất nước và con người qua cac tác phẩm: lặng lẽ Sa pa, nhung ngôi sao xa xôi, mua xuan nho nhỏ ,sang thu
-
Phân tích Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương
Đề: Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở truyện người con gái nam xương của Nguyễn Dữ
-
Bàn luận về Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta...
Trong tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao, nhân vật ông giáo có suy nghĩ:
"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận."
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bày thành một đoạn văn.
-
Bàn luận về Vũ Nương là một người giàu lòng tự trọng...
Viết một bài văn: " Vũ Nương là một người giàu lòng tự trọng và lòng vị tha ''. Ý kiến của em về nhận định trên,
-
Bàn luận về Vũ Nương là người vợ hiền, dâu thảo
" Vũ Nương là người vợ hiền, dâu thảo''. Ý kiến của em về nhận định trên,.