Hướng dẫn giải bài tập SGK chương trình Hóa học 9 Bài 39 Benzen giúp các em học sinh nắm chắc về CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của benzen. Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, độc tính. Tính chất hoá học của C6H6: Phản ứng thế với Br2 lỏng (có bột sắt, đun nóng), pứ cháy, pứ cộng hiđro và clo. Benzen được dùng làm nhiên liệu và dung môi trong tổng hợp hữu cơ.
-
Bài tập 1 trang 125 SGK Hóa học 9
Cấu tạo đặc biệt của phân tử benzen là:
a) Phân tử có 6 vòng cạnh.
b) Phân tử có ba liên kết đôi.
c) Phân tử có 6 vòng cạnh chứa ba liên kết đôi xen kẽ ba liên kết đơn.
d) Phân tử có 6 vòng cạnh chứa ba liên kết đôi và ba liên kết đơn.
Hãy chọn câu đúng nhất trong các câu trên.
-
Bài tập 2 trang 125 SGK Hóa học 9
Một số học sinh viết công thức cấu tạo của benzen như sau:
Hãy cho biết công thức nào viết đúng, viết sai, tại sao?
-
Bài tập 3 trang 125 SGK Hóa học 9
Cho benzen tác dụng với brom tạo ra brombenzen:
a) Viết phương trình hóa học (có ghi rõ điều kiện phản ứng).
b) Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế 15,7g brombenzen. Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%.
-
Bài tập 4 trang 125 SGK Hóa học 9
Hãy cho biết chất nào trong các chất sau đây có thể làm mất màu dung dịch brom. Giải thích và viết phương trình hóa học (nếu có).
a) C6H6.
b) CH2 = CH – CH = CH2.
c) CH3 – C≡ CH.
d) CH3 – CH3.
-
Bài tập 39.1 trang 49 SBT Hóa học 9
Benzen không làm mất màu dung dịch brom vì
A. benzen là chất lỏng.
B. phân tử có cấu tạo vòng.
C. phân tử có 3 liên kết đôi.
D. phân tử có cấu tạo vòng, trong đó có 3 liên kết đôi xen kẽ ba liên kết đơn.
-
Bài tập 39.2 trang 49 SBT Hóa học 9
Cho benzen vào ống nghiệm đựng dung dịch brom, lắc đều sau đó để yên thấy chất lỏng trong ống nghiệm
A. là đồng nhất và có màu của dung dịch brom.
B. tách thành hai lớp và đều có màu.
C. tách thành hai lớp, lớp ở trên không màu.
D. là đồng nhất và không có màu.
-
Bài tập 39.3 trang 49 SBT Hóa học 9
Đốt cháy cùng 1 gam các chất CH4, C2H4, C2H2, C6H6 thu được khí CO2 với khối lượng tương ứng là a, b, c, d gam. Trật tự của a, b, c, d là
A. a < b < c < d
B. b < a < d < c
C. a < b < c = d
D. c = d < b < a
-
Bài tập 39.4 trang 49 SBT Hóa học 9
Đốt cháy hiđrocacbon A, người ta thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mCO2 : mH2O = 44 : 9. Biết A không làm mất màu dung dịch brom. Hỏi A là hiđrocacbon nào trong số các hiđrocacbon sau ?
CH ≡CH ; CH3 - CH3 ; CH2 = CH - C = CH ; CH2 = CH2 ;
-
Bài tập 39.5 trang 49 SBT Hóa học 9
a) Để đốt cháy 0,1 mol benzen cần dùng bao nhiêu lít oxi ở đktc ? Bao nhiêu lít không khí ở đktc ?
b) Từ kết quả trên hãy giải thích tại sao khi benzen cháy trong không khí lại sinh ra nhiều muội than.
-
Bài tập 39.6 trang 49 SBT Hóa học 9
Trong những hiđrocacbon sau : CH3-CH2-CH3; CH2=CH2; CH3-CH3; CH≡CH; C6H6 (benzen) những chất nào có phản ứng thế với brom? Có phản ứng cộng với brom? Viết phương trình hoá học minh hoạ và ghi rõ điều kiện phản ứng?
-
Bài tập 39.7 trang 49 SBT Hóa học 50
Khi có mặt bột sắt, benzen phản ứng với clo tương tự như phản ứng với brom. Hãy tính lượng clobenzen thu được khi cho 15,6 gam benzen tác dụng với clo dư khi có mặt bột Fe và đun nóng. Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%.