YOMEDIA
NONE

Con lắc lò xo dao động theo phương ngang không ma sát có k=100N/m, m=1kg. Khi đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương với tốc độ \(v_{0}=40\sqrt{3}(cm/s)\) thì xuất hiện điện trường đều có độ lớn cường độ điện trường là 2.104V/m và \(\vec{E}\) cùng chiều dương Ox. Biết điện tích của quả cầu là \(q=200\mu C\). Tính cơ năng của con lắc sau khi có điện trường.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Vị trí cân bằng mới O’ có lực đàn hồi \(\vec{F'_{dh}}\) cân bằng với lực điện trường \(\vec{F_{E}}\) .

       \(E'_{dh}=F_{E}\Leftrightarrow k\Delta l'=\left | q \right |E\Rightarrow \frac{\left | q \right |E}{k}=0,04m=4cm\)

    Cách 1:

    Trong hệ quy chiếu mới có gốc tọa độ O’ là vị trí cân bằng mới, theo dữ kiện lúc đầu:

        x’=4cm, v’=v0=40cm/s với \(\omega =\sqrt{\frac{k}{m}}=10rad/s\)

    Biên độ dao động mới là A’: \(A'=\sqrt{x'^{2}+\frac{v'^{2}}{\omega ^{2}}}=8cm\)  

    Cơ năng lúc sau khi có điện trường là: \(W'=\frac{kA^{2}}{2}=\frac{100.0,08^{2}}{2}=0,32(J)\). 

    Cách 2: Theo năng lượng: Năng lượng ban đầu là W0. Khi đi từ O đến O’ thì lực điện trường thực hiện công dương (AE>0) có lực đàn hồi của lò xo thực hiện công âm (Ađh<0)

    Năng lượng lúc sau là:

    \(W=W_{0}+A_{E}-\left | A_{dh} \right |=\frac{mv_{0}^{2}}{2}+qE\Delta l'-\frac{k\Delta l'^{2}}{2}=0,32(J)\)  

      bởi Nguyễn Hạ Lan 13/01/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON