Nêu vai trò của công nghệ sinh học trong xử lí môi trường
Trả lời (1)
-
Xử lí nước thải bằng công nghệ sinh học:
Phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hoà tan có trong nước thải cũng như một số chất ô nhiễm vô cơ khác như H2S, sunfit, ammonia, nitơ… dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân huỷ chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển. Một cách tổng quát, phương pháp xử lý sinh học có thể chia làm 2 loại:-
• Phương pháp kỵ khí sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy;
-
• Phương pháp hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hoá sinh hoá.
Để thực hiện quá trình này, các chất hữu cơ hoà tan, cả chất keo và các chất phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo 3 giai đoạn chính như sau:
-
• Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt tế bào vi sinh vật;
-
• Khuyếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trong và bên ngoài tế bào;
-
• Chuyển hoá các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và tổng hợp tế bào mới.
Tốc độ quá trình oxy hoá sinh hoá phụ thuộc vào nồng độ chất hữu cơ, hàm lượng các tạp chất và mức độ ổn định của lưu lượng nước thải vào hệ thống xử lý. Ở mỗi điều kiện xử lý nhất định, các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hoá là chế độ thuỷ động, hàm lượng oxy trong nước thải, nhiệt độ, pH, dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng.
1. Công nghệ sinh học hiếu khí
Quá trình xử lý sinh học hiếu khí nước thải gồm ba giai đoạn sau:
-
- Oxy hoá các chất hữu cơ: CxHyOz + O2 => CO2 + H2O + DH
-
- Tổng hợp tế bào mới: CxHyOz + NH3 + O2 => CO2 + H2O + DH
-
- Phân huỷ nội bào: C5H7NO2 + 5O2 => 5CO2 + 5 H2O + NH3 ± DH
-
Các quá trình xử lý sinh học bằng phương pháp hiếu khí có thể xảy ra ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo. Trong các công trình xử lý nhân tạo, người ta tạo điều hiện tối ưu cho quá trình oxy hoá sinh hoá nên quá trình xử lý có tốc độ và hiệu suất cao hơn rất nhiều. Tuỳ theo trạng thái tồn tại của vi sinh vật, quá trình xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo có thể chia thành:
-
• Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng chủ yếu được sử dụng khử chất hữu cơ chứa carbon như quá trình bùn hoạt tính, hồ làm thoáng, bể phản ứng hoạt động gián đoạn, quá trình lên men phân huỷ hiếu khí. Trong số những quá trình này, quá trình bùn hoạt tính hiếu khí (Aerotank) là quá trình phổ biến nhất.
-
• Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá trình bùn hoạt tính dính bám, bể lọc nhỏ giọt, bể lọc cao tải, đĩa sinh học, bể phản ứng nitrate hoá với màng cố định.
-
1.1 Công nghệ xử lý nước thải bùn hoạt tính hiếu khí (Aerotank)
Trong bể bùn hoạt tính hiếu khí với sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng, quá trình phân huỷ xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn trong điều kiện sục khí liên tục. Việc sục khí nhằm đảm bảo các yêu cầu cung cấp đủ lượng oxy một cách liên tục và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng.
Bản chất của phương pháp là phân huỷ sinh học hiếu khí với cung cấp ôxy cưỡng bức và mật độ vi sinh vật được duy trì cao (2.000mg/L –5.000mg/L) do vậy tải trọng phân huỷ hữu cơ cao và cần ít mặt bằng cho hệ thống xử lý. Tuy nhiên hệ thống có nhược điểm là cần nhiều thiết bị và tiêu hao nhiều năng lượng.
Nồng độ oxy hoà tan trong nước ra khỏi bể lắng đợt 2 không được nhỏ hơn 2 mg/l. Tốc độ sử dụng oxy hoà tan trong bể bùn hoạt tính phụ thuộc vào:
-
• Tỷ số giữa lượng thức ăn (CHC có trong nước thải) ø lượng vi sinh vật: tỷ lệ F/M;
-
• Nhiệt độ;
-
• Tốc độ sinh trưởng và hoạt động sinh lý của vi sinh vật;
-
• Nồng độ sản phẩm độc tích tụ trong quá trình trao đổi chất;
-
Để thiết kế và vận hành hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí một cách hiệu quả cần phải hiểu rõ vai trò quan trọng của quần thể vi sinh vật. Các vi sinh vật này sẽ phân huỷ các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hoá thành tế bào mới, chỉ một phần chất hữu cơ bị oxy hoá hoàn toàn thành CO2, H2O, NO3-, SO42-, …
Một cách tổng quát, vi sinh vật tồn tại trong hệ thống bùn hoạt tính bao gồm nhiều loại vi khuẩn khác nhau cùng tồn tại. Yêu cầu chung khi vận hành hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí là nước thải được đưa vào hệ thống cần có hàm lượng SS không vượt quá 150 mg/l, hàm lượng sản phẩm dầu mỏ không quá 25mg/l, pH = 6,5 – 8,5, nhiệt độ 6oC< toC< 37oC.
2. Công nghệ sinh học kỵ khí
Quá trình phân huỷ kỵ khí các chất hữu cơ là quá trình sinh hoá phức tạp tạo ra hàng trăm sản phẩm trung gian và phản ứng trung gian. Tuy nhiên, phương trình phản ứng sinh hoá trong điều kiện kị khí có thể biểu diễn đơn giản như sau:
Chất hữu cơ =====> CH4 + CO2 + H2 + NH3 + H2S + tế bào mới
Một cách tổng quát, quá trình phân huỷ kỵ khí xảy ra theo 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Thuỷ phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử;
- Giai đoạn 2: Acid hoá;
- Giai đoạn 3: Acetate hoá;
- Giai đoạn 4: Methane hoá.
Các chất thải hữu cơ chứa nhiều chất hữu cơ cao phân tử như protein, chất béo, carbohydrates, celluloses, lignin,… trong giai đoạn thuỷ phân, sẽ được cắt mạch tạo thành những phân tử đơn giản hơn, dễ phân huỷ hơn. Các phản ứng thuỷ phân sẽ chuyển hoá protein thành amino acids, carbohydrates thành đường đơn, và chất béo thành các acid béo.
Trong giai đoạn acid hoá, các chất hữu cơ đơn giản lại được tiếp tục chuyển hoá thành acetic acid, H2 và CO2. Các acid béo dễ bay hơi chủ yếu là acetic acid, propionic acid và lactic acid. Bên cạnh đó, CO2 và H2O, methanol, các rượu đơn giản khác cũng được hình thành trong quá trình cắt mạch carbohydrates. Vi sinh vật chuyển hoá methane chỉ có thể phân huỷ một số loại cơ chất nhất định như CO2 + H2, formate, acetate, methanol, methylamines và CO. Các phương trình phản ứng xảy ra như sau:
4H2 + CO2 => CH4 + 2H2O
4HCOOH => CH4 + CO2 + 2H2O
CH3COOH => CH4 + CO2
4CH3OH => 3CH4 + CO2 + 2H2O
-
4(CH3)3N + H2O => 9CH4 + 3CO2 + 6H2O + 4NH3
Tuỳ theo trạng thái của bùn, có thể chia quá trình xử lý kỵ khí thành:
· Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng như quá trình tiếp xúc kỵ khí, quá trình xử lý bùn kỵ khí với dòng nước đi từ dưới lên (UASB).
· Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá trình lọc kỵ khí.
• Lượng các chất cấu tạo tế bào;
-
• Hàm lượng oxy hoà tan.
bởi Hiền Thanh 28/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Chiều dài của một phân tử ADN là 1079500 Å. Vậy ADN đó có tổng số Nu là
27/11/2022 | 0 Trả lời
-
tại sao khi gen thay đổi cấu trúc thì tính trạng thay đổi
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả bầu dục. Viết các kiểu gen có thể có đều quy định quả đỏ, bầu dục.
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Đột biến số lượng NST
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
đột biến hình thái là j?
giúp mik với
13/12/2022 | 0 Trả lời
-
Một gen có A = 100 Nucleotit G= 300 Nucleotit
1.Tính tổng số Nucleotit của gen trên
2.Tính chiều dài của gen
3.Tính số lien kết hidro trong gen
3.Gen trên bị đột biến tăng 6 liên kết hidro. Hãy tính số Nucleotit mỗi loại của gen sau đột biến
13/12/2022 | 0 Trả lời
-
các nguyên tắc thể hiện cấu tạo phân tử adn mạch kép
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
một tế bào sinh dục của Ruồi giấm 2n = 8 nhiễm sắc thể thực hiện quá trình giảm phân Em hãy cho biết kết thúc quá trình giảm phân sẽ có bao nhiêu tế bào con được tạo ra số lượng nhiễm sắc thể trong một tế bào con là bao nhiêu
24/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đột biến gen là những biến đổi xảy ra ở:
A. NST và ADN B. Gen
C Tế bào chất D. Phân tử ARN
26/12/2022 | 1 Trả lời
-
Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng thân thấp, gen B qui định tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen b qui định tính trạng quả vàng.
1/ Bằng phép lai làm thế nào để nhận biết được 2 gen: quy định chiều cao của cây và màu sắc quả độc lập hay di truyền liên kết với nhau? Biết rằng gen nằm trên NST thường.
2/ Cây thân cao, quả đỏ không thuần chủng có thể có những kiểu gen viết như thế nào trong trường hợp các gen độc lập hoăc liên kết?
3/ Khi cho 2 dòng thuần chủng cây thân cao, quả vàng lai với thân thấp quả đỏ. Kết quả ở F2 0sẽ như thế nào về KG, KH trong trương hợp 2 gen độc lập hoặc liên kết, (biết các gen nếu liên kết thì liên kết hoàn toàn)
28/12/2022 | 0 Trả lời
-
a. Xác định tỉ lệ kiểu hình và tỉ lệ kiểu gen của phép lai AaBB x aaBb
b. Bố mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào dễ dời con có tỉ lệ kiểu hình là 37,5% cây cao hot dù 57,5% cây cao, hoa trắng - 12,5% cây thấp, hoa đỏ : 12.5% cây thấp hoa trắng.
26/01/2023 | 1 Trả lời
-
Ở 1 loài thực vật, gen B quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng.
a/ Cho P: cây hoa đỏ x cây hoa trắng thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn được F2. Quy ước và viết sơ đồ lai tử P->F2.
b/ Khi lấy cây hoa đỏ lai với cây hoa trắng (Pa), thu được Fa có tỉ lệ 1 hoa hồng : 1 hoa trắng. Biện luận xác định kiểu gen ở các cây Pa và viết sơ đồ lai.
08/02/2023 | 0 Trả lời
-
Bài 4: Có 3 tế bào A, B, C của một cơ thể cùng phân chia tổng cộng 12 lần. Trong đó, tế bào B có số lần phân chia gấp 2 lần tế bào A, nhưng chỉ bằng 2/3 số lần phân chia của tế bào C. Hãy tính:
a) Số lần phân chia mỗi tế bào và tổng số tế bào con được tạo thành khi kết thúc quá trình phân chia của các tế bào.
b) Nếu nhân mỗi tế bào chứa 6 nhiễm sắc thể thì quá trình phân chia trên đã cần môi trường tế bào cung cấp bao nhiêu nhiễm sắc thể?
Biết cứ 1 lần phân bào thì 1 tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
15/02/2023 | 1 Trả lời
-
Ở 1 loài thực vật, người ta thực hiện các phép lai và thu được kết quả sau:
Phép lai 1: Cho các cây hoa dỏ tự thụ phấn (P) thu được F, có tỉ lệ kiểu hình là 75% cây hoa đỏ và 25% cây hoa trắng.
Phép lai 2: Cho hạt phấn các cây hoa đỗ thụ phấn cho các cây hoa trắng đã được khử nhị (P), thu được F. có 60% cây hoa dò và 40% cây hoa trắng. Biết răng không xảy ra đột biến, tính trạng màu hoa do cặp gen Aa quy định.
a. Biện luận và xác định tỉ lệ kiểu gen ở F1 của hai phép lại trên.
b. Nếu cho tất cả cây F1 của phép lai 2 giao phân ngẫu nhiên thì sẽ thu được tỉ lệ kiểu hình ở là như thế nào?23/02/2023 | 0 Trả lời
-
Cá rô phi ở nước ta chết khi nhiệt độ xuống thấp dưới 5độ C hoặc cao hơn 42 độ C và sinh sống tốt nhất ở 30 độ
A Các giá trị ở nhiệt độ 5độ c 42 độ c 30 độ c khoảng cách 2 giá trị 5độ c 42độ c đc gọi là j ??
B Cá chép nuôi ở nc ta có giá trị nhiệt độ tương ứng 2độ c ,44 độ c so sánh giới hạn sinh thái của 2 loài và cá chép loài nào phân bố rộng hơn .Vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái của 2 loài trên cung 1 đồ thị
03/03/2023 | 1 Trả lời
-
Chuỗi thức ăn là gì? Nêu mối quan hệ dinh dữơng giữa các sinh vật trong chuỗi thức ăn?
09/03/2023 | 1 Trả lời
-
Gọi tên các mối quan hệ sau, chú thích + (có lợi), - (bị hại), 0 (không lợi, không hại) đối với các loài tham gia
(1) Vi khuẩn nốt sần và rễ cây họ đậu.
(2) Một loài cây mọc thành đám, rễ liền nhau.
(3) Vi khuẩn phân hủy xenlulozo sống trong dạ dày ở bò.
(4) Bọ chét, ve sống trên lưng trâu.
(5) Dây tơ hồng sống trên cây thân gỗ.
(6) Cá mập con ăn trứng chưa kịp nở của mẹ.
(7) Tranh giành ánh sáng giữa các cây tràm trong rừng.
(8) Chim ăn thịt ăn thịt thừa của thú.
(9) Chim cú mèo ăn rắn.
(10) Nhạn biến và cò làm tổ sống chung.
(11) Những con gấu tranh giành ăn thịt một con thú.
(12) Những con sói cùng nhau hạ một con bò rừng.
(13) Nhờ có tuyến hội, bọ xít không bị chim dùng làm thức ăn.
(14) Một số cây khi phát triển, bộ rễ tiết ra các chất kìm hãm các cây xung quanh
(15) Vi khuẩn Rhizobium và rễ cây họ đậu.
(16) Cây phong lan sống bám trên cây thân gỗ.
(17*) Chim tu hú đẻ trứng mình vào tổ chim khác.
(18) Vi khuẩn lam và nấm sống chung tạo địa y.
(19) Chim sáo đậu trên lưng trâu.
(20) Con kiến và cây kiến.
(21) Vi khuẩn lam sống dưới lớp biểu mô của san hô.
(22) Hải quì - tôm kí cư
(23) Cá ép - rùa biển
(24) Chim sáo – trâu
(25) Sán lá gan sống trong gan bò.
(26) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm.
(27) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
(28) Chim mỏ đỏ và linh dương.
(29) Lươn biển và cá nhỏ.
(30) Trùng roi sống trong ruột mối.
(31) Vi khuẩn lam và bèo hoa dâu.
(32) Cây nắp ấm và ruồi.
(33) Lúa và cỏ lồng vực trong ruộng lúa.
(34) Loài cá ép sống trên các loài cá lớn.
(35) Cây tỏi tiết các chất hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật ở xung quanh.
(36) Hồ ăn thịt thỏ.
(37) Giun sống trong ruột người.
(38) Củ và chồn trong rừng cạnh tranh thức ăn.
14/04/2023 | 0 Trả lời
-
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
24/04/2023 | 0 Trả lời
-
Tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh và nguồn năng lượng vĩnh cửu khác nhau như thế nào? Cho ví dụ minh họa
05/05/2023 | 0 Trả lời
-
Vẽ tháp tuổi của thỏ và nai cho biết tháp tuổi dạng gì? Nai trước sinh sản 50 con / ha sinh sản 25 con / ha sau sinh sản 5con/ha thỏ trước sinh sản 58 con/ha sinh sản 60con/ha sau sinh sản 25con/ha?
09/05/2023 | 0 Trả lời
-
Kiểu gen của bố mẹ như thế nào để con có thể có đủ loại kiểu hình?
17/07/2023 | 0 Trả lời
-
Trong quá trình nhân 2 NST của gen môi trường cung cấp 27300 Nu tự do trong đó 6300 Nu loại A. Tổng số Nu chứa trong các gen con là 31200.
a) tính số lần nhân 2 của gen.
b) tính số Nu từng loại của gen ban đầu.
01/09/2023 | 0 Trả lời
-
Giải thích kết quả các thí nghiệm sau:
p1: hoa đỏ (AA) x hoa trắn (aa)
f1: 100% hoa đỏ
p2: hoa đỏ (Aa) x hoa trắng (aa)
f1: 50% hoa đỏ 50% hoa trắng
08/09/2023 | 0 Trả lời
-
Đem giao phối giữa cặp bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện quả tròn, ngọt. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn. F2 thu được 6848 cây gồm 4 kiểu hình, trong đó có 428 quả bầu chua
a) biện luận quy luật di truyền
b) viết sơ đồ lai
c) về mặt lý thuyết các kiểu hình xuất hiện ở F2 có số lượng bao nhiêu
01/10/2023 | 0 Trả lời
-
Nêu kiểu gen ở thế hệ f1 của phép lai AA x Aa?
06/10/2023 | 0 Trả lời