YOMEDIA
NONE

Con lắc lò xo gồm vật nặng M = 300g, lò xo có độ cứng k = 200N/m, lồng vào một trục thẳng đứng như hình vẽ. Khi M đang ở vị trí cân bằng thì vật m = 200g từ độ cao h = 3,75cm so với M rơi tự do, va chạm mềm với M, coi ma sát là không đáng kể, lấy g = 10m/s2 Sau va chạm hai vật cùng dao động điều hòa, chọn gốc tọa độ tại vị trí cân bằng của hệ, chiều dương như hình vẽ, góc thời gian t = 0 là lúc va chạm. Phương trình dao động của hệ hai vật là?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Vận tốc của vật m khi va chạm vào M

       \(v=\sqrt{2gh}\)

    Vận tốc v0 của hệ hai vật sau va chạm:

      (M+m)v0  = mv => v0 =  \(\frac{m\sqrt{2gh}}{M+m}\) 

    Khi đó vị trí của hệ hai vật cách vị trí cân bằng của hệ

      x0 = ∆l -  ∆l0 =\(\frac{(M+m)-M}{k}g=\frac{m}{k}g\)  = 0,01m = 1cm

    Biên độ dao động của hệ:  A2 = x02 + \(\frac{{v_{0}}^{2}}{\omega ^{2}}\)

      Với   \(\omega =\sqrt{\frac{k}{M+m}}=\sqrt{\frac{200}{0,5}}\)= 20 (rad/s)

      A =\(\sqrt{{x_{0}}^{2}+\frac{{v_{0}}^{2}}{\omega ^{2}}}=\sqrt{0,01^{2}+\frac{0,12}{20^{2}}}\) = 0,02 m = 2cm

    Phương trình dao động của hệ hai vật   x = Acos(20t +φ)

    khi t = 0 =>  x = x0 = A/2 => cosφ = 0,5  \(\Rightarrow \varphi =\frac{\pi }{3}\)

    => x = 2cos(20t + \(\frac{\pi }{3}\)) cm.

      bởi Đào Lê Hương Quỳnh 13/01/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON