Giải bài 1 tr 35 sách GK Địa lớp 12
Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có những điểm gì giống nhau và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất?
Hướng dẫn giải chi tiết câu 1
- Giống nhau
- Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
- Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng.
- Khác nhau
- Đồng bằng sông Hồng
- Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ nên.
- Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi phù sa hằng năm.
- Chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê). Vùng trung du có đất xám trên phù sa cổ.
- Đồng bằng sông Cửu Long
- Do phù sa của của hệ thống sông Mê Công bồi tụ nên.
- Địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. . Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên… bị ngập nước vào mùa lũ.
- Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Tính chất tương đối phức tạp với ba nhóm đất chính là đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.
- Đồng bằng sông Hồng
-- Mod Địa Lý 12 HỌC247
-
Sự đa dạng của địa hình núi nước ta được thể hiện ở nhiều dạng địa hình miền núi như thế nào?
bởi Lê Trung Phuong 26/06/2023
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hãy nêu các đặc điểm về địa hình đồi núi ở nước ta?
bởi trần b 09/01/2023
Hãy nêu các đặc điểm về địa hình đồi núi ở nước ta?
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Vì sao đất trong đê lại bị bạc màu? Vì sao đất bị nhiễm phèn, mặn?
bởi Nguyễn Thị Mai Linh 21/09/2022
Theo dõi (0) 0 Trả lời -
Chứng minh địa hình tác động đến khí hậu ở nước ta?
bởi Tuyet Tram 17/06/2021
Chứng minh địa hình tác động đến khí hậu ở nước taTheo dõi (0) 0 Trả lời -
Ở nước ta bão là thiên tai xảy ra hằng năm, gây hậu quả nặng nề nhất cho vùng nào?
bởi Spider man 07/06/2021
A. Vùng đồng bằng, ven biển.
B. Vùng đồi núi, ven biển.
C. Vùng trung du, đồng bằng.
D. Vùng trung du và miền núi.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sự khó khắn về tự nhiên đối với việc phát triển KT0XH của vùng đồi núi là
bởi Thanh Nguyên 06/06/2021
A. đất trồng cây lương thực bị hạn chế.
B. địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực trở ngại cho giao thông.
C. khí hậu phân hoá phức tạp.
D. khoáng sản có nhiều mỏ trữ lượng nhỏ, phân tán trong không gian.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là:
bởi Van Dung 07/06/2021
A. Hiện tượng động đất thường xuyên xảy ra ở những vùng đứt gãy sâu.
B. Tình trạng thiếu đất canh tác, thiếu nước xảy ra thường xuyên.
C. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối và hẻm vực.
D. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn và lũ nguồn dễ xảy ra.Theo dõi (1) 1 Trả lời -
Việc khai thác, sử dụng hợp lí miền đồi núi không chỉ giúp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của miền này, mà còn có tác dụng bảo vệ sinh thái cho cả vùng đồng bằng bởi
bởi Phạm Phú Lộc Nữ 06/06/2021
A. miền núi nước ta giàu tài nguyên khoáng sản.
B. phù sa của các con sông lớn mang vật liệu từ miền đồi núi bồi đắp cho vùng đồng bằng.
C. nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển làm thu hẹp, chia cắt dải đồng bằng ven biển.
D. giữa địa hình đồi núi và đồng bằng có mối quan hệ chặt chẽ về mặt phát sinh và các quá trình tự nhiên hiện đại.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vì sao việc khai thác, sử dụng hợp lí miền đồi núi có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ sinh thái cho vùng đồng bằng?
bởi Nhat nheo 06/06/2021
A. Miền núi nước ta giàu tài nguyên khoáng sản có nguồn gốc nội sinh.
B. Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, có sự phân hóa đa dạng.
C. Nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển làm thu hẹp, chia cắt dải đồng bằng ven biển.
D. Đồi núi và đồng bằng có mối quan hệ về mặt phát sinh và các quá trình tự nhiên.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hướng địa hình chủ yếu của vùng núi Đông Bắc là
bởi can chu 06/06/2021
A. tây – đông.
B. vòng cung.
C. tây bắc – đông nam.
D. bắc – nam.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. dãy Hoàng Liên Sơn.
B. dãy Hoành Sơn.
C. sông Thu Bồn.
D. dãy Bạch Mã.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Bên cạnh núi, miền núi còn có đồi.
B. Miền núi có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi.
C. Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, ở miền núi có nhiều núi thấp.
D. Miền núi có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên...Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
B. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
C. Địa hình gồm hai hướng chính: Tây – Đông và Tây Bắc – Đông Nam.
D. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 2 trang 35 SGK Địa lý 12
Bài tập 3 trang 35 SGK Địa lý 12
Bài tập 1 trang 14 SBT Địa lí 12
Bài tập 2 trang 14 SBT Địa lí 12
Bài tập 3 trang 15 SBT Địa lí 12
Bài tập 4 trang 15 SBT Địa lí 12
Bài tập 5 trang 15 SBT Địa lí 12
Bài tập 6 trang 15 SBT Địa lí 12
Bài tập 7 trang 15 SBT Địa lí 12
Bài tập 8 trang 15 SBT Địa lí 12
Bài tập 9 trang 16 SBT Địa lí 12
Bài tập 10 trang 16 SBT Địa lí 12
Bài tập 11 trang 16 SBT Địa lí 12
Bài tập 12 trang 16 SBT Địa lí 12