Có mấy loại điện tích ? Loại nào hút nhau loại nào đẩy nhau?
1.Có mấy loại điện tích kể tên. Loại nào hút nhau loại nào đẩy nhau?
Vwx chìu của dòng điện
Trả lời (31)
-
1/-Có hai loại điện tích: điện tích dương (+), và điện tích âm (-)
-Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau
2/ Trong nguyên tử:
+) Hạt nhân ở giữa mang điện tích dương
+) Các hạt electron quay xung quanh hạt nhân mang điện tích âm
-Tác dụng của dòng điện là
+) Tác dụng nhiệt
VD: bàn là, lò sưởi...
+) Tác dụng phát sáng
VD: đèn LED; đèn huỳnh quang...
+) Tác dụng từ
VD: quạt; chuông điện...
+) Tác dụng hóa học
VD: mạ bạc; mạ vàng...
+) Tác dụng sinh lí
VD: châm cứu điện...
bởi Võ Nguyên Hạo 28/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Khi mắc ampe kế vào mạch điện cần lưu ý điều gì
Giúp mình với
bởi Nguyễn Trung Thành 29/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
- chọn ampe kế có GHĐ phù hợp
- chỉnh kim về số 0
- dùng ampe kế để đo mắc nối tiếp với dụng cụ đo sao cho cực dương của nguồn điện nối với chốt dương của ampe kế, cực âm nguồn điện nối với chốt âm của ampe kế (hay dòng điện đi vào từ cực dương đi ra từ cực âm)bởi Hiền Đinh 29/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
những chất cách điện và dẫn điện (mỗi thứ từ 10 cái trở lên)
bởi Dương Quá 30/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
- Cách điện : thủy tinh, sứ, nhựa, cao su, nước nguyên chất.....
- Dẫn điện : bạc, đồng, vàng, sắt, nhôm, thủy tinh, thủy ngân, than, chì
Xin lỗi mình chỉ biết được chừng này
bởi Hoàng Phúc 30/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Câu 1: Cấu tạo của nguyên tử?
Câu 2: Các kí hiệu của sơ đồ mạch điện?
Câu 3: Dòng điện là gì? Bản chất của dòng điện trong kim loại? Quy ước chiều dài dòng điện?
bởi Thiên Mai 31/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Câu 1 :
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương ở giữa và xung quanh là các êlectron mang điện tích âm chuyển động .
Câu 3 :
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
- Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do chuyển dời có hướng dưới tác dụng của điện trường ngoài
- Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện
bởi Xuân My Võ Nữ 31/12/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
điện tích là gì
bởi Lê Tường Vy 02/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Điện tích là một tính chất cơ bản và không đổi của một số hạt hạ nguyên tử (hạt sơ cấp), đặc trưng cho tương tác điện từ giữa chúng. Điện tích tạo ra trường điện từ và cũng như chịu sự ảnh hưởng của trường điện từ.
bởi Lê Thanh Như 02/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Hiện tượng nhiễm điện gì ?
bởi Lê Trung Phuong 05/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
hiện tượng nhiễm điện là 1 vật bị cọ sát mạnh và chúng bị nhiễm điện khi bị nhiễm điện chúng có thể hút hoặc đẩy các vạt khác.
bởi Nguyễn Hoàng Long 05/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Nối hai cực của một nguồn điện với hai thanh than A và B sau đó nhúng hai thanh than vào dung dịch muối bạc, sau một thời gian thấy có bạc bám vào thanh A
a) Dòng điện có chạy qua dung dịch muối bạc ko? Nếu có thì dòng điện chạy theo chiều nào? Thanh than A đã nối với cực dương hay cực âm của nguồn điện?
b) Hiện tượng trên liên quan đến tác dụng nào của dòng điện?
bởi My Hien 08/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
a, - Dòng điện có chạy qua dung dịch muối bạc vì nó đã có tác dụng hóa học lên dung dịch muối bạc đó khiến cho bạc đã tách khỏi dung dịch và bám vào thanh than A.
- Dòng điện trong dung dịch muối bạc đi theo một chiều nhất định là chiều từ cực dương sang cực âm.
