Phân tích giá trị biện pháp tu từ trong đoạn Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng...
Phân tích giá trị biện pháp tu từ trong đoạn trích:
"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió."
Trả lời (3)
-
tham khảo nhé :
Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
Hai câu thơ trên đã vẽ lên một hình ảnh tuyệt đẹp: cánh buồm trắng no căng gió đưa con thuyền vượt lên phía trước. Tế Hanh đã có một so sánh rất lạ: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Phép so sánh thường lấy đối tượng trừu tượng so sánh với đối tượng cụ thể để người đọc, người nghe hình dung rõ về đối tượng trừu tượng đó. Trong phép so sánh của Tế Hanh, nhà thơ lại lấy một hình ảnh cụ thể “cánh buồm” để so sánh với một hình ảnh trừu tượng” mảnh hồn làng”. Viết như vậy thật độc đáo! "Mảnh hồn làng” gợi đến truyền thống chăm chỉ, cần cù và bao đức tính quí báu của người dân vùng biển. So sánh “cánh buồm ” với “mảnh hồn làng” khiến hình ảnh cánh buồm trở nên thiêng liêng, xúc động biết bao. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Động từ “rướn “ rất mạnh mẽ và hình ảnh "rướn thân trắng” cũng vô cùng gợi cảm, nó gợi đến sự trong sáng, vẻ thuần khiết của “cánh buồm” và cũng là của “mảnh hồn làng”. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thấu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người. Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài “quê hương”.
bởi B Ming_ 08/06/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Với chất thơ rất đỗi bình dị và gợi cảm, Quê hương của Tế Hanh đã vẽ ra thật chân thực bức tranh khung cảnh sinh hoạt của những người dân làng chài, khỏe khoắn, sôi động và tràn đầy sức sống. Từ đó, ta thấy được tấm lòng gắn bó, yêu quê hương tha thiết của nhà thơ Tế Hanh. Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ, có giá trị biểu cảm, làm khơi gợi nên vẻ đẹp của bức tranh quê hương miền biển. Tiêu biểu là trong hai câu thơ "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng / Rướn thân trắng bao la thâu góp gió".
Tế Hanh (1921-2009), quê ở Quảng Bình, là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới, cảm hứng sáng tác của ông thường là những đề tài về quê hương, đất nước. Quê hương (1929) được rút ra từ tập thơ Nghẹn ngào, phương thức biểu đạt chủ yếu là miêu tả, biểu cảm.
Với hai câu thơ "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng/Rướn thân trắng bao la thâu góp gió", Tế Hanh đã sử dụng các biện pháp tu từ thật ý vị và nhiều sức gợi cảm. Nếu như trước đó trong hai câu thơ "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt thời gian", con thuyền đứng trong môt tâm thế rất chủ động, mạnh mẽ sẵn sàng vượt mọi khó khăn, sóng to gió lớn, vượt cả trường giang, biển cả dường như trở thành bức phông nền làm bật lên vẻ mạnh mẽ của con thuyền. Thì chi tiết cánh buồm giương to đó lại là sự miêu tả tỉ mỉ và sâu sắc của tác giả về con thuyền đó. Tế Hanh đã sử dụng một biện pháp tu từ rất quen thuộc trong thơ ca đó là biện pháp so sánh, nhưng có một điểm rất khác biệt ở thơ ông ấy là nếu nhiều tác giả khác thường so sánh cái trừu tượng với cái cụ thể, ví như câu "Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Thì ngược lại Tế Hanh lại lấy cái cụ thể là "cánh buồm" đem so với "mảnh hồn làng". Cánh buồm trắng ấy, vươn rộng ra như mảnh hồn, mảnh tình của quê hương theo sát con thuyền, dù thuyền có về đâu, mảnh hồn làng vẫn vương vấn, đó cũng là nỗi mong đợi của người ở lại, vừa là nỗi khao khát nhớ về làng chài của người ra biển. Hình ảnh so sánh này mang đậm nét lãng mạn, bay bổng rất đặc trưng cho bút pháp lãng mạn hóa, làm đẹp mọi thứ của Tế Hanh.
Ở câu thơ thứ hai "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió", Tế Hanh tiếp tục tinh tế sử dụng biện pháp nhân hóa, vốn cũng là một biện pháp tu từ quen thuộc, bằng việc sử dụng động từ rất đặc biệt đó là động từ "rướn", "thâu". Tưởng như cánh buồm đang cố hết sức làm việc gom được nhiều gió để đẩy thuyền ra xa ngoài biển lớn. Cánh buồm giờ đây cũng đang góp sức, góp công cho công việc đánh bắt của người ngư dân vậy, nó chẳng khác nào một nhân lực chính trong công cuộc vươn ra biển lớn của con thuyền. Nếu chỉ đọc sơ, ta những tưởng đây là hình ảnh thật vĩ đại to lớn làm sao, nhưng phân tích kỹ thì, ôi hóa ra hình ảnh tráng lệ ấy cũng là lấy những chất liệu thật dung dị, giản đơn từ cuộc sống mà thâu góp lên những hình ảnh hùng vĩ như vậy, tất cả đều góp một phần nhỏ, cống hiến để cho công việc của tập thể được thuận lợi hơn. Đó là cái hay trong thơ Tế Hanh.
Như vậy chỉ với hai câu thơ thật ngắn ngủi, nhưng chúng ta cũng đã phần nào thấy được sự tinh tế trong thơ của Tế Hanh. Dù chỉ là những chất liệu thật dung dị đời thường, nhưng bằng bút pháp đặc tả, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa sự vật bỗng như có linh hồn, có tinh thần, làm bạn với con người trong công cuộc lao động thường ngày.
bởi B Ming_ 08/06/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
“Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
Hai câu thơ trên đã vẽ lên một hình ảnh tuyệt đẹp: cánh buồm trắng no căng gió đưa con thuyền vượt lên phía trước. Tế Hanh đã có một so sánh rất lạ: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Phép so sánh thường lấy đối tượng trừu tượng so sánh với đối tượng cụ thể để người đọc, người nghe hình dung rõ về đối tượng trừu tượng đó. Trong phép so sánh của Tế Hanh, nhà thơ lại lấy một hình ảnh cụ thể “cánh buồm” để so sánh với một hình ảnh trừu tượng” mảnh hồn làng”. Viết như vậy thật độc đáo! "Mảnh hồn làng” gợi đến truyền thống chăm chỉ, cần cù và bao đức tính quí báu của người dân vùng biển. So sánh “cánh buồm ” với “mảnh hồn làng” khiến hình ảnh cánh buồm trở nên thiêng liêng, xúc động biết bao. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Động từ “rướn “ rất mạnh mẽ và hình ảnh "rướn thân trắng” cũng vô cùng gợi cảm, nó gợi đến sự trong sáng, vẻ thuần khiết của “cánh buồm” và cũng là của “mảnh hồn làng”. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thấu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người. Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn
bởi B Ming_ 08/06/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
22/11/2022 | 1 Trả lời
-
23/11/2022 | 1 Trả lời
-
22/11/2022 | 1 Trả lời
-
22/11/2022 | 1 Trả lời
-
A. Oxygen.
B. Carbon dioxide.
C. Chất dinh dưỡng.
D. Vitamin.
22/11/2022 | 1 Trả lời
-
22/11/2022 | 1 Trả lời
-
22/11/2022 | 1 Trả lời
-
23/11/2022 | 1 Trả lời
-
A. Cơ năng.
B. Quang năng.
C. Hóa năng.
D. Nhiệt năng.
23/11/2022 | 1 Trả lời
-
23/11/2022 | 1 Trả lời
-
A. Cơ năng.
B. Động năng.
C. Hóa năng.
D. Nhiệt năng.
22/11/2022 | 1 Trả lời
-
22/11/2022 | 1 Trả lời
-
A. Tạo ra nguồn nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
B. Sinh ra nhiệt để giải phóng ra ngoài môi trường.
C. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
D. Tạo ra các sản phẩm tham gia hoạt động chức năng của tế bào.
22/11/2022 | 1 Trả lời
-
22/11/2022 | 1 Trả lời
-
22/11/2022 | 1 Trả lời
-
(1) Chuyển hóa các chất ở tế bào được thực hiện qua quá trình tổng hợp và phân giải các chất.
(2) Chuyển hóa các chất luôn đi kèm với giải phóng năng lượng.
(3) Trao đổi chất ở sinh vật gồm quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.
(4) Tập hợp tất cả các phản ứng diễn ra trong và ngoài cơ thể được gọi là quá trình trao đổi chất.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
22/11/2022 | 1 Trả lời
-
23/11/2022 | 1 Trả lời
-
A. Carbon dioxide.
B. Oxygen.
C. Nhiệt.
D. Tinh bột.
22/11/2022 | 1 Trả lời
-
23/11/2022 | 1 Trả lời
-
22/11/2022 | 1 Trả lời
-
22/11/2022 | 1 Trả lời
-
23/11/2022 | 1 Trả lời
-
22/11/2022 | 1 Trả lời
-
22/11/2022 | 1 Trả lời
-
22/11/2022 | 1 Trả lời