YOMEDIA
NONE

Tác động và xu thê toàn cầu hoá của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ ?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Tác động của cách mạng khoa học - công nghệ.

    Về sản xuất và kinh tế, cho phép thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng suất lao động; làm thay đổi vị trí, cơ cấu các ngành sản xuất, làm xuất hiện các vùng và các ngành công nghiệp mới… cho phép tạo ra những sản phẩm mới, tiện nghi hơn, các nhu cầu tiêu dùng mới, làm cho đời sống con người được cải thiện, từng bước nâng cao mức sống.

    Làm thay đổi về cơ bản cơ cấu dân cư, xu hướng tăng lao động công nghiệp, dịch vụ ,lao động nông nghiệp giảm dần.

    Đưa loài người chuyển sang nền văn minh mới (Văn minh trí tuệ) và đang đặt ra những thay đổi mới trong sự nghiệp giáo dục đào tạo ở các quốc gia.

    Làm cho nền kinh tế thế giới mang tính quốc tế hoá cao, hình thành thị trường toàn cầu, vừa cạnh tranh khốc liệt vừa hợp tác hoà bình.

    Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ do con người làm chủ. Nếu sử dụng hướng thiện sẽ mang lại nguồn lực và sức mạnh to lớn . Ngược lại nếu sử dụng không vì lợi ích phát triển của con người thì dẫn đến sự tàn phá không thể lường trước được như vũ khí huỷ diệt; bên cạnh đó là nạn ôi nhiễm môi trường, bệnh tật, tai nạn giao thông, lao động…

    Xu thế toàn cầu hoá và ảnh hưởng của nó.

    Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, trên thế giới đã diễn ra quá trình toàn cầu hoá với những mối quan hệ ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau giữa các tập đoàn kinh tế thế giới.

    Những biểu hiện của toàn cầu hoá:

    + Sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ thưông mại quốc tế.

    + Sự phát triển và ảnh hưởng của các công ty xuyên quốc gia (Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 500 công ty xuyên quốc gia kiểm soát ¾  giá trị thương mại toàn cầu).

    + Hợp nhất và sáp nhập các công ty thành những tập đoàn kinh tế khổng lồ tăng cường khả năng cạnh tranh.

    + Sự ra đời các liên minh kinh tế, tài chính thế giới và khu vực tiêu biểu như; Liên minh Châu Âu EU, Hiệp hội các nước Đông Nam Á  (ASEAN), Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Diễn đàn kinh tế châu Á – TBD (APEC)…

    Vai trò của toàn cầu hoá:

    + Mặt tích cực:

    Toàn cầu hoá là xu thế khách quan mang tính tất yếu không thể đảo ngược, nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển trên phạm vi thế giới.

    + Mặt hạn chế:

    Toàn cầu hoá tạo ra những mặt mang tinh tiêu cực như sự cạnh tranh quyết liệt, dẫn đến nguy cơ mất ổn định về chính trị, văn hoá-xã hội làm mất dần bản sắc văn hoá của dân tộc, làm tăng khoảng cách giàu-nghèo .

    + Toàn cầu hoá vừa là thời cơ vừa là thách thức cho mỗi quốc gia dân tộc

    -Thời cơ: Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày nay, đã chứng tõ sự tiến bộ vượt bậc của khoa học – công nghệ. Với xu thế hội nhập vói nền kinh tế thế giới, cơ hội đang đến gần khi Việt Nam gia nhập WTO, có cơ hội nhanh chóng rút ngắn khoảng cách về khoa học công nghệ, chúng ta tiếp thu những thành tựu khoa học của các nước tiên tiến nhằm hiện đại hoá đất nước…

    -Thách thức: Trong công cuộc CNH-HĐH đất nước ở Việt Nam hiện nay, muốn thành công thì vai trò của khoa học kỹ thuật có ý nghĩa quyết định. Vì trong qúa trình hội nhập cũng dễ bị hoà tan, do nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, kỹ thuật sản xuất yếu kém .

    Vì vậy chúng ta cần nắm bắt thời cơ ra sức học tập để nắm vững khoa học công nghệ cao của thế giới..

      bởi Nhi Nhi 21/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF