YOMEDIA
NONE

Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp - Ngữ văn 10 Tập 2 Cánh Diều


Nguyễn Trãi có đóng góp rất lớn cho nền văn học Việt Nam và có rất nhiều kiệt tác vẫn vẹn nguyên giá trị cho đến ngày nay. HOC247 mời các em học sinh lớp 10 cùng tham khảo bài giảng Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp thuộc bộ sách Cánh Diều dưới đây. Qua đó hiểu hơn về tiểu sử và tài năng của tác giả. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Thể loại

- Văn bản nghị luận.

b. Bố cục 

Bố cục (2 phần)

- Phần 1: Nguyễn Trãi – người anh hùng dân tộc

- Phần 2: Nguyễn Trãi – nhà văn hóa, nhà văn kiệt xuất

c. Tóm tắt nội dung văn bản

Tác phẩm nói về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, các tác phẩm xuất sắc và các giải thưởng đạt được của tác giả Nguyễn Trãi. Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí gắng công học tập, nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Nguyễn Trãi – người anh hùng dân tộc

Nguyễn Trãi (1380 - 1442)

- Nguyễn Trãi (1830-1442), hiệu Ức Trai, quê Hải Dương.

- Xuất thân trong gia đình có truyền thống yêu nước và văn hóa.

- Là người có sự nghiệp anh hùng cứu nước và hoài bão lớn, suốt đời vì dân vì nước.

- Là người có tài năng nhiều mặt, là nhà văn hóa lớn.

- Cuộc đời mang bi kịch lớn nhất lịch sử xã hội phong kiến. (vụ án Lệ Chi Viên)

- Được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới (1980).

=> Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, danh nhân văn hóa thế giới đồng thời cũng là con người phải chịu nhiều oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử Việt Nam.

1.2.2. Nguyễn Trãi – nhà văn hóa, nhà văn kiệt xuất

- Nguyễn Trãi đã để lại cho nước nhà một di sản to lớn về các mặt quân sự, văn hoá và văn học.

+ Chính trị, lịch sử: Bình Ngô đại cáo

+ Quân sự, ngoại giao: Quân trung từ mệnh tập

+ Thơ ca: Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập

Trang 1 Quốc âm thi tập bản nguyên tác của Nguyễn Trãi

+ Lịch sử: Lam Sơn thực lục.

+ Địa lí: Dư địa chí

- Giá trị trong thơ văn Nguyễn Trãi

+ Chứa chan tình cảm thiết tha với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân

--> Ca gợi vẽ đẹp người anh hùng vì dân, vì nước.

+ Dành nhiều tình yêu đằm thắm cho thiên nhhiên và cuộc sống.

+ Chứa chan tình cảm với con người, với quê hương: tình nghĩa vua tôi, tình cha con, tình bạn bè, tình quê hương.

Kết luận:

- Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, là nhân vật toàn tài hiếm có.

- Thơ văn Nguyễn Trãi mở đường cho giai đoạn văn học mới phát triển. Nội dung kết tinh hai tư tưởng lớn: yêu nước và nhân đạo. Là nhà văn chính luận kiệt xuất, là nhà thơ mở đường cho văn chương tiếng Việt.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Văn bản khẳng định tài năng văn chương của Nguyễn Trãi và tâm huyết tham gia xây dựng đất nước của tác giả.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Lập luận logic, chặt chẽ

- Dẫn chứng sát thực, thuyết phục

Bài tập minh họa

Bài tập: Thuyết minh về tác gia Nguyễn Trãi.

Hướng dẫn giải:

- Tìm hiểu về tác gia Nguyễn Trãi

- Lên ý tưởng và viết bài, có thể tham khảo một số nội dung chính sau:

Nguyễn Trãi là một nhân vật kiệt xuất, là một trong những danh nhân văn hóa thế giới.

+ Nguyễn Trãi đã không chỉ thành công trong thể cáo, thư, mà còn thành công với cả thơ Nôm Đường luật.

+ Thơ văn của ông thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa, tình yêu thiên nhiên và yêu nước, thương dân.

+ ...

Lời giải chi tiết:

Nguyễn Trãi là một nhân vật kiệt xuất, là một trong những danh nhân văn hóa thế giới. Ông đại diện cho khí phách và tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và các tác phẩm của ông là những bài ca yêu nước. Ông là một người đa tài, là một nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao thiên tài.

Nguyễn Trãi (1380–1442), hiệu Ức Trai. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Cha ông - Nguyễn Phi Khanh - là một học trò nghèo đỗ Thái học sinh. Mẹ ông là bà Trần Thị Thái, con gái quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi là người làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương nhưng được sinh ra ở Thăng Long trong dinh ông ngoại, về sau dời về sống ở làng Ngọc Ổi, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

Vào năm 1400, sau khi Hồ Quý Ly lên ngôi vua, ông cho mở khoa thi chiêu mộ người tài. Nguyễn Trãi tham gia và đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 20 tuổi. Nguyễn Trãi được Hồ Quý Ly tin tưởng cử ông giữ chức Ngự sử đài chánh chưởng. Còn cha ông là Nguyễn Phi Khanh đỗ bảng nhãn năm 1374, được cử giữ chức Đại lý tự khanh Thị lang tòa trung thư kiêm Hàn lâm Viện học sĩ tư nghiệp Quốc Tử Giám.

Năm 1406, quân Minh tràn sang xâm lược nước ta. Nhà Hồ đem quân ra chống cự, nhưng thua cuộc. Cha con Hồ Quý Ly và một số triều thần trong đó có Nguyễn Phi Khanh bị bắt và bị bắt sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi nghe lời cha tìm con đường đánh giặc, cứu nước.

