Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 39940
Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO2. Hợp chất với hidro của R chứa 75% khối lượng R. Vậy R là:
- A. C
- B. S
- C. Cl
- D. Si
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 39941
Các nguyên tố nhóm IA có điểm chung là:
- A. Dễ dàng nhường 1 e
- B. Số nơtron
- C. Số electron hóa trị
- D. Cả b và c đúng
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 39982
Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là:
- A. 1s2 2s2 2p6 3s2
- B. 1s2 2s2 2p6
- C. 1s2 2s2 2p5 3p2
- D. 1s2 2s2 2p6 3s1
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 39983
Số nguyên tố trong chu kì 3 và 4 bằng:
- A. 8, 16
- B. 8, 32
- C. 8, 18
- D. 2, 8.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 39984
Tìm phát biểu sai:
- A. Nguyên tử các các nguyên tố cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau
- B. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần
- C. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần
- D. Cả A và C đúng
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 39985
Hòa tan hết 12,34 gam hỗn hợp kim loại X gồm 3 kim loại thuộc nhóm IA và IIA tác dụng với lượng dư dd H2SO4 loãng thu được 4,48 lít H2 (đktc) và m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là:
- A. 31,54
- B. 30,50
- C. 28,14
- D. 45,00
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 39986
Các nguyên tố B (Z=5), Al (Z=13), C (Z=6), N (Z=7) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần bán kính nguyên tử theo dãy nào trong các dãy sau?
- A. B>C>N>Al
- B. N>C>B>Al
- C. C>B>Al>N
- D. Al>B>C>N
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 39987
Sắp xếp các ion sau theo chiều tăng dần bán kính: K+, S2-, Ca2+, Cl-.
- A. K+, S2-, Ca2+, Cl-.
- B. S2-, Cl-, K+, Ca2+.
- C. Ca2+, K+, Cl-, S2-.
- D. K+, Ca2+, Cl-, S2-.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 39988
Liên kết được tạo thành giữa hai ngtử bằng một hay nhiều cặp electron chung , gọi là :
- A. Liên kết ion.
- B. Liên kết CHT.
- C. Liên kết kin loại.
- D. Liên kết hyđro.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 39989
Trong phân tử nào chỉ tồn tại liên kết đơn ?
- A. N2
- B. O2
- C. F2
- D. CO2.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 39990
Cho các phân tử : H2 ; CO2 ; Cl2 ; N2 ; I2 ; C2H4 ; C2H2 . Có bao nhiêu phân tử có liên kết ba trong phân tử ?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 39991
Trong phân tử NH4Cl có bao nhiêu liên kết CHT ?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 39992
Cho X(Z=9),Y(Z= 19). Kiểu liên kết hóa học giữa X và Y là :
- A. ion.
- B. CHT có cực.
- C. CHT không cực.
- D. cho–nhận.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 39993
Cho dãy oxit sau : Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. Các hợp chất có liên kết CHT không phân cực là:
- A. Cl2O7
- B. Al2O3, SiO2, P2O5
- C. MgO, SiO2, P2O5, SO3
- D. SO3
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 39994
Dãy chất nào sau đây có liên kết ion:
- A. NaCl, H2O, KCl, CsF
- B. KF, NaCl, NH3, HCl
- C. NaCl, KCl, KF, CsF
- D. CH4, SO2, NaCl, KF
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 39995
Dãy chất nào sau đây có liên kết CHT phân cực:
- A. H2 , H2O , CH4 , NH3.
- B. NaCl , PH3 , HBr , H2S.
- C. CH4 , H2O , NH3 , Cl2O.
- D. H2O, NH3 , CO2 , CCl4.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 39996
Kiểu liên kết trong KCl, N2, NH3 lần lượt là:
- A. ion, CHT không cực, CHT không cực.
- B. ion, CHT có cực, CHT không cực.
- C. ion, CHT có cực, CHT có cực.
- D. ion, CHT không cực, CHT có cực.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 39997
Các nguyