Nhằm hỗ trợ các em trong quá trình tổng hợp và ôn tập kiến thức đã học trong suốt một học kì vừa qua, HOC247 đã tổng hợp bài soạn Ôn tập Học kì 2 thuộc sách Cánh Diều dưới đây, các câu trả lời chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức, từ đó áp dụng vào giải các bài tập và làm bài thi. Chúc các em sẽ có được một tiết học thật thú vị nhé!
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Ôn lại kiến thức về văn bản đọc hiểu
- Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp
- Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi
- Gương báu khuyên răn (Bài 43) - Nguyễn Trãi
- Kiêu binh nổi loạn - Ngô gia văn phái
- Người ở bến sông Châu - Sương Nguyệt Minh
- Hồi trống Cổ Thành - La Quán Trung
- Lính đảo hát tình ca trên đảo - Trần Đăng Khoa
- Đi trong hương tràm - Hoài Vũ
- Bản sắc là hành trang - Nguyễn Sĩ Dũng
- Gió thanh lay động cành cô trúc - Chu Văn Sơn
- Đừng gây tổn thương - Ca-ren Ca-xây
1.2. Ôn lại kiến thức về tiếng Việt
- Biện pháp tu từ liệt kê
- Biện pháp tu từ chêm xen
- Các biện pháp tu từ dựa trên quan hệ liên tưởng
- Các biện pháp tu từ dựa trên quan hệ kết hợp
- Lỗi về mạch lạc trong đoạn văn, văn bản
- Lỗi về liên kết trong đoạn văn, văn bản
2. Soạn bài Ôn tập Học kì 2 Ngữ văn 10 tập 2 Cánh Diều
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Câu 1: Hãy kẻ bảng hoặc vẽ sơ đồ về các bài đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản đã học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Tham khảo và hoàn thành bảng sau:
Loại văn bản đã học |
Thể loại hoặc kiểu văn bản |
Tên văn bản |
Văn bản văn học |
|
|
Văn bản nghị luận |
|
|
Trả lời:
Loại văn bản đã học |
Thể loại hoặc kiểu văn bản |
Tên văn bản |
Văn bản văn học |
- Tiểu thuyết lịch sử - Truyện ngắn - Tiểu thuyết lịch sử - Thơ - Thơ - Thơ - Thể cáo - Thơ nôm |
- Kiêu binh nổi loạn - Người ở bến sông Châu - Hồi trống Cổ Thành - Thu hứng – Bài 1 - Tự tình – Bài 2 - Thu điếu - Bình Ngô đại cáo - Bảo kính cảnh giới |
Văn bản nghị luận |
- Nghị luận
- Nghị luận
- Nghị luận - Nghị luận |
- Con phải hơn cha để nhà có phúc - Gió thanh lay động cành cô trúc - Đừng gây tổn thương - Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc |
Câu 2: Nêu tên các văn bản đọc hiểu tiêu biểu cho mỗi thể loại truyện trong sách Ngữ văn 10, tập hai và chỉ ra đặc điểm cơ bản cần chú ý khi đọc mỗi thể loại đó.
Trả lời:
- Tên các văn bản đọc hiểu tiêu biểu cho mỗi thể loại truyện trong sách Ngữ văn 10, tập hai và đặc điểm cơ bản cần chú ý khi đọc mỗi thể loại:
+ Kiêu binh nổi loạn: Truyện tiểu thuyết chương hồi.
+ Hồi trống Cổ Thành: Tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử
Đặc điểm: Tiểu thuyết chương hồi là sự phân chia tác phẩm thành những hồi khác nhau. Mỗi hồi đều có tiêu đề khái quát nội dung được trình bày trong hồi.
+ Người ở bến sông Châu: Truyện ngắn
Đặc điểm: ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết.
Câu 3: Nêu đặc điểm chung về nội dung và hình thức của các văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Phân tích ý nghĩa của những nội dung chủ đề đặt ra trong các bài thơ được học. Xác định những điểm cần chú ý về cách đọc hiểu các văn bản thơ này.
Trả lời:
- Đặc điểm chung về nội dung và hình thức của các văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai:
+ Nội dung và hình thức của các văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai đáp ứng được những chức năng chủ yếu của văn học: nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ, giao tiếp...
+ Có sự hoà hợp giữa nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mỹ
- Phân tích ý nghĩa của những nội dung chủ đề đặt ra trong các bài thơ được học.
+ Bài “Thu hứng” – Bài 1: bài thơ không chỉ vẽ nên bức tranh mùa thu hiu hắt, mang đặc trưng của núi rừng, sông nước Quỳ Châu mà còn là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn li: nỗi lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình.
+ Bài “Tự tình” – Bài 2: thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch, đồng thời bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ.
+ Bài “Thu điếu”: là bức tranh cảnh sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước cùng tâm trạng đau xót của tác giả trước thời thế.
- Những điểm cần chú ý về cách đọc hiểu các văn bản thơ này.
+ Đọc trước câu hỏi trước khi đi vào đọc thơ
+ Chú ý hình thức bên ngoài của thơ: thể thơ, âm, vần, thanh, cách ngắt nhịp, …
+ Chú ý đọc kĩ những câu thơ mang tư tưởng tác giả, hoặc câu có nội dung quan trọng
+ Đọc và cảm nhận hình ảnh, nội dung trong thơ.
Câu 4: Nhận xét về đặc điểm của các văn bản nghị luận văn học được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy.
Trả lời:
- Đặc điểm của các văn bản nghị luận văn học được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai là:
+ Đều dùng lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.
- Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy.
+ Đọc câu hỏi trước khi đọc hiểu văn bản nghị luận văn học đó. Điều này có ý nghĩa giúp em hướng đến trọng tâm để trả lời câu hỏi đọc hiểu tốt hơn.
+ Chú ý những nội dung quan trọng trong văn bản để trả lời câu hỏi.
Khi đọc hiểu các văn bản nghị luận văn học và trả lời câu hỏi sẽ giúp em có thêm nhiều kiến thức hơn về những vấn đề trong văn học.
Câu 5: Trình bày cấu trúc của bài Thơ văn Nguyễn Trãi bằng một sơ đồ? Nêu các nội dung chính của văn bản Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp. Nhận xét về các tác phẩm của Nguyễn Trãi (nội dung và hình thức thể loại) được học trong bài này.
Trả lời:
- Nhận xét về các tác phẩm của Nguyễn Trãi (nội dung và hình thức thể loại) được học trong bài này.
+ Về Bình Ngô đại cáo: ghi đậm giá trị văn chương ở sự sáng tạo hình tượng và hình ảnh trong tác phẩm, chính nhờ yếu tố này mà chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân văn sâu sắc trong văn bản có sức lay động mạnh mẽ, sự trường tồn bất diệt theo thời gian và trong lòng người.
+ Về Bảo kính cảnh giới – Bài 43: Bài thơ không chỉ vẽ nên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè mà còn là tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả. Về nghệ thuật, bài thơ có từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, hình ảnh thơ gần gũi, bình dị. Đồng thời, bài thơ sử dụng câu thơ lục ngôn tạo nên sự thay đổi âm điệu, có hiệu quả to lớn trong việc thể hiện cảm xúc, mong ước của tác giả.
VIẾT
Câu 6:
Nêu tên các kiểu văn bản nghị luận được rèn luyện viết trong sách Ngữ văn 10, tập hai; nhận xét điểm khác nhau của các kiểu văn bản viết được rèn luyện ở Ngữ văn 10, tập hai so với Ngữ văn 10, tập một. Ví dụ:
Kiểu bài |
Tập một |
Tập hai |
Nghị luận xã hội |
M: Bàn về một vấn đề gắn với các tác phẩm văn học |
M: Bàn về một tư tưởng, hiện tượng trong cuộc sống |
Trả lời:
Kiểu bài |
Tập một |
Tập hai |
Nghị luận xã hội
Nghị luận văn học |
- Bàn về một vấn đề gắn với các tác phẩm văn học - Nghị luận về một vấn đề xã hội - Bàn luận, thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm |
- Bàn về một tư tưởng, hiện tượng trong cuộc sống - Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội
- Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện |
- Nhận xét điểm khác nhau của các kiểu văn bản viết được rèn luyện ở Ngữ văn 10, tập hai so với Ngữ văn 10, tập một: Ở tập một, chúng ta được rèn luyện viết chủ yếu về kiểu bài nghị luận xã hội, sang đến tập hai, ngoài nghị luận xã hội, chúng ta được đi sâu, luyện viết về nghị luận văn học.
Câu 7: Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau về yêu cầu viết (mục đích và nội dung) của bài nghị luận Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học và Nghị luận về một vấn đề xã hội đã học. Hoàn thành yêu cầu của bài tập vào vở theo bảng sau:
Tên kiểu văn bản |
Mục đích và nội dung |
Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học |
|
Nghị luận về một vấn đề xã hội |
|
Trả lời:
Tên kiểu văn bản |
Mục đích và nội dung |
Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học |
- Mục đích: Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học giúp chúng ta đọc hiểu, đánh giá, nhận xét tác phẩm đó. - Nội dung: Chúng ta cần phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học đó ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật theo yêu cầu đề bài Chúng ta cũng tìm hiểu về mối quan hệ giữa tác phẩm Văn học và tác giả cũng như bối cảnh ra đời của nó. |
Nghị luận về một vấn đề xã hội |
- Mục đích: Thuyết phục người đọc, người nghe hiểu rõ về tư tưởng, quan điểm của bạn đối với một vấn đề. - Nội dung: Người viết cần đưa ra được những dẫn chứng, lí lẽ, lập luận cụ thể, logic để minh chứng và giải thích vấn đề xã hội đó |
Câu 8: Nêu một số vấn đề xã hội mà em thấy có thể viết bài văn nghị luận để phát biểu ý kiến của mình. Giải thích vì sao đó là vấn đề xã hội cần có ý kiến.
Trả lời:
- Một số vấn đề xã hội mà em thấy có thể viết bài nghị luận để phát biểu ý kiến của mình:
+ Dịch bệnh COVID-19
+ Bàn về hiện tượng hàng giả, hàng nhái trên thị trường hiện nay
+ Hiện tượng nghiện Facebook
+ Về vấn đề sẻ chia và đồng cảm
+ Vai trò của nguồn nước sạch đối với đời sống con người
+ Nạn bạo hành trẻ em
+ Vấn đề lãng phí thời gian
- Trên đây đều là những vấn đề xã hội cần có ý kiến, đề cập đến những hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động đến đời sống xã hội, gây ra nhiều ý kiến trái chiều và cần được đưa ra bàn luận, phân tích mặt tốt xấu để từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất và góc nhìn cá nhân của người viết đến vấn đề nghị luận.
NÓI VÀ NGHE
Câu 9: Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng thuyết trình và thảo luận ở sách Ngữ văn 10, tập hai. Những nội dung thuyết trình và thảo luận liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết như thế nào?
Trả lời:
- Các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng thuyết trình và thảo luận ở sách Ngữ văn 10, tập hai:
+ Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện
+ Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
+ Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học
+ Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội
- Những nội dung thuyết trình và thảo luận liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết, những kiến thức thuộc đọc hiểu và viết đều liên quan, có tác dụng phục vụ cho phần nói và nghe: Ví dụ ở bài 5 phần đọc hiểu xoay quanh những tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết, phần Viết: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện thì phần Nói và nghe là: Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện
TIẾNG VIỆT
Câu 10:
a) Nêu một số biện pháp tu từ có trong Bài 6 và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật trong các bài thơ đã học ở Bài 6.
b) Nêu một ví dụ về biện pháp tu từ chêm xen chưa học trong sách giáo khoa (Bài 6) và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ấy.
Trả lời:
a)
- Một số biện pháp tu từ có trong Bài 6 là: bút pháp đối lập (Thu hứng – Bài 1), đảo ngữ (Tự tình – Bài 2), nhân hóa, đối lập (Thu điếu – Nguyễn Khuyến), ...
- Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật trong các bài thơ đã học ở Bài 6: Biện pháp tu từ trong Tự tình – Bài 2 là đảo ngữ:
“Xiên ngang, mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Tác dụng: Góp phần miêu tả hình ảnh thiên nhiên như muốn vùng lên, phá ngang, phẫn uất với đất trời.
b)
- Một ví dụ về biện pháp tu từ chêm xen chưa học trong sách giáo khoa (Bài 6) :
“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích!
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”
- Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ấy: Góp phần bộc lộ sự xúc động, ngạc nhiên và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho cô hàng xóm cũng là người đồng chí của mình.
Các em có thể tham khảo bài giảng để củng cố hơn nội dung bài học
3. Hướng dẫn luyện tập
I. Đọc hiểu:
a) Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu (từ câu 1 đến câu 6) bên dưới:
Câu 1: Đặc điểm nổi bật của mạch cảm xúc trong đoạn thơ trên là gì?
A. Giàu tính tự sự
B. Thiên về giới thiệu
C. Đậm màu sắc miêu tả
D. Giàu chất triết lí, suy tưởng
Đáp án: D. Giàu chất triết lí, suy tưởng
Câu 2: Đoạn thơ trên có đặc điểm như thế nào?
A. Không vận, có nhịp, không có hình ảnh
B. Không vấn, có nhip, giàu chất liệu dân gian
C. Không vân, không nhịp, không biện pháp tu từ
D. Không vận, không nhịp, nhiều biện pháp tu từ
Đáp án: B. Không vấn, có nhip, giàu chất liệu dân gian
Câu 3: Cái "ngày xửa ngày xưa" trong câu thơ "Đất Nước cổ trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kế" được hiểu là gì?
A. Là câu chuyện cổ mẹ thường hay kể
B. Là câu chuyện hằng ngày của mẹ
C. Là lời ru của mẹ khi con còn nhỏ
D. Là câu ca xưa cũ mẹ khuyên nhủ con
Đáp án: A. Là câu chuyện cổ mẹ thường hay kể
Câu 4: Hai câu thơ “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn / Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc" nhấc ta nhớ đến câu chuyện cổ nào?
A. Sự tích trầu cau và Sự tích ông bình vôi
B. Truyện Thánh Gióng và Cây tre trăm đốt
C. Sự tích ông bình vôi và Cây tre trăm đốt
D. Sự tích trầu cau và truyện Thánh Gióng
Đáp án: D. Sự tích trầu cau và truyện Thánh Gióng
Câu 5: Dòng thơ nào sử dụng thành ngữ?
A. Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
B Cái kèo, cái cột thành tên
C. Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
D. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đáp án: C. Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Câu 6: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên trong khoảng 3 – 4 dòng.
Trả lời:
Nguồn gốc của đất nước và quá trình hình thành đất nước. Đất Nước là những thứ gần gũi, thân thuộc, gắn bó với mỗi con người từ khi sinh ra. Được cảm nhận bằng chiều sâu văn hóa - lịch sử và cuộc sống đời thường của mỗi con người. Đất nước được hình thành gắn liền với văn hóa, lối sống, phong tục của người Việt Nam “Phong tục ăn trầu; hình ảnh: cây tre, hạt gạo; tập quán bới tóc sau đời; thành ngữ gừng cay muối mặn”.
b) Đọc đoạn trích và làm các bài tập ở bên dưới:
Câu 1: Văn bản trên viết về vấn đề gì? Tóm tắt trong khoảng 3 – 4 dòng.
Bài tóm tắt tham khảo
Nguyễn Trãi đã dùng văn học phục vụ chiến đấu. Ta có thể kể đến Quân trung từ mệnh tập như từng đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù, Bình Ngô đại cáo thì cháy bỏng khát vọng chiến đấu cho độc lập dân tộc. Trong Quân trung từ mệnh tập Nguyễn Trãi đã phân tích thời, thế, lực, lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, … đánh cho địch phải thua trên mặt trận tư tưởng. Nguyễn Trãi thực sự đã dùng văn chương làm vũ khí thành công.
Câu 2: Nêu các biểu hiện cụ thể giúp em nhận biết được phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Trả lời:
- Các biểu hiện cụ thể giúp em nhận biết được phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: Tác giả đã đưa ra ý kiến đánh giá, bàn luận về vấn đề một cách sâu sắc, thuyết phục người đọc.
Câu 3: Đoạn trích trên được triển khai theo kiểu diễn dịch, quy nạp hay tổng - phân - hợp? Em dựa vào đâu để xác định cấu trúc ấy?
Trả lời:
- Đoạn trích trên được triển khai theo kiểu diễn dịch.
- Em dựa vào cách tác giả trình bày đâu để xác định cấu trúc: tác giả nêu câu chủ đề trước, rồi sau đó mới lấy dẫn chứng chứng minh cho vấn đề.
Câu 4: Nêu nhận xét của em về nội dung và hình thức của đoạn trích (trình bày khong khoảng 8 – 10 dòng).
Trả lời:
Em thực sự ấn tượng với nội dung và hình thức của đoạn trích trên. Đây là một đoạn văn nghị luận bàn về việc Nguyễn Trãi đã dùng văn học làm vũ khí chiến đấu thành công như thế nào. Đầu tiên, tác giả đưa ra câu chủ đề: Nguyễn Trãi đã dùng văn học phục vụ chiến đấu, viết văn để đánh giặc. Sau đó, tác giả dùng lí lẽ, dẫn chứng kết hợp với các thao tác lập luận để chứng minh cho luận điểm của mình. Ông lấy dẫn chứng điển hình là tác phẩm Quân trung từ mệnh tập và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, rồi phân tích Quân trung từ mệnh tập như từng đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù, Bình Ngô đại cáo thì cháy bỏng khát vọng chiến đấu cho độc lập dân tộc...
II. Viết:
Chọn một trong hai để sau để viết thành bài văn ngắn:
Đề 1. Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức một trong các tác phẩm văn xuôi đã học trong Ngữ văn 10, tập hai.
Đề 2. Phân tích một vấn đề xã hội mà em thấy có ý nghĩa đặt ra trong các tác phẩm truyện hoặc thơ đã học trong sách Ngữ văn 10, tập hai.
Bài mẫu tham khảo
Đề 1. Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức một trong các tác phẩm văn xuôi đã học trong Ngữ văn 10, tập hai.
Hồi trống cổ thành thuộc hồi thứ 28 kể lại diễn biến Quan Công gặp lại Trương Phi với nội dung hết sức gay cấn, hấp dẫn. Đoạn trích không chỉ hấp dẫn ở nội dung giàu kịch tính mà còn hấp dẫn bởi những chi tiết giàu ý nghĩa mà trước hết chính là chi tiết hồi trống.
Sau khi ba anh em Lưu – Quan – Trương rời bỏ Tào Tháo và bị Tào Tháo đuổi đánh khiến ba anh em mỗi người một ngả: Lưu Bị chạy về với Viên Thiệu, Trương Phi ở Cổ Thành, còn Quan Công vì phải bảo vệ chị dâu (vợ Lưu Bị) nên phải ở lại chỗ Tào Tháo, nhưng Quan Công chỉ hàng Hán chứ không hàng Tào và đưa ra điều kiện khi nghe tin anh mình là Lưu Bị ở đâu lập tức sẽ đi tìm anh ngay. Quan Công lên đường tìm Lưu Bị và trong quá trình ấy đã gặp lại Trương Phi. Khi hai anh em gặp lại nhau đã có biết bao biến cố xảy ra.
Khi gặp lại Quan Công, ngay lập tức Trương Phi khẳng định Quan Công là kẻ phản bội bởi: Tôi trung không bao giờ thờ hai chủ (Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ). Bởi vậy, khi biết Quan Công ở doanh trại của Tào Tháo, Trương Phi đã có hành động vô cùng quyết liệt, dứt khoát: Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc với mục đích đánh lại Quan Công. Dù nhận được lời khuyên từ hai phu nhân và Tôn Càn, Trương Phi vẫn nhất quyết không tin. Hơn nữa Trương Phi còn thấy một toán quân của Tào, cho đó là Trương Phi đem quân đến để bắt mình. Hai hiểu lầm công gộp với nhau khiến cho mâu thuẫn ngày càng lớn và cần giải quyết. Trương Phi đã lựa chọn hình thức thử thách cho Quan Công, đó là sau ba hồi trống Quan Công phải giết được tướng Tào để chứng minh sự trong sạch của mình. Bởi vậy hồi trống này có nhiều ý nghĩa.
Đối với Trương Phi đây là hồi trống có ý nghĩa thách thức Quan Công, đặt Quan Công vào thử thách buộc phải vượt qua để minh chứng cho sự trong sạch của bản thân. Cũng cần lưu ý số hồi trống mà Trương Phi đưa ra cho Quan Công là ba hồi, tại sao là ba hồi chứ không phải ít hơn hay nhiều hơn. Ta biết rằng, Trương phi là con người hết sức nóng nảy, bởi vậy nếu là năm hồi sẽ quá lâu và Trương Phi không thể kiên nhẫn chờ đợi. Còn nếu là một hồi thì lại quá ít khiến Quan Công bị đặt vào tình thế khó có thể chứng minh. Như vậy, ba hồi là hợp lí nhất, là thời gian vừa đủ để Quan Công minh chứng mình trong sạch, đồng thời ba hồi cũng thể hiện hi vọng, mong muốn của Trương Phi đối với Quan Công.
Còn đối với Quan Công đây là hồi trống minh oan. Khi nhận được yêu cầu của Trương Phi, Quan Công lập tức đồng ý ngay, bởi Quan Công hiểu rất rõ tính cách của Trương Phi, nếu không minh chứng được thì mãi mãi Trương Phi không công nhận sự trong sạch của Quan Công. Quan Công là người tự ra điều kiện để lấy lại lòng tin của Trương Phi, chém đầu Sái Dương, chấp nhận thêm điều kiện về thời gian của Trương Phi, nhanh chóng thực hiện. Sái Dương là tướng giỏi của Tào Tháo. Dưới trướng Tào Tháo, Sái Dương là người duy nhất không phục Quan Công. Tần Kì – một người trong số 6 tướng bị Quan Công giết lại là cháu ngoại của Sái Dương. Khi Tào Tháo không đồng ý cho đi giết Quan Công thì Sái Dương vẫn nhất quyết đi. Bởi vậy lựa chọn giết Sái Dương là lựa chọn đúng đắn nhất. Ngoài ra, để tăng sức thuyết phục với Trương Phi, Quan Công còn bắt một tên lính Tào, kể lại đầu đuôi cho Trương Phi hiểu. Quan Công là người trung nghĩa, tài năng, khôn khéo, bình tĩnh, gỡ được tình thế khó khăn.
Sau những khó khăn, thử thách đó họ đã nhận ra nhau, bởi vậy hồi trống còn mang một ý nghĩa khác là hồi trống đoàn tụ. Sau khi nghe những lời chị dâu kể về vô vàn những khó khăn mà Quan Công phải trải qua để bảo vệ chị dâu bởi vậy Trương Phi đã quỳ xuống và khóc. Hành động đó đã cho thấy nỗi niềm thương anh sâu sắc cũng nhưng sự ân hận khi đã đối xử tệ bạc với anh, đồng thời hành động quỳ xuống cũng như là một lời tạ tội Trương Phi gửi đến Quan Công.
Với chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa, hồi trống không chỉ cho thấy tình cảm sâu nặng mà Trương Phi dành cho Quan công mà còn cho thấy sự bình tĩnh, bản lĩnh tự tin của Quan Công để minh chứng sự trong sạch của mình. Đồng thời chi tiết này cũng cho thấy tài năng nghệ thuật bậc thầy của tác giả.
Đề 2. Phân tích một vấn đề xã hội mà em thấy có ý nghĩa đặt ra trong các tác phẩm truyện hoặc thơ đã học trong sách Ngữ văn 10, tập hai.
Khi đọc “Người ở bến sông Châu” bên cạnh những cảm xúc tiếc nuối, xúc động, em còn cảm nhận được sâu sắc một tình yêu nước ở dì Mây. Tình cảm là thứ thiêng liêng và cao đẹp nhất đối với cuộc sống con người. Mỗi người lại có cách yêu thương và những tình cảm tốt đẹp khác nhau. Một trong số tình cảm cao đẹp nhất mà chúng ta cần có đó chính là lòng yêu nước. Lòng yêu nước là sự biết ơn, trân trọng đối với những người đi trước đã cống hiến cho đất nước.
Yêu quý quê hương, có ý thức học tập, vươn lên để cống hiến cho nước nhà và sẵn sàng chiến đấu nếu có kẻ thù xâm lược. Người có lòng yêu nước là những người biết cố gắng học tập, làm việc rèn luyện bản thân thật tốt, sống có ước mơ, hoài bão, biết vươn lên để thực hiện những kế hoạch mình đề ra. Họ cũng là những người ham tìm hiểu, trân trọng và có ý thức lan tỏa những nét bản sắc văn hóa dân tộc, lịch sử, địa lí của nước nhà. Bên cạnh đó, lòng yêu nước còn là tinh thần đoàn kết, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với mọi người xung quanh và với người có hoàn cảnh khó khăn; tuân thủ pháp luật, những nguyên tắc, quy định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lòng yêu nước có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người. Trước hết, lòng yêu nước là nền tảng để một đất nước vững mạnh, khi có lòng yêu nước, ta sẽ biết cống hiến nhiều hơn cho đất nước. Người có lòng yêu nước là người có những nhận thức đúng đắn, sống theo chuẩn mực xã hội. Lòng yêu nước giúp con người gắn kết lại với nhau nhiều hơn, tinh thần đồng bào từ đó được nâng cao hơn.
Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… để thể hiện lòng yêu nước của mình. Mỗi chúng ta được sống một lần, hãy sống, cố gắng phát triển bản thân theo chiều hướng tích cực và trở thành một công dân có ích cho xã hội, cho đất nước.
4. Hỏi đáp về bài Ôn tập Học kì 2 Ngữ văn 10 tập 2 Cánh Diều
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.