Ông trao cho Lê Lợi bản mưu lược đánh đuổi quân Minh - Bình Ngô sách "hiến mưu trước lớn không nói đến việc đánh thành, mà lại khéo nói đến việc đánh vào lòng người". Từ đây, ông giữ Nguyễn Trãi gần bên mình để cùng bàn mưu tính kế đánh chống quân Minh xâm lược.

Chủ trương đánh giặc của Nguyễn Trãi là phải dựa vào dân thì mới đánh được giặc, cứu được nước. Khi kháng chiến giành thắng lợi, ông cũng thấy rằng phải lo cho nhân dân, thì mới xây dựng được đất nước: "Chí những muốn, việc cố nhân đã muốn: để tâm dân chúng, mình lo trước điều thiên hạ phải lo". Nguyễn Trãi là người luôn "lo trước điều thiên hạ phải lo, vui sau cái vui của thiên hạ", lúc nào cũng sống giản dị, cần kiệm, liêm chính. Nhà của ông ở Đông Kinh (Thăng Long ngày nay) chỉ đơn sơ một túp lều tranh. Ngôi nhà của ông ở Côn Sơn cũng "bốn mặt trống trải, xác xơ chỉ có sách là giàu thôi" (thơ Nguyễn Mộng Tuân).

Năm 1442, vụ án “Lệ chi viên” đột ngột giáng xuống hãm hại ông. Ông và gia đình phải chịu cảnh tru di tam tộc bi thảm nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Mãi đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng quan tước rồi tìm con cháu còn sót lại và bổ nhiệm làm quan.

Nguyễn Trãi cuộc đời gặp rất nhiều gian truân nhưng ông đã để lại cho kho tàng văn học nhiều tác phẩm có giá trị: về chính trị có “Quân trung từ mệnh tập” là những thư từ giao thiệp với quân Minh. Những thứ này chứng minh đường lối ngoại giao hết sức khéo léo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi làm cho quân Lam Sơn không mất xương máu mà hạ được rất nhiều thành.

Bình ngô đại cáo "là áng" thiên cổ hùng văn tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh và kết thúc thắng lợi... Về sử lược có "Lam Sơn thực lục" là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, "Dư địa chí" là tập viết về địa lý nước ta lúc bấy giờ. Nguyễn Trãi còn có "Ức trai thi tập”, “Quốc Âm thi tập" đóng góp vào nền văn chương của nước ta. Nguyễn Trãi đã có công lao to lớn đối với nền văn học nước ta. "Quốc Âm thi tập" được viết bằng chữ Nôm, là bước chuyển mình cho sự hình thành của nền thơ ca Tiếng Việt. Nguyễn Trãi là người đứng đầu trong sự nghiệp khơi màu dòng thơ Nôm trong hàng nghìn, hàng vạn văn chương chữ Hán dày đặc đương thời.

Thơ văn của ông thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa, tình yêu thiên nhiên và yêu nước, thương dân. Triết lý trong thơ văn Nguyễn Trãi là triết lý thế sự sâu sắc mà giản dị, những trải nghiệm đau đớn về cuộc đời. Độc giả còn có thể cảm nhận được trong thơ văn của ông một tình yêu thiên nhiên tha thiết. Đối với ông thiên nhiên là bạn hữu, đó cũng là lý do ông lui về ở ẩn khi triều đình loạn lạc tại Côn Sơn và sáng tác nên bài thơ Côn Sơn ca.

Thơ văn Nguyễn Trãi là một ngôi sao chói lọi trong nền văn học dân tộc, ông là nhà văn có nhiều cống hiến to lớn cho cả văn học và chính trị. Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi vừa trữ tình, trí tuệ, vừa hào hùng, lãng mạn. Về thơ Nôm, Nguyễn Trãi để lại tập thơ xưa nhất và nhiều bài nhất. Đó là những bài thơ giàu trí tuệ, sâu sắc, thấm đẫm trải nghiệm về người về đời. Có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật tài đức trí dũng song toàn của Việt Nam thời bấy giờ.

Nguyễn Trãi là một nhân vật vĩ đại, là danh nhân văn hóa thế giới. Ông chẳng những góp phần tạo nên các trang hào hùng trong lịch sử nước nhà còn góp phần xây đắp nền móng vững chãi cho văn học. Nguyễn Trãi đề cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân, gắn bó thiết tha với thiên nhiên đất nước, thể hiện tình yêu ngôn từ Việt nồng thắm. Tâm hồn và sự nghiệp của ông mãi mãi sáng ngời như Lê Thánh Tông truy tặng "Ức Trai tâm thượng quang Khuê Tảo". Thời gian có thể làm lu mờ tất cả, nhưng ánh sao khuê ấy vẫn sẽ mãi soi sáng đến các thế hệ mai sau. Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi sẽ mãi là niềm tự hào của người dân Việt Nam.

Lời kết

- Học xong bài Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp, các em cần:

+ Giới thiệu chung về Nguyễn Trãi – người anh hùng dân tộc

+ Chứng minh được Nguyễn Trãi – nhà văn hóa, nhà văn kiệt xuất

Soạn bài Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp Ngữ văn 10 tập 2 Cánh Diều

Văn bản Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp đã giúp người đọc có thêm kiến thức về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp Ngữ văn 10 tập 2 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp Ngữ văn 10 tập 2 Cánh Diều

Bài Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp đã cho người đọc hiểu hơn về nhà quân sự lỗi lạc Nguyễn Trãi. Để hiểu hơn về quan niệm sáng tác và tầm vóc của tác trong nền văn học Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-----------------------(Đang cập nhật)----------------------

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF