YOMEDIA

Phân tích truyện Thầy bói xem voi

Tải về
 
NONE

Phân tích truyện Thầy bói xem voi là một trong những dạng đề tập làm văn các em thường gặp khi tìm hiểu về truyện ngụ ngôn cùng tên này. Với bố cục bài soạn gồm 3 phần: sơ đồ tư duy, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu phân tích truyện Thầy bói xem voi, Học247 hi vọng các em có thêm tư liệu tham khảo khi viết văn. Chi tiết bài soạn mẫu, các em có thể tham khảo dưới đây. Ngoài ra, các em có thể tham khảo bài giảng Thầy bói xem voi để nắm vững những kiến thức cần đạt khi học văn bản này.

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu chung:
    • Truyện ngụ ngôn
    • Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi đem lại cho người đọc những bài học bổ ích.

2. Thân bài

  • Nêu tóm lược truyện Thầy bói xem voi: truyện kể về năm ông thầy bói nhân lúc rảnh rỗi đã cùng góp tiền để xem voi.
  • Diễn tiến câu chuyện:
    • Trước khi xem voi
      • Các thầy bói rảnh rỗi vì không có khách nào vào xem.
      • Thầy nào cũng chưa được biết hình thù của con voi ra sao.
      • Bỗng có dân tình kháo nhau có người đang dắt voi đi ngang qua làng.
      • Năm thầy cùng chung tiền vào đưa cho người quả voi để được xem voi.
    • Khi được xem voi và đưa ra nhận xét
      • Thầy thứ nhất sờ vòi và phán “tôi tưởng con voi thế nào chứ hóa ra nó cũng sun sun như con đỉa thôi”.
      • Thầy thứ hai sờ ngà và phán “tôi thấy nó đâu có như con đỉa, nó dài dài cứng cứng như cái đòn càn”.
      • Thầy thứ ba sờ tai thì phán “không phải, nó bè bè như là cái quạt thóc”.
      • Thầy thứ tư sờ chân voi và phán “các ông đều sai hết, nó sừng sững như là cái cột đình vậy”.
      • Thầy thứ năm sờ đuôi và phán “bốn ông chả ai nói đúng cả, tôi thấy nói tua tủa như là cái chổi sể cùn”.
  • Kết thúc truyện: Năm ông thầy mỗi người một ý, không ai chịu nhường ai nên nhảy vào cãi lộn rồi xô xát đến mức sứt đầu mẻ trán.
  • Nêu lên bài học:
    • Không lấy cái bộ phận thay cho toàn thể.
    • Cần phải biết lắng nghe vàkết hợp ý kiến của người khác với cá nhân để có được một cái nhìn chính xác, toàn diện và đầy đủ nhất.
    • Khi xem xét một sự vật/ sự việc cần kết hợp các giác quan (tai nghe, mắt thấy,…)

3. Kết bài

  • Nêu nhận xét về câu chuyện: câu chuyện với cách tạo dựng tình huống đặc sắc đã đem lại tiếng cười vui vẻ cho người đọc.
  • Rút ra bài học cho bản thân:
    • Cần thận trọng khi xem xét, đánh giá các sự việc, hiện tượng trong đời sống.
    • Cần có cái nhìn đa diện, nhiều chiều để tránh những sai lầm đáng tiếc.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích truyện Thầy bói xem voi

Gợi ý làm bài:

Mỗi truyện ngụ ngôn luôn hàm chứa những bài học sâu sắc mà ông cha muốn gửi gắm lại cho thế hệ sau. Nếu như truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng khuyên chúng ta không được huênh hoang, kiêu ngạo phải luôn trau dồi kiến thức bản thân thì truyện Thầy bói xem voi lại đem đến cho người đọc những bài học bổ ích khác: khi xem xét sự vật hiện tượng cần có cái nhìn toàn diện, tránh cách đánh giá vấn đề phiến diện, một chiều.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng xem tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Qua cách tạo dựng tình huống huống đặc sắc, truyện Thầy bói xem voi trước hết đã đem lại tiếng cười vui vẻ cho người đọc. Nhưng đằng sau tiếng cười ấy, chúng ta còn tự rút ra bài học cho riêng mình về cách xem xét các sự việt, hiện tượng trong cuộc sống. Phải luôn có cái nhìn đa diện, nhiều chiều khi nhìn nhận bất cứ vấn đề gì, tránh cái nhìn một chiều dẫn đến đánh giá sai vấn đề.

 

Trên đây là văn mẫu của đề văn Phân tích truyện Thầy bói xem voi do Học247 biên soạn. Ngoài ra, các em cũng có thể ham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON