YOMEDIA
NONE

Những cái nhìn hạn hẹp - Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Trong cuộc sống, để có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh, chúng ta phải biết học hỏi thêm về thế giới bên ngoài, những người chỉ hiểu biết hạn chế, chủ quan sẽ trở nên tụt hậu và không thể thành công. Bài học Những cái nhìn hạn hẹp thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức bổ ích về vấn đề trên thông qua hai truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếngThầy bói xem voi. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Khái quát về thể loại truyện ngụ ngôn

- Truyện ngụ ngôn là những truyện kể ngắn gọn, hàm súc, bằng văn xuôi hoặc văn vần. Truyện thường đưa ra bài học về cách nhìn sự việc, cách ưng xử của con người trong cuộc sống. 

- Đề tài trong truyện ngụ ngôn: thường là những vấn đề đạo đức hay những cách ứng xử trong cuộc sống. 

- Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là loài vật, đồ vật hoặc con người. Các nhân vật hầu như không có tên riêng, thường được người kể chuyện gọi bằng danh từ chung như: rùa, thỏ, sói, cừu, cây sậy, thầy bói, bác nông dân, ...Từ suy nghĩ, hành động, lời nói của nhân vật ngụ ngôn, người nghe, người đọc có thể rút ra những bài học sâu sắc. 

- Sự kiện (hay sự việc) là yếu tố quan trọng góp phần làm nên câu chuyện. Trong truyện ngụ ngôn, một câu chuyện thường xoay quanh một sự kiện chính. Chẳng hạn, ở truyện Thỏ và rùa, sự kiện chính là cuộc chạy thi giữa hai nhân vật thỏ và rùa. 

- Cốt truyện của truyện ngụ ngôn thường xoay quanh một sự kiện (một hành vi ứng xử, một quan niệm, một nhận thức phiến diện, sai lầm, ... ) nhằm đưa ra bài học hay lời khuyên nào đó. 

- Tình huống truyện là tình thế làm nảy sinh câu chuyện khiến nhân vật bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình. Qua đó, ý nghĩa của câu chuyện được một khơi sâu. Chẳng hạn, tình huống truyện trong Thỏ và rùa là cuộc chạy đua giữa hai con vật và kết quả có tính bất ngờ, làm lộ rõ đặc điểm của mỗi nhân vật và bài học từ câu chuyện. 

- Không gian trong truyện ngụ ngôn là khung cảnh, môi trường hoạt động của nhân vật ngụ ngôn, nơi xảy ra sự kiện, câu chuyện (một khu chợ, một giếng nước, một khu rừng) 

- Thời gian trong truyện ngụ ngôn là một thời điểm, khoảnh khắc nào đó mà sự việc, câu chuyện xảy ra, thường không xác định cụ thể. 

1.1.2. Văn bản 1: Ếch ngồi đáy giếng

a. Xuất xứ

Tác phẩm được in trong Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 10, truyện ngụ ngôn.

b. Thể loại: truyện ngụ ngôn

c. Bố cục 

- Phần 1 (Từ đầu….như một vị chúa tể): Ếch ra vẻ ta đây, kiêu ngạo

- Phần 2 (Còn lại): Cái kết của ếch

d. Tóm tắt tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

Kể về con ếch sống trong cái giếng nhỏ hẹp nên ếch cứ nghĩ bầu trời bằng cái vung, mà nó là chúa tể. Vì thế, khi ra ngoài bầu trời rộng lớn ếch bị con trâu giẫm bẹp.

1.1.3. Văn bản 2: Thầy bói xem voi

a. Xuất xứ

Tác phẩm được in trong Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 10, truyện ngụ ngôn.

b. Thể loại: truyện ngụ ngôn

c. Bố cục 

- Phần 1 (Từ đầu …. thầy thì sờ đuôi): giới thiệu việc năm ông thầy bói xem voi

- Phần 2 (Tiếp theo…. như cái chổi sể cùn): Các thầy bói xem voi và phán về hình thù con voi

- Phần 3 (Còn lại): Kết quả việc xem voi

d. Tóm tắt tác phẩm Thầy bói xem voi

Kể về việc năm ông thầy bói mù rủ nhau đi xem con voi. Mỗi người sờ một bộ phận. Vì thế, mỗi người có một cách miêu tả về con voi khác nhau. Không ai chịu thua ai dẫn đến đánh nhau.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Văn bản 1: Ếch ngồi đáy giếng

a. Tình huống truyện

- Một con ếch sông lâu ngày trong giếng:

+ Cái giếng nhỏ bé chật hẹp

+ Miệng giếng nhỏ bằng cái vung

+ Nên ếch nghĩ bầu trời nhỏ bé

+ Các con vật sống chung nhỏ bé ếch nhái, cua, ốc bé nhỏ

+ Ếch cho mình là lớn nhất

- Ếch kêu ngạo, ra vẻ ta đây

Con ếch tự đắc nghĩ mình là lớn nhất trong cái giếng

- Khi được ra ngoài bầu trời rộng lớn:

+ Ếch vẫn giữ thói huênh hoang, tự đắc

+ Ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi

+ Nhâng mắt lên trời xanh

- Cuối cùng bị con trâu dẫm bẹp

→ Cái kết đáng cho kẻ có hiểu hiểu biết hạn hẹp nhưng lại cho mình là to lớn.

