YOMEDIA
NONE

Người ở bến sông Châu - Sương Nguyệt Minh - Ngữ văn 10 Tập 2 Cánh Diều


Chiến tranh đi qua, để lại những nỗi đau và thể xác con người, đặc biệt là những người phụ nữ. HOC247 mời các em cùng tham khảo bài giảng Người ở bến sông Châu - Sương Nguyệt Minh thuộc bộ sách Cánh Diều dưới đây. Qua đó hiểu hơn về câu chuyện dì Mây trở về từ chiến trường về đến nhà nhận tin người yêu thương nhất đi lấy vợ, thế nhưng dì vẫn kiên cường vượt qua để hướng về tương lai tốt đẹp. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Sương Nguyệt Minh

Chân dung tác giả Sương Minh Nguyệt

- Tên tuổi: Sương Minh Nguyệt tên khai sinh là Nguyễn Ngọc Sơn, sinh năm 1958.

- Quê quán: Ninh Bình

- Phong cách nghệ thuật: tinh tế, nhẹ nhàng, sâu lắng

- Tác phẩm chính: Người về bến sông Châu, Nỗi đau dòng họ, Nơi hoang dã đồng vọng, Dị hương

1.1.2. Khái quát thể loại truyện ngắn

- Truyện ngắn là thể loại tự sự cỡ nhỏ. Truyện ngắn hướng tới khắc họa một hiện tượng trong đời sống; cốt truyện thường diễn ra trong thời gian, không gian hạn chế; kết cấu không nhiều tầng, nhiều tuyến; thường có ít nhân vật. Truyện ngắn thu hút người đọc bởi nội dung cô đúc, chi tiết có sức ám ảnh, ý tưởng sắc sảo được thể hiện qua tình huống bất ngờ, lời văn hàm súc, mang nhiều ẩn ý.

1.1.3. Tác phẩm Người ở bến sông Châu

a. Xuất xứ 

- Sáng tác vào tháng 6/1997 xuất bản tại NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2016.

b. Thể loại

- Truyện ngắn.

c. Bố cục 

Có thể chia làm hai phần:

- Đoạn 1 (từ đầu … cuối con đường về bến): Dì Mây trở về làng, chú San đi lấy vợ

- Đoạn 2 (còn lại): Cuộc sống của dì Mây những ngày sau đó 

d. Tóm tắt nội dung văn bản

Truyện ngắn của nhà văn Sương Nhật Minh kể về nỗi đau của một người phụ nữ thời kì hậu chiến tranh, người yêu đi lấy vợ, mang trong mình thương tật, nỗi mất mát đồng đội, đó là cô y tá Mây dũng cảm. Bên cạnh đó là dấu vết của chiến tranh lên số phận của những người khác, mặc dù không ra chiến trường như thím Ba.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Dì Mây trở về làng, chú San đi lấy vợ

- Cảnh sắc thiên nhiên:

+ Hoàng hôn màu đỏ ối

+ Mây đen trắng lẫn lộn bay cuồn cuộn

+ Thủy triều ở sông Châu dâng cao, nước sông đỏ quạch, sóng lớp lớp đập tung vào trụ cầu bị đổ từ thời bom Mĩ

Hoàng hôn trên bến sông Châu

- Cảnh đám rước dâu của chú San và cô Thanh:

+ Đám rước dâu rất đông của chú San lấy cô Thanh giáo viên nhà ở bên kia sông

+ Mọi người đều ăn mặc lịch sự,  gọn gàng " chú mặc áo sơ vin thắt ca ra vát, cô mặc áo cổ lá sen, các ông các bà mặc áo nâu sồng ngồi nhai trầu trên khoang "

=> Chú San vui sướng, hạnh phúc lắm lúc nào cũng cười 

- Dì Mây trở về làng:

+ Khoác ba lô màu bạc toong teng ở một bên vai

+ Giọng nghèn nghẹn, gọi ông đò 

+ Bước đi tập tễnh xuống dưới bến

=> Thương tật chiến tranh để lại với cô bé với vô vàn nỗi đau và kỉ niệm.

1.2.2. Cuộc sống của dì Mây những ngày sau đó

- Công việc:

+ Hàng ngày trở lũ trẻ qua sông để đến trường

- Ngoại hình:

+ Da dẻ hồng hào trở lại, tóc mọc dày thêm, cổ trắng ngần.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Văn bản thể hiện những góc nhìn con người với những thân phận đầy ám ảnh. Qua đó rút ra bài học cho con người sống nhân ái, yêu thương và bao dung hơn.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo.

- Xây dựng hình tượng nhân vật điển hình.

Bài tập minh họa

Bài tập: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn trích Người ở bến sông Châu - Sương Nguyệt Minh, SGK Ngữ văn 10 tập 2 Cánh Diều.

Hướng dẫn giải:

- Đọc lại đoạn trích Người ở bến sông Châu - Sương Nguyệt Minh, SGK Ngữ văn 10 tập 2 Cánh Diều

- Lên ý tưởng và viết bài, có thể tham khảo các nội dung chính sau:

Đoạn trích kể về câu chuyện người lính ngày trở về nghẹn đắng, nuốt nước mắt vào trong bởi nghịch cảnh người yêu đi lấy vợ

Mây trở về sau khi vượt qua lằn ranh sinh tử nơi chiến trường mà không khí gia đình não nề, xa xót

Trăn trở, cảm thương cho số phận khổ đau của người phụ nữ sau chiến tranh

+ ...

Lời giải chi tiết:

Truyện ngắn “Người ở bến sông Châu” của nhà văn Sương Nguyệt Minh kể về câu chuyện người lính ngày trở về nghẹn đắng, nuốt nước mắt vào trong bởi nghịch cảnh người yêu đi lấy vợ. Ẩn sau trang văn rất đời là niềm trăn trở khôn nguôi của người cầm bút về thân phận con người. Thanh xuân gửi trọn chiến trường đạn nổ bom rơi, nữ chiến sĩ quân y sống sót trở về với “chiếc ba lô bạc mầu toòng teng ở một bên vai”, một chân cụt do “chắn cửa hầm che chở cho thương binh” cùng ước mong ấm êm nơi bến cũ người xưa. Song, sự thật phũ phàng đã vùi chôn khát vọng, dập tắt niềm vui chưa kịp nhen lên của nữ quân nhân đã vào sinh ra tử nơi chiến trường, may mắn sống sót về quê. “Ngày dì Mây khoác ba lô về làng, chú San đi lấy vợ” (do tưởng Mây đã hi sinh, gia đình đã nhận giấy báo tử). Tình huống oái oăm đó đảo ngược tất cả, vui là vui gượng, buồn đến xé lòng. Đọc mấy câu văn tả cảnh Mây gặp lại gia đình thì đủ hiểu: “Cả nhà nói chuyện thủng thẳng. Ông hỏi bâng quơ những chuyện xưa lắc. Bố an ủi dì Mây cao số. Chuyện trò chẳng biết vui hay buồn. Mẹ đụng cái gì cũng rơi, cũng vỡ. Tim Mai đập thon thót. Thỉnh thoảng bố hỏi, dì Mây miễn cưỡng trả lời, bụng dạ cứ để ở bên nhà chú San”. Vẻn vẹn sáu mươi chữ, người kể tách làm sáu câu văn, hình thức hội thoại có lẽ chỉ là lớp vỏ. Sự liên kết người nói, người nghe không có. Người ở nhà cất lời thăm hỏi cũng chỉ nói cho có, người về trả lời là chiếu lệ, cho xong. Tất cả trở nên rời rạc bởi tâm thế mỗi nhân vật giao tiếp không đặt trong cuộc trò chuyện buổi đoàn viên. Mây trở về sau khi vượt qua lằn ranh sinh tử nơi chiến trường mà không khí gia đình não nề, xa xót, buồn nhiều hơn vui. Cha thương, chị gái nấc lên “khốn nạn cái thân em tôi”, bản thân Mây đau nhói bởi hi vọng vụt tan.Viết về thân phận con người sau chiến tranh, Sương Nguyệt Minh thể hiện cách nhìn độc đáo qua số phận người phụ nữ. Từ chiến trường trở về, thương tật, mẹ chết, hạnh phúc dở dang, Mây cay đắng xót xa trong những tiếng “thở dài” ngao ngán. Cách nhìn hiện thực độc đáo của chiến tranh Việt Nam là đây. “Những người con gái Việt Nam ra trận đã mất mát, trở về cũng mất mát, hai lần mất mát”. Ẩn sau những trang truyện, người đọc cảm được ân tình người cầm bút: Trăn trở, cảm thương cho số phận khổ đau của người phụ nữ sau chiến tranh.

Lời kết

- Học xong bài Người ở bến sông Châu - Sương Nguyệt Minh, các em cần:

+ Phân tích được cảnh vật và tâm trạng của Dì Mây trở về làng

+ Phân tích cuộc sống của dì Mây những ngày sau đó

Soạn bài Người ở bến sông Châu - Sương Nguyệt Minh Ngữ văn 10 tập 2 Cánh Diều

Người ở bến sông Châu - Sương Nguyệt Minh đã tái hiện cuộc hội ngộ trớ trêu của dì Mây, vượt qua bom đạn trở về nhà hay tin chú San đã có vợ. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Người ở bến sông Châu - Sương Nguyệt Minh Ngữ văn 10 tập 2 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Người ở bến sông Châu - Sương Nguyệt Minh Ngữ văn 10 tập 2 Cánh Diều

Tác phẩm Người ở bến sông Châu - Sương Nguyệt Minh giúp người đọc hiểu hơn những hậu quả mà chiến tranh để lại, nó không chỉ làm cơ thể dì Mây mất đi một chân mà còn là nỗi đau vì người yêu đã có vợ. Để hiểu hơn về nội dung bài học, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-----------------------(Đang cập nhật)----------------------

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF