YOMEDIA
NONE

So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng và bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • a. Điểm chung:

    - Sáng tác năm 1948.

    - Bối cảnh chiến trường vùng Tây Bắc.

    - Tác giả đều là những người lính thực thụ bước ra từ chiến trường máu lửa.

    b. Hình tượng người lính trong Tây Tiến của Quang Dũng:

    * Xuất thân:

    - Những chàng trai đến từ thủ đô, hầu hết là học sinh sinh viên.

    - Mang vẻ hào hoa, lãng mạn trong tâm hồn.

    * Hoàn cảnh chiến đấu:

    - Chiến trường vùng biên giới Việt - Lào khắc nghiệt.

    - Cung đường hành quân rộng lớn, khúc khuỷu.

    - Điều kiện chiến đấu thiếu thốn, phải đối mặt với căn bệnh sốt rét kinh hoàng.

    - Thường xuyên có người hy sinh vì bệnh tật và bom đạn.

    * Vẻ hào hùng, dữ dội trong ngoại hình:

    - "Không mọc tóc", "quân xanh màu lá", hậu quả của bệnh sốt rét, nhưng vào thơ Quang Dũng đã mang nét nghĩa chủ động, trở thành vẻ đẹp ngoại hình kỳ dị, trấn áp kẻ thù.

    * Vẻ hào hùng, bất khuất trong lý tưởng chiến đấu:

    - "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh": Một lòng hy sinh cho Tổ quốc, không tiếc thân mình.

    - "Rải rác biên cương mồ viễn xứ...Áo bào thay chiếu anh về đất": Cái chết hiên ngang, bất khuất, bi thương nhưng không hề bi lụy.

    * Vẻ hào hoa, lãng mạn trong đời sống tâm hồn:

    - Say sưa điệu nhạc, nụ cười ánh mắt của những cô gái trẻ, vui mừng nhảy múa trong những lúc tập kết về doanh trại.

    - "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm", khao khát tình yêu, hạnh phúc.

    => Tâm hồn trẻ trung, lãng mạn, bay bổng, là động lực để người lính trở nên mạnh mẽ kiên cường trong chiến đấu.

    c. Hình tượng người lính trong Đồng chí của Chính Hữu:

    * Xuất thân:

    - Người nông dân áo vải, đi từ làng quê nghèo khó.

    * Điều kiện chiến đấu:

    - Vùng chiến trường Việt Bắc hoang sơ, khắc nghiệt.

    - Phải đối mặt với căn bệnh sốt rét rừng.

    - Thiếu thốn vật chất, cuộc chiến vô cùng gian khổ, khó khăn.

    => Miêu tả một cách chân thực, không mang màu sắc lãng mạn.

    * Ngoại hình:

    - Không mang vẻ dữ dội, thay vào đó là hình tượng người lính nghèo nàn, khổ cực "Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá/Miệng cười buốt giá chân không giày" => Vẻ đẹp đến từ sự chân chất giản dị.

    * Vẻ đẹp tâm hồn:

    - Thể hiện chủ yếu thông qua tình đồng chí gắn bó sâu sắc.

    - Sự thông cảm lẫn nhau khi cùng có chung hoàn cảnh, gắn bó sâu sắc, đồng cam cộng khổ vượt qua những lúc ốm đau bệnh tật.

    Đặc biệt là cùng kề vai nhau bước vào chiến trường máu lửa, thấu hiểu nỗi mất mát, hy sinh trong chiến tranh.

    - Tinh thần kiên cường bất khuất vượt qua mọi khó khăn gian khổ trong chiến đấu.

      bởi truc lam 29/04/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON