YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 41 - Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Các em sẽ được khám phá kiến thức về khái niệm, tác dụng và những ví dụ chi tiết của dấu chấm lửng trong bài học Thực hành tiếng Việt trang 41 thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây. Từ đó, vận dụng vào làm bài tập tốt hơn. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm dấu chấm lửng

Dấu chấm lửng được kí hiệu bởi ba dấu chấm (...), còn gọi là dấu ba chấm, là một trong những loại dấu câu thường gặp trong văn viết. 

1.2. Tác dụng của dấu chấm lửng

Dấu chấm lửng có các công dụng: 

+ Biểu đạt ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết khi kết hợp với dấu phẩy đứng trước nó. 

Ví dụ:

Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội thoăn thoắt leo lên thân cây chuối rất trơn vì đã bôi mỡ. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên...

(Minh Nhương, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

+ Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngùng, ngắt quãng. 

Ví dụ: 

Bởi vì ...bởi vì ...(San cúi mặt và bỏ tiếng Nam, dùng tiếng Pháp) người ta lừa dối anh. 

(Nam Cao, Sống mòn

+ Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. 

Ví dụ: 

Thầy Lí cũng xòe năm ngón tay trái úp lên trên ngón tay mặt nói: 

- Tao biết mày phải ...nhưng nó lại phải ...bằng hai mày. 

(Trương Chính – Phong Châu, Nhưng nó phải bằng hai mày

+ Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt. 

Ví dụ: 

Nước từ trên núi Tiên giội như thác, trắng xóa, qua suối Cộc xóm Đông tràn sang suối xóm Tây rồi dồn về suối xóm Trại chúng tôi [ ...] Trẻ con chúng tôi la ó, té nhau, reo hò. 

(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng

+ Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng: 

Ví dụ:

Ò ...ó ...o ...

(Trần Đăng Khoa, Ò ...ó ...o

Bài tập minh họa

Bài tập: Nêu tác dụng của dấu chấm lửng trong các ví dụ dưới đây

a. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi liệng lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén…

b. Thầy Ha men đứng trên bục, người tái nhợt. Chưa bao giờ tôi cảm thấy thầy lớn lao đến thế…

c.

Đến nay tháng sáu

Chợt nghe tin nhà

Ra thế

Lượm ơi!...

d. Chúng tôi chạy ùa ra, con cắt còn ngắc ngoải. Bây giờ tôi mới tận mắt nhìn thấy con cắt…

Hướng dẫn giải:

Dựa vào nội tác dụng của dấu chấm lửng để phân tích

Lời giải chi tiết:

Tác dụng của dấu chấm lửng:

a. Dấu chấm lửng thể hiện còn nhiều sự vật khác, sự việc khác chưa liệt kê hết

b. Dấu chấm lửng thể hiện sự xúc động của học trò trước hình ảnh của thầy Ha men trong buổi học cuối cùng

c. Dấu chấm lửng diễn tả nỗi đau kéo dài khi nghe tin Lượm hi sinh

d. Sự ngạc nhiên khi lần đầu tiên thấy chim cắt của nhân vật “tôi”

Lời kết

- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 41, các em cần:

+ Nắm được khái niệm và tác dụng của dấu chấm lửng

+ Vận dụng giải bài tập về dấu chấm lửng cụ thể

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41 Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 41 sẽ giúp các em có thêm kiến thức về khái niệm, tác dụng của dấu chấm lửng. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 41 Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF