Bài tập 39.12 trang 88 SBT Hóa học 10
Gần đây, khi thám hiểm Nam Cực, các nhà khoa học đã tìm thấy những đồ hộp do các đoàn thám hiểm trước để lại. Mặc dù đã qua hàng trăm năm, nhưng các thức ăn trong những đồ hộp đó vẫn trong tình trạng tốt, có thể ăn được. Hãy giải thích và liên hệ với viộc bảo quản thực phẩm bằng cách ướp đá.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 39.12
Nam Cực là nơi lạnh nhất Trái Đất. Nhiệt độ ở vùng này có thể xuống hàng chục độ dưới không. Ở nhiệt độ đó, các phản ứng hoá học phân huỷ thức ăn hầu như không xảy ra. Điều này giải thích vì sao đã qua hàng trăm năm, nhưng các thức ăn trong những đồ hộp đó vẫn trong tình trạng tốt, có thể ăn được. Để giảm tốc độ phản ứng phân huỷ thức ăn, người ta bảo quản thực phẩm bằng cách ướp đá.
-- Mod Hóa Học 10 HỌC247
-
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào phù hợp với một phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng?
bởi Minh Hanh 21/08/2021
A. Phản ứng thuận đã kết thúc
B. Phản ứng nghịch đã kết thúc
C. Cả phản ứng thuận và phản ứng nghịch đã kết thúc
D. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc dộ phản ứng nghịch
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Xét phản ứng trong quá trình luyện gang: \(Fe_2O_3 (r) + 3CO (kk) ⇌ 2Fe (r) + 3CO_2\) (k); ΔH > 0
bởi Phung Hung 21/08/2021
Có các biện pháp:
Tăng nhiệt đô phản ứng
Tăng áp suất chung của hệ
Giảm nhiệt độ phản ứng
Tăng áp suất CO
Trong các biện pháp trên, có bao nhiêu biện pháp làm tăng hiệu suất của phản ứng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận
B. chỉ làm tăng tốc dộ phản ứng nghịch
C. làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch với số lần như nhau
D. không làm tăng tốc độ của phản ứng thuận và nghịch
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong bình kín dung tích 1 lít, người ta cho vào 5,6 gam khí CO và 5,4 gam hơi nước. Phản ứng xảy ra là: \(CO + H_2O ⇆ CO_2 + H_2\). Ở 850oC hằng số cân bằng của phản ứng trên là 1. Nồng độ mol của CO và H2O khi đạt đến cân bằng lần lượt là :
bởi Tra xanh 20/08/2021
A. 0,2 M và 0,3 M.
B. 0,08 M và 0,2 M.
C. 0,12 M và 0,12 M.
D. 0,08 M và 0,18 M.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
(2) N2 (k) + 3H2 (k) ⇆ 2NH3 (k)
(3) CO2 (k) + H2 (k) ⇆ CO (k) + H2O (k)
(4) 2HI (k) ⇆ H2 (k) + I2 (k)
(5) CH3COOH (l) + C2H5OH (l) ⇆ CH3COOC2H5 (l) + H2O (l)
Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hoá học đều không bị chuyển dịch là :
A. (1) và (2).
B. (3) và (4).
C. (3), (4) và (5).
D. (2), (4) và (5).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Xét phản ứng: \(2NO_2 (k) ⇆ N_2O_4\) (k). Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí thu được so với H2 ở nhiệt độ t1 là 27,6; ở nhiệt độ t2 là 34,5 (t1 > t2). Có 3 ống nghiệm đựng khí NO2 (có nút kín). Sau đó : Ngâm ống thứ nhất vào cốc nước đá; ngâm ống thứ hai vào cốc nước sôi; ống thứ ba để ở điều kiện thường. Một thời gian sau, ta thấy :
bởi Nguyễn Lê Tín 20/08/2021
A. ống thứ nhất có màu đậm nhất, ống thứ hai có màu nhạt nhất.
B. ống thứ nhất có màu nhạt nhất, ống thứ hai có màu đậm nhất.
C. ống thứ nhất có màu đậm nhất, ống thứ ba có màu nhạt nhất.
D. ống thứ nhất có màu đậm nhất, ống thứ hai và ống thứ ba đều có màu nhạt hơn.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Xét phản ứng: \(2NO_2 (k) ⇆ N_2O_4\) (k). Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí thu được so với H2 ở nhiệt độ t1 là 27,6; ở nhiệt độ t2 là 34,5 (t1 > t2). Có 3 ống nghiệm đựng khí NO2 (có nút kín). Sau đó : Ngâm ống thứ nhất vào cốc nước đá; ngâm ống thứ hai vào cốc nước sôi; ống thứ ba để ở điều kiện thường. Một thời gian sau, ta thấy :
bởi Anh Nguyễn 20/08/2021
A. ống thứ nhất có màu đậm nhất, ống thứ hai có màu nhạt nhất.
B. ống thứ nhất có màu nhạt nhất, ống thứ hai có màu đậm nhất.
C. ống thứ nhất có màu đậm nhất, ống thứ ba có màu nhạt nhất.
D. ống thứ nhất có màu đậm nhất, ống thứ hai và ống thứ ba đều có màu nhạt hơn.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cân bằng phản ứng H2 + I2 ⇆ 2HI (ΔH < 0) được thiết lập ở toC khi nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng là [H2] = 0,8 mol/l; [I2] = 0,6 mol/l ; [HI] = 0,96 mol/l. Hằng số K có giá trị là :
bởi Nguyễn Thanh Thảo 20/08/2021
A. 1,92.10-2.
B. 1,82.10-2.
C. 1,92.
D. 1,82.
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 39.10 trang 87 SBT Hóa học 10
Bài tập 39.11 trang 88 SBT Hóa học 10
Bài tập 39.13 trang 88 SBT Hóa học 10
Bài tập 39.14 trang 88 SBT Hóa học 10
Bài tập 39.15 trang 88 SBT Hóa học 10
Bài tập 39.16 trang 88 SBT Hóa học 10
Bài tập 39.17 trang 88 SBT Hóa học 10
Bài tập 1 trang 216 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 2 trang 216 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 3 trang 216 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 4 trang 216 SGK Hóa học 10 nâng cao
Bài tập 5 trang 216 SGK Hóa học 10 nâng cao