YOMEDIA

Phân tích truyện Ếch ngồi đáy giếng

Tải về
 
NONE

Ếch ngồi đáy giếng là một câu chuyện ngụ ngôn của Việt Nam được nhiều thế hệ người Việt ưa thích. Bên cạnh đem lại tiếng cười cho người đọc, người nghe, truyện ngụ ngôn này còn ngụ ý một bài học sâu sắc: không nên có lối sống cao ngạo, thiển cận. Vậy với đề bài Phân tích truyện Ếch ngồi đáy giếng, Học247 đã biên soạn một bài văn mẫu bao gồm 3 nội dung chính: sơ đồ gợi ý tóm tắt, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng với bài văn mẫu này, các em sẽ có thêm một tư liệu để tham khảo khi lập dàn ý và viết bài văn hoàn chỉnh về dạng bài này. Chi tiết bài văn mẫu, các em có thể tham khảo dưới đây. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Ếch ngồi đáy giếng để nắm vững hơn kiến thức về văn bản này.

ADSENSE
YOMEDIA

A. Sơ đồ gợi ý tóm tắt

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về ngụ ngôn.
    • Ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ … làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện của con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí.
  • Giới thiệu khái quát về truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.
    • Ếch ngồi đáy giếng là một câu chuyện quen thuộc, chứa đựng bài học sâu sắc về cách làm người.

2. Thân bài

  • Kể tóm tắt lại phần đầu câu chuyện: Truyện Ếch ngồi đáy giếng là một câu chuyện kể về một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nhỏ cùng với những loài vật như nhái, cua, ốc. Vì sống lâu ngày trong giếng và bị tách biệt với thế giới bên ngoài nên ếch ta rất kiêu ngạo. Sự kiêu ngạo của ếch được thể hiện qua việc: “Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật bé nhỏ kia rất hoảng sợ”.
  • Phân tích ý nghĩ tự cho mình là nhất của chú ếch.
    • Vì sống lâu ngày trong một không gian hẹp cùng các loài sinh vật bé nhỏ nên ếch nghĩ mình là chúa tể, những con vật xung quanh đều phải khiếp sợ nó. Với ý nghĩ đó, ếch tự cho mình là nhất, không có một loài vật nào có thể chế ngự được nó. Và trong suy nghĩ của nó: trời chỉ bằng cái vung.
    • Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, sự sai lầm này thể hiện qua cái kết của câu chuyện.
  • Kết truyện: nhờ một cơn mưa, nước trong giếng dềnh lên, đưa ếch ta ra ngoài. Ếch được đến với một thế giới rộng lớn hơn, khác hẳn nơi đáy giếng chật hẹp kia, thế nhưng tính cách của ếch chưa bao giờ thay đổi. Nó vẫn muốn được làm chúa tể và huênh hoang đi lại khắp nơi, cất tiếng kêu ộp ộp. Thế nhưng cũng vì kiêu ngạo, không để ý đến xung quanh mà ếch ta đã bị con trâu đi qua dẫm bẹp.
  • Ý nghĩa của kết truyện: vì tính huênh hoang mà ếch ta đã nhận phải một kết cục quá đau lòng.
  • Bài học rút ra:
    • Nhằm khuyên răn mọi người không nên có những lối sống cao ngạo, có cái nhìn thiển cận, không tìm hiểu thế giới bên ngoài.
    • Giáo dục con người sống khiêm tốn, thật thà và phải biết học hỏi thêm về thế giới bên ngoài.
  • Liên hệ thực tế:
    • Trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều người có tính cách tự cao, tự đại.

3. Kết bài

  • Nêu suy nghĩ về truyện: đây là một câu chuyện chứa đựng nội dung sâu sắc, nêu lên bài học quý giá cho mọi người.
  • Rút ra bài học cho bản thân: không nên kiêu căng, tự phụ, khiêm tốn khiêm nhường và luôn học hỏi, trau dồi kiến thức.

C. Bài văn mẫu

Đề bài:  Phân tích truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

Gợi ý làm bài:

Ếch ngồi đáy giếng là một truyện ngụ ngôn rất hóm hỉnh và lí thú. Đồng thời, đây là câu chuyện ngụ ngôn chứa đựng bài học ý nghĩa.

Ếch chỉ là một loài vật bé nhỏ, tầm thường. Nơi sống là đáy giếng, một nơi chật hẹp, tối tăm, khép kín. Mối quan hệ của ếch chỉ là những con vật nhỏ bé, tầm thường: vài con nhái, con cua, con cóc mà thôi. Môi trường sống ấy, quan hệ “cộng đồng” ấy nơi “vương quốc” đáy giếng đã làm cho ếch hợm mình, tự phụ, kiêu căng. Tiếng kêu của ếch chỉ “Ồm ộp” trong đáy giếng, nhưng lũ cua cáy, ốc nhái thì “rất hoảng sợ”. Vì sống lâu ngày trong hoàn cảnh ấy, tật xấu phát triển thành “bệnh” trầm trọng. Điểm nhìn thì thấp bé, nhỏ hẹp. Tầm nhìn thì mù mờ chủ quan. Do đó, nằm ở đáy giếng, ngồi ở đáy giếng mà ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung. Đáng sợ hơn nữa là thái độ sống của ếch rất tự cao, tự đại, nó cho mình “oai như một vị chúa tể”. Ếch đã tự ru ngủ mình trong vương quốc “đáy giếng”, không phải ngày một ngày hai, mà là đã “lâu nay” ở đời, ai có thể “ngủ trên mãi trùng đời chật”. Ếch cũng thế thôi. Một trận mưa to đã làm cho nước giếng dềnh lên tràn bờ. Như một cuộc “mở cửa”. Môi trường sống của ếch đã thay đổi. Từ đáy giếng, ếch bò lên, bơi lên bờ giếng, rồi ếch ra ngoài. Môi trường sống đã thay đổi rộng lớn hơn.

Thế nhưng cách sông của ếch vẫn “quen thói cũ”. Thái độ sống vẫn hợm hĩnh, coi thiên hạ bằng nửa con mắt, “ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu Ồm ộp”. Từ đáy giếng lên bờ giếng và mặt đất, điểm nhìn đã thay đổi, nhưng tầm nhìn, cách nhìn của ếch vẫn như cũ “nó đã nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời”, ếch vẫn “coi trời bằng vung”. Bầu trời bao la thế, mênh mông thế, nhưng đôi với ếch thì vẫn nhỏ bé bình thường.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng đã nêu lên bài học nhân sinh lí thú, sâu sắc về môi trường sống, quan hệ sống, góc nhìn và tầm nhìn, thái độ sống. Khi môi trường sống, quan hệ sống đã thay đổi thì góc nhìn và tầm nhìn phải thay đổi cho phù hợp. Bài học luân lí càng giàu ý nghĩa và thiết thực đó là sự ám chỉ những kẻ sống quẩn quanh, tầm nhìn hạn hẹp thì trí năng tầm thường, kiến thức nông cạn đáng thương! Bài học ngụ ngôn khẽ nhắc mọi người phải khiêm tôn, sáng suốt, không được tự cao, tự đại, hợm mình “coi trời bằng vung”, coi thiên hạ bằng nửa con mắt! Nếu cứ sống theo cách “ếch ngồi đáy giếng” thì có ngày phải trả giá đau đớn. Trong ngôn ngữ dân tộc, “Ếch ngồi đáy giếng” vừa là ngụ ngôn, vừa là thành ngữ.

 

Trên đây là bài soạn văn mẫu Phân tích truyện Ếch ngồi đáy giếng do Học247 biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF