YOMEDIA

Phát biểu cảm nghĩ của em khi đọc truyện Ếch ngồi đáy giếng

Tải về
 
NONE

Phát biểu cảm nghĩ của em khi đọc truyện Ếch ngồi đáy giếng là một dạng đề tập làm văn yêu cầu các em phải có tư duy đọc và phân tích, đánh giá tác phẩm. Với yêu cầu này, Học247 với mục đích cung cấp thêm tư liệu tham khảo cho các em, đã biên soạn một bài văn mẫu về vấn đề này bao gồm 3 nội dung chính: sơ đồ gợi ý tóm tắt, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng với bài văn mẫu Phát biểu cảm nghĩ của em khi đọc truyện Ếch ngồi đáy giếng do Học247 cung cấp, các em sẽ dễ dàng viết một bài văn hoàn chỉnh đúng hướng và đạt được kết quả cao. Chi tiết bài văn mẫu, các em có thể tham khảo dưới đây:

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ gợi ý tóm tắt

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về truyện ngụ ngôn
  • Giới thiệu khái quát về truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng và ấn tượng của bản thân.
    • Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng là một câu chuyện thú vị mà em được đọc trong Sách Giáo Khoa Ngữ văn 6.

2. Thân bài

  • Kể tóm tắt lại phần đầu câu chuyện: Truyện Ếch ngồi đáy giếng là một câu chuyện kể về một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nhỏ cùng với những loài vật như nhái, cua, ốc. Vì sống lâu ngày trong giếng và bị tách biệt với thế giới bên ngoài nên ếch ta rất kiêu ngạo. Sự kiêu ngạo của ếch được thể hiện qua việc: “Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật bé nhỏ kia rất hoảng sợ”.
  • Phân tích ý nghĩ tự cho mình là nhất của ông Ếch trong truyện.
    • Vì sống lâu ngày trong một không gian hẹp cùng các loài sinh vật bé nhỏ nên ông Ếch nghĩ mình là chúa tể , những con vật xung quanh đều phải khiếp sợ nó. Với ý nghĩ đó, ông tự cho mình là nhất, không có một loài vật nào có thể chế ngự được nó. Và trong suy nghĩ của ông: trời chỉ bằng cái vung.
    • Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, sự sai lầm này thể hiện qua cái kết của câu chuyện.
  • Kết truyện: nhờ một cơn mưa, nước trong giếng dềnh lên, đưa lão ta ra ngoài. Lão được đến với một thế giới rộng lớn hơn, khác hẳn nơi đáy giếng chật hẹp kia, thế nhưng tính cách của ông chưa bao giờ thay đổi. Lão vẫn muốn được làm chúa tể và huênh hoang đi lại khắp nơi, cất tiếng kêu ộp ộp. Thế nhưng cũng vì kiêu ngạo, không để ý đến xung quanh mà lão ếch đã bị con trâu đi qua dẫm bẹp.
  • Ý nghĩa của kết truyện: vì tính huênh hoang mà lão ta đã nhận phải một kết cục quá đau lòng.
  • Bài học rút ra:
    • Nhằm khuyên răn mọi người không nên có những lối sống cao ngạo, có cái nhìn thiển cận, không tìm hiểu thế giới bên ngoài.
    • Giáo dục con người sống khiêm tốn, thật thà và phải biết học hỏi thêm về thế giới bên ngoài.
  • Liên hệ thực tế:
  • Trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều người có tính cách tự cao, tự đại.

3. Kết bài

  • Nêu suy nghĩ về truyện: câu chuyện giúp em hiểu sâu sắc hơn về cách sống, cách làm người.
  • Rút ra bài học cho bản thân: liên tục trau dồi kiến thức cho bản thân và tự hoàn chỉnh bản thân mình.

C. Bài văn mẫu

Mỗi người chúng ta là một cá thể tạo nên một xã hội hoàn chỉnh, chúng ta mỗi người đều có trong mình những cái đích đến, mong mình làm được những điều to lớn, cứ ở mãi trong cái sự tù túng mà không tìm cách tiếp xúc với thế giới thì ta sẽ bị gò bó bởi những hạn chế và khó thoát ra được cái tính tự cao, chẳng học thêm được điều gì mới mẻ từ những người khác ta. Thông điệp ấy được truyền tải rõ nhất thông qua câu truyện ngụ ngôn nổi tiếng Ếch ngồi đáy giếng.

Câu chuyện được trình bày với sự dễ hiếu, phong phú về tình tiết, gây sự tò mò cho người đọc hết đoạn này đến đoạn khác kế tiếp diễn ra làm cho câu chuyện đầy sức hấp dẫn. Câu truyện được chia làm ba đoạn rõ ràng: đoạn đầu tác giả dường như hoàn toàn nhập tâm vào vai con ếch để kể về cuộc sống của nó. Để tự nhiên bộc lộ hết trình độ hiểu biết hạn hẹp của chú ếch này khi ngồi ở nơi đáy giếng, kế tiếp đoạn hai của câu truyện chính là lúc chú ếch phải nhận ra bài học đắt giá cho sự kiêu ngạo của mình, hay dường như tác giả cũng kín đáo, khéo léo mà lồng ghép chuyện con người muôn thuở.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Từ bài học này, ông cha muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng thói kiêu ngạo chính là kẻ thù, ngăn cản ta thành công, thậm chí là cái bẫy đưa ta đến vực thẳm, đau đớn. Đế không phải trả giá đắt vì bản tính xấu này, ta cần phải loại bỏ, chấn chỉnh, thay đối mình, không ngừng giữ niềm tin, học tập từ điều mới, cái mới, từ người mới. Là một học sinh ta cần học song song cả nơi trường học, trường đời đế tiến xa hơn trong tương lai, có kiến thức, có tầm nhìn tốt, thái độ đúng mực.

 

Trên đây là bài văn mẫu nêu lên suy nghĩ cũng như rút ra những bài học khi đọc truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm các bài văn mẫu khác liên quan đến câu chuyện này tại đây:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----- 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON