Dưới đây là hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy, lập dàn ý và viết bài văn: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện Thầy bói xem voi. Tư liệu dưới đây được thể hiện một cách chi tiết, ngắn gọn và dễ hiểu nhất dành cho các em. Hi vọng qua tư liệu này, các em sẽ có được những sự tham khảo hữu ích để rèn luyện kĩ năng chọn ý, lập dàn bài và làm bài văn biểu cảm được nhuần nhuyễn và hấp dẫn hơn. Chúc các em thành công, học tập tốt! Ngoài ra, các em có thể tham khảo bài giảng Thầy bói xem voi để nắm vững những kiến thức cần đạt khi học văn bản này.
1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- “Thầy bói xem voi” là truyện ngụ ngôn có nội dung giáo dục thâm thúy dưới hình thức hài hước, gây cười thú vị và hấp dẫn.
- Truyện là bài học thiết thực về cách nhìn nhận, đánh giá con người và sự vật trong cuộc sống hằng ngày.
b. Thân bài
- Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện:
- Năm thầy bói mù ế khách ngồi tán gẫu, thấy có người bảo rằng voi sắp đi qua nên bàn nhau góp tiền biếu quản tượng để được xem voi.
- Diễn biến câu chuyện:
- Năm thầy xúm lại xem voi bằng cách lấy tay sờ.
- Mỗi thầy sờ vào một bộ phận của voi (vòi, chân, tai, ngà, đuôi).
- Mỗi thầy mường tượng ra hình dáng của con voi theo cái mà mình sờ được (sun sun như con đỉa, sừng sững như cột đình, bè bè như quạt thóc, chần chần như đòn càn, tun tủn như chổi sể cùn).
- Ai cũng cho rằng ý kiến của mình là đúng. Cuối cùng, năm thầy bói lao vào đánh nhau toác đầu chảy máu.
c. Kết bài
- Truyện như một màn hài kịch vui nhộn mà chứa đựng ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
- Thành ngữ “Thầy bói xem voi” phê phán hạng người thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái.
Bài văn mẫu
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”.
Gợi ý làm bài
“Thầy bói xem voi” là một truyện ngụ ngôn có nội dung giáo dục rất thâm thúy ẩn chứa dưới hình thức nghệ thuật hài hước thú vị.
Truyện ngụ ngôn là truyện không chỉ có nghĩa đen mả còn hàm chứa nghĩa bóng. Nghĩa bóng là ý nghĩa sâu kín gửi gắm trong truyện, thường là những bài học nhân sinh bổ ích cho con người trong cuộc sống.
“Thầy bói xem voi” kể về cuộc xem voi của năm thầy bói mù và nhận xét. Của từng người về con voi. Sự khác biệt trong nhận thức về hình dáng con voi giữa các thầy bói dẫn đến cuộc tranh luận bất phân thắng bại, thậm chí dẫn tới ẩu đả.
Từ việc chế giễu cách xem voi và nhận xét về voi rất phiến diện của năm ông thầy bói mù, người xưa khuyên chúng ta rằng khi tìm hiểu, xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh thì phải thận trọng, kĩ càng và toàn diện để tránh những đánh giá lệch lạc, sai lầm.
-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --
Dựa trên thực tế mà mình “xem” được, mỗi thầy đều đưa ra nhận xét về hình thu con voi bằng hình thức ví von, so sánh. Điều đó làm cho truyện thêm sinh động và có tác dụng tô đậm sai lầm trong cách xem voi và lời “phán” về voi của các thầy.
Mầu thuẫn càng lúc càng tăng, không ai chịu ai vì người nào cũng cho rằng mình đúng. Tục ngữ có câu: “Trăm nghe không bằng một thấy, Trăm thấy không bằng một sờ”. Ở đây, các thầy đã sờ tận tay, thử hỏi còn sai vào đâu được? Do vậy, việc thầy nào cũng khẳng định rằng mình đúng là có cơ sở. Thầy nào cũng đúng nhưng khổ nỗi chỉ đúng với một bộ phận của con voi chứ không đúng với toàn bộ con voi.
Người xưa thật hóm hỉnh khi để các thầy bói mù xem một con vật khổng lồ là con voi. Các bộ phận của nó ở cách xa nhau (vòi, ngà, tai, chân, đuôi) mà các thầy đều bị mù, Không thể đi lại dễ dàng. Mỗi thầy lại chỉ sờ được có một thứ nên mới dẫn đến chuyện đấu khẩu bất phân thắng bại.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)