- Vì dòng điện từ cực dương sang cực âm nên dòng điện đó là làm cho bạc đã tách ra từ dung dịch muối bạc bám vào thỏi than A nên thỏi than A phải được nối với cực dương của nguồn điện.
b, - Hiện tượng tách bạc khỏi dung dịch muối bạc nhờ dòng điện trên chứng tỏ điều đó chính là tác dụng hóa học của dòng điện .
bởi Vũ Quý Long 08/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Các bạn có thể nhận xét bài này đúng hay sai đc ko? Làm ơn cho mình một lời khuyên chính xác vì mình sắp thi rồi
Nếu bạn nào giỏi môn này thì cho mình biết tại sao bạn nghĩ là sai hoặc đúng
C1: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: Nguồn điện 2 pin mắc nối tiếp, khóa K đóng, một Ampe kế, một bóng đèn. Vẽ chiều dòng điện chạy trong mạch điện
C2: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: nguồn điện 2 pin mắc nối tiếp, khóa K đóng, bóng đèn
C3: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 1pin, 1khóa K mở, 1 bóng đèn. Vẽ chiều dòng điện chạy qua bóng đèn
đúng òi nhưng ở C2 hình như có dòng điện bị ngược rùi
bởi Trần Võ Thanh Phụng 11/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạmMạch điện được mắc như hình vẽ, 2 bóng đèn giống nhau có ghi ( 0.5A, 6.32V ) Ampe kế A có số chỉ 0,5A. Hãy cho biết:
a. Cường độ dòng điện qua các bóng đèn Đ1 và Đ2 và dòng điện toàn mạch.
b. Đèn sáng như thế nào? Lúc này hiệu điện thế qua mỗi đèn là bao nhiêu.
c. Tính hiệu điện thế toàn mạch.
bởi Phạm Phú Lộc Nữ 15/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạma,Ta có: vì ở đây mạch điện nối tiếp nên: I=I1=I2=...sau bài thực hành trong SGK nhé
=> cường độ dòng điện qua 2 bóng đèn và dòng điện toàn mạch là: 0.5A
b,lúc này đèn sáng bình thường và hiệu điện thế mỗi đèn là 6.32V
c,Ta có vì đây là mạch điện nối tiếp nên U13=U12+U23(xem sai SGK nhé còn mạch điện song song thì ngược lại)
=> hiệu điện thế toàn mạch thì U13=6.32+6.32=12.64
MK ko chắc đâu nhé
bởi nguyễn văn điều 15/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạmMột hs cho rằng , nếu trong cùng một vật dẫn điện , có hai dòng hạt mang điện tích dương và âm như nhau , nhưng chuyển động ngược chiều thì dòng điện bằng không . Đúng hay sai ?
bởi Thùy Trang 20/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạmnếu trong cùng một vật dẫn điện có hai dòng hạt mang điện tích dương và âm như nhau nhưng khi chuyển động ngược chiều thì dòng điện bằng không là đúng vì:mọi vật quanh ta đều được cấu tạo từ nguyên tử \(\Rightarrow\) vật đó được cấu tọa từ nguyên tử. trong nguyên tử bao gồm thành phần hạt nhân (mang điện tích dương) và êlectron (mang điện tích âm) mà tổng điện tích âm có trị tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. do đó nguyên tử chung hòa về điện và bằng không
bởi Quỳnh Karry 20/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạmBài 1: Cho một mạch điện gồm 2 nguồn điện nt, 1 khóa K, 2 đèn Đ1, Đ2
a) Vẽ sơ đồ mạch điện sao cho K mở, 2 đèn sáng. K đóng chỉ 2 đèn sáng.
b) Khi K mở thì hiệu điện thế ở 2 đầu mỗi đèn là bao nhiêu, biết hiệu điện thế của nguồn điện là 6V. Hiệu điện thế giữa 2 đầu Đ2 gấp đôi hiệu điện thế 2 đầu Đ1.
c) Giữ nguyên hiệu điện thế của nguồn. Khi K đóng hiệu điện thế 2 đầu giữa đèn là bao nhiêu?
Bài 2: Biết nguồn điện có hiệu điện thế U=12V
a) Số chỉ của mỗi dụng cụ cho biết gì?
b) Biết số chí ampe kế A là 0,3A. Tính cường dộ dòng điện qua Đ1, Đ2.
c) Nếu Đ2 cháy thì Đ1 có sáng không? Vì sao?
d) Biết hiệu điện thế giữa đầu đèn 1 lớn gấp đôi giữa 2 đầu đèn Đ2. Tính hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn.
bởi cuc trang 25/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạma,
b, Gọi x là hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi đèn ta có: U1 = x ; U2 = 2x
Do Đ2 mắc nối tiếp với Đ1 => U=U1+U2=x+2x=3x=6(V)
=> x=2
Vậy U1 = 2V ; U2 = 4V
c, Khi K đống hiệu điện thế giữa 2 đâu đèn 2 là 6V
Hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn 1 là 0V
bởi Nguyen Thu Ha 25/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạmSo sánh giống và khác nhau giữa chiều dòng điện và chiều dòng điện trong kim loại
bởi Bình Nguyen 30/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạmGiống: Đều là dòng điện
Khác: - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
-Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
bạn nên tìm trong SGK trước khi hỏi. chúc bạn thi tốt.
bởi Trịnh Thanh Mai 30/01/2019Like (0) Báo cáo sai phạmSơ đồ gồm 1 mạch điện cung cấp dòng điện cho 2 bóng đèn giống nhau mắc song song trong đó có 1 công tắc. Nếu tháo bớt đi 1 bóng đèn thì bóng còn lại có sáng không. Vì sao?
bởi thùy trang 05/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm-Nếu tháo bớt đi 1 bóng đèn thì bóng còn lại vẫn sáng
Vì mạch kín đèn vẫn sáng bình thường như lúc đầu
bởi nguyễn thị linh 05/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạmTrên 1 ampe kế có ghi chữ A số vạch chia trên mặt số là 51 vạch, số nhỏ nhất là 0, số lớn nhất là 50. Cho biết:
a) Giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất?
b) Khi mắc song song 2 bóng đèn giống hệt nhau vào 2 điểm có hiệu điện thế và 6V chúng sáng bình thường. Xác định hiệu điện thế ghi trên mỗi đèn
c) Khi mắc như thế 2 bóng đèn trên vào 2 điểm có hiệu điện thế 12V thì chúng vẫn sáng bình thường, cần mắc 2 bóng đó như thế nào? Tại sao?
Giúp mình với ạ!!!
bởi Ha Ku 12/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạma, Giới hạn đo là 50A; độ chia nhỏ nhất là 0.1A
b, Hiệu điện thế ghi trên mỗi đèn là
Do D1//Đ2 Nên => U1=U2=U=6V.
c, Ta có hiệu điện thế đinh mức trên mỗi đèn là 6V,Mà nguồn điện là 12V
Vậy cần mắc 2 bóng đèn nối tiếp nhau:Vì I=I1+I2=6+6=12V
bởi nguyễn văn điều 12/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạmgiải thích tại sao trong cơn giông lại thường có sấm chớp
sau khi cọ xát thanh thuỷ tinh vs lụa và đưa chúng lại gần nhau thấy chúng hút nhau, hỏi mảnh lụa mang điện tích gì tại sao???
bởi Hoàng My 19/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạm1)Trong cơn mưa dông do có gió mạnh xáo trộn các đám mây, làm cho các đám mây tích điện. Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng trăm triệu von. Dòng điện cũng đạt tới vài vạn ampe, nhiệt độ ở giữa nơi phóng điện cũng đạt tới vài vạn độC. Người ta đã từng ví, cơn dông như một nhà máy điện có công suất khoảng vài trăm MW với điện thế lên tới hàng tỷ V, nguồn điện của một tia sét xuất hiện trong cơn dông có thể dùng để thắp sáng bóng đèn 100W trong vòng 3 tháng.
Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta trông thấy một tia chớp. Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là “sấm” (vận tốc của ánh sáng nhanh hơn vận tốc của tiếng động nên ta trông thấy tia chớp trước). Nếu có đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng… thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sét đánh. Với cường độ mạnh như vậy, dông sét là một trong số những hiểm họa thiên tai vô cùng nguy hiểm đối với tính mạng con người và gây ra những thiệt hại rất lớn về tài sản vật chất.2)Thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát bằng mảnh vải khô được qui ước là tích điện âm (-). Đưa mảnh vải này lại gần đầu thanh nhựa được cọ xát thì chúng hút nhau. Vậy mảnh vải mang điện tích trái dấu với thanh nhựa tức là mang điện tích dương.
bởi phan hữu khánh 19/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạmở chỗ tối dùng bàn tay khô vuốt lông mèo ta có thể thấy những tia sáng rất nhỏ xuất hiện giữa bàn tay và lông mèo. hiện tượng j xảy ra
bởi Tieu Dong 26/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạmKhi ta dùng tay vuốt lông mèo, bàn tay cọ xát với lông mèo nên đã nhiễm điện => Khi đó xảy ra sự phòng điện giữa bàn tay và lông mèo nên ở chỗ tối thấy những tia sáng rất nhỏ xuất hiện giữa bàn tay và lông mèo
bởi Nguyen Tuan 27/02/2019Like (0) Báo cáo sai phạmNếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Gửi câu trả lời Hủy
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Các câu hỏi mới
-
Nêu tính chất từ và sự định hướng của một nam châm vĩnh cửu
03/05/2024 | 0 Trả lời
XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 7