Hướng dẫn giải bài tập SGK chương trình Hóa học 8 Bài 32 Phản ứng oxi hóa - khử giúp các em học sinh nắm kĩ năng phân biệt chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa trong những phản ứng oxi hóa – khử cụ thể; phân biệt phản ứng oxi hóa – khử với các loại phản ứng khác.
-
Bài tập 1 trang 113 SGK Hóa học 8
Hãy chép vào vở bài tập những câu đúng trong các câu sau đây:
A. Chất nhường oxi cho chất khác là chất khử.
B. Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa.
C. Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử.
D. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra sự oxi hóa.
E. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
-
Bài tập 2 trang 113 SGK Hóa học 8
Hãy cho biết trong những phản ứng hóa học xảy ra quanh ta sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa - khử? Lợi ích và tác hại của mỗi phản ứng?
a) Đốt than trong lò: C + O2 → CO2.
b) Dùng cacbon oxit khử sắt (III) oxit trong luyện kim.
Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2.
c) Nung vôi: CaCO3 → CaO + CO2.
d) Sắt bị gỉ trong không khí: 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3.
-
Bài tập 3 trang 113 SGK Hóa học 8
Hãy lập các phương trình hóa học theo các sơ đồ sau:
Fe2O3 + CO → CO2 + Fe
Fe3O4 + H2 → H2O + Fe
CO2 + Mg → MgO + C
Các phản ứng hóa học này có phải ứng oxi hóa – khử không? Vì sao? Nếu là phản ứng oxi hóa – khử, cho biết chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi hóa? Vì sao?
-
Bài tập 4 trang 113 SGK Hóa học 8
Trong phòng thí nghiệm người ta đã dùng cacbon đioxit CO để khử 0,2 mol Fe3O4 và dùng khí hiđro để khử 0,2 mol Fe2O3 ở nhiệt độ cao.
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra;
b. Tính số lít khí ở đktc CO và H2 cần dùng cho mỗi phản ứng.
c. Tính số gam sắt thu được ơ mỗi phản ứng hóa học.
-
Bài tập 5 trang 113 SGK Hóa học 8
Trong phòng thí nghiệm người ta dùng khí hiđro để khử sắt (II) oxit và thu được 11,2 g Fe.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.
b) Tính khối lượng sắt (III) oxit đã phản ứng.
c) Tính thể tích khí hiđro đã tiêu thụ (đktc).
-
Bài tập 32.1 trang 44 SBT Hóa học 8
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất chiếm oxi của các chất khác là chất oxi hóa
B. Chất nhường oxi cho chất khác là chất khử.
C. Sự tách oxi ra khỏi hợp chất là sự khử.
D. Sự tách oxi ra khỏi hợp chất là sự oxi hóa.
-
Bài tập 32.2 trang 45 SBT Hóa học 8
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2
(2) Cho khí CO qua sắt (III) oxit nung nóng
(3) Đốt cháy Mg trong bình đựng khí CO2
(4) Đốt cháy Fe trong bình đựng khí Cl2
(5) Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH
Số thí nghiệm có thể xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Bài tập 32.3 trang 45 SBT Hóa học 8
Cho các sơ đồ phản ứng :
(1) H2 + Fe2O3 → Fe + H2O
(2) CO + Fe2O3 → Fe + CO2
(3) C + H2O → CO + H2
(4) Al + CuO → Cu + Al2O3
(5) Al + Fe2O3 → Fe + Al2O3
(6) C + CO2 → CO
a) Hãy lập các phương trình hoá học của các phản ứng trên.
b) Quá trình nào được gọi là sự khử ? Quá trình nào được gọi là sự oxi hoá ?
c) Trong các phản ứng trên, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử ? Vì sao ? Chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi hoá ?
-
Bài tập 32.4 trang 45 SBT Hóa học 8
Cho các loại phản ứng hóa học sau:
(1) phản ứng hóa hợp
(2) Phản ứng phân hủy
(3) Phản ứng oxi hóa – khử
Những biến đổi hóa học sau đây thuộc loại phản ứng nào:
a) Nung nóng canxicacbonat
b) Sắt tác dụng với lưu huỳnh
c) Khí CO đi qua chì (II) oxit nung nóng?
-
Bài tập 32.5 trang 45 SBT Hóa học 8
Phản ứng H2 khử sắt (II) thuộc loại phản ứng gì? Tính số gam sắt (II) oxit bị khử bởi 22,4 lit khí hidro (đktc).
-
Bài tập 32.6 trang 45 SBT Hóa học 8
Cần điều chế 33,6 g sắt bằng cách dùng khí CO khử Fe3O4.
a) Viết phương trình phản ứng
b) Tính khối lượng Fe3O4 cần dùng
c) Tính thể tích khi CO đã dùng (đktc)
-
Bài tập 32.7 trang 46 SBT Hóa học 8
Dẫn luồng khí H2 dư đi qua 16 g hỗn hợp hai oxit CuO và Fe2O3, nung nóng. Sau phản ứng để nguội, cân lại thấy khối lượng hỗnn hợp giảm 25%. Tính phần trăm khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
-
Bài tập 32.8 trang 46 SBT Hóa học 8
Cho H2 khử 16g hỗm hợp FeO và CuO trong đó CuO chiếm 25% khối lượng
a) Tính khối lượng Fe và khối lượng Cu thu được sau phản ứng.
b) Tính tổng thể tích khí H2 (đktc) đã tham gia phản ứng.
-
Bài tập 32.9 trang 46 SBT Hóa học 8
Người ta dùng khí cacbon oxit để khử đồng (II) oxit.
a) Nếu khử a gam đồng (II) oxit thì thu được bao nhiêu gam đồng?
b) Cho a = 150g, hãy tính kết quả bằng số.
-
Bài tập 32.10 trang 46 SBT Hóa học 8
Khử 12g sắt (III) oxit bằng khí hidro.
a, Thể tích khí hidro (đktc) cần dùng là:
A. 5,04 lít
B. 7,56 lít
C. 10,08 lít
D. 8,2 lít
b) Khối lượng sắt thu được là:
A. 16,8g
B. 8,4g
C. 12,6g
D.18,6g
-
Bài tập 32.11 trang 46 SBT Hóa học 8
Người ta điều chế được 24g đồng bằng cách dùng hidro khử đồng (II) oxit.
a) Khối lượng đồng (II) oxit bị khử là:
A. 15g
B. 45g
C. 60g
D. 30g
b) Thể tích khí hidro (đktc) đã dùng là:
A. 8,4 lít
B. 12,6 lít
C. 4,2 lít
D. 16,8 lít