Con ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi bị con trâu dẫm bẹp

b. Bài học cuộc sống

-  Phê phán sự hiểu biết hạn hẹp của một bộ phận người:

+ Thế giới này kiến thức là vô tận, con người khó có thể khám phá hết

+ Con người luôn phải nâng cao, trau dồi hiểu biết của mình

+ Có thể bạn to lớn với môi trường mình đang sống, nhưng với môi trường khác thì không hẳn

- Không nên kêu ngạo, chủ quan, nếu không sẽ lãnh giá đắt.

1.2.2. Văn bản 2: Thầy bói xem voi

a. Tình huống truyện

Năm thầy rủ nhau đi xem voi

- Năm ông thầy bói mù chưa biết con voi như thế nào

- Họ rủ nhau đi xem voi:

+ Mỗi người được sờ một bộ phận khác nhau

+ Vòi, ngà, tai,chân, đuôi

- Vì chưa từng biết về voi trước đó

- Năm người có những phán xét về voi khác nhau

+ Người sờ vòi cho rằng voi sun sun như con đỉa

+ Thầy sờ ngà thì bác bỏ voi chần chẫn như đòn càn

+ Đối với thầy sờ tai thì cảm nhận voi bè bè như quạt thóc

+ Thầy sờ chân thì miêu tả giống như cái cột đình

+ Người cuối cùng sờ đuôi thì cho rằng nó như cái chổi sể cùn

- Mỗi người có ý kiến khác nhau, không ai chịu ai gây gỗ lẫn nhau

→ Đây là cái kết của việc chỉ xem xét sự việc một chiều, không xét trước sau.

b. Bài học cuộc sống

- Đưa ra bài học sâu sắc về cách ứng xử của con người trong cuộc sống

+ Khi đánh giá một sự vật, hiện tượng cần quan sát toàn diện, dựa trên tổng thể

+ Tránh đưa ý kiến chủ quan, hạn chế  để đánh giá tổng thể

- Thận trọng trước những lời đánh giá, nhận xét để tránh những sai lầm

- Để đánh giá sự vật, hiện tượng cần kết hợp giữa nhiều yếu tố: Nghe, nhìn, cảm nhận tuyệt đối không kết luận vội vàng, phiến diện, chủ quan

- Phải học cách lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác để tiến bộ

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Truyện Ếch ngồi đáy giếng: Phê phán cách nhìn thế giới hạn hẹp của ếch, chỉ vì huênh hoang, kiêu ngạo nên phải chịu kết cục bi thảm

- Truyện Thầy bói xem voi: Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện

1.3.2. Về nghệ thuật

- Ngôn từ bình dị, gần gũi

- Lối viết hấp dẫn, thú vị

Bài tập minh họa

Bài tập: Đọc lại hai truyện ngụ ngôn trong văn bản Những cái nhìn hạn hẹp, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời các câu hỏi:

a. Em có suy nghĩ gì về chi tiết “ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ như một cái vung ... chúa tể” ?

b. Cách xem voi của các thầy có gì đặc biệt?

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ hai truyện ngụ ngôn trong văn bản Những cái nhìn hạn hẹp, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

- Kết hợp trải nghiệm, hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi:

a. Chi tiết “ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ như một cái vung ... chúa tể”:

+ Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà huyênh hoang 

+ Khuyên chúng ta cần cố gắng mở rộng tầm hiểu biết

b. Cách xem voi của các thầy đặc biệt:

+ Các thầy là những người mù

+ Mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của voi nhưng họ đều tưởng đã biết tất cả

Lời giải chi tiết:

a. Chi tiết “ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ như một cái vung ... chúa tể” khiến ta rút ra bài học hoàn cảnh sống ở nơi nhỏ bé, hạn hẹp, không được tiếp xúc với bên ngoài nên khiến ếch ngạo mạn, chủ quan từ đó phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà huyênh hoang và khuyên chúng ta cần cố gắng mở rộng tầm hiểu biết không được chủ quan, kiêu ngạo.

b. Cách xem voi của các thầy đặc biệt:

Vì mù nên các thầy không thấy được cả con voi mà mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của voi nhưng họ đều tưởng đã biết tất cả. Khi họ phán về những bộ phận của voi mà họ sờ được đều rất đúng, họ đã dùng lối so sánh ví von để diễn tả về bộ phận.

Lời kết

- Học xong bài Những cái nhìn hạn hẹp, các em cần:

+ Phân tích được tình huống của các truyện ngụ ngôn

+ Hiểu được ý nghĩa của từng truyện trong văn bản

Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Qua bài Những cái nhìn hạn hẹp, người đọc có những trải nghiệm lí thú thông qua hai câu chuyện ngụ ngôn, từ đó hiểu hơn về ý nghĩa của việc mở rộng tầm hiểu biết, tránh đánh giá sự việc một cách chủ quan. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Những cái nhìn hạn hẹp Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Những cái nhìn hạn hẹp Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Những cái nhìn hạn hẹp đã cho người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của kiến thức trong cuộc sống thông qua cái kết của con ếch kiêu ngạo và sự đánh giá chủ quan của các thầy khi đi xem voi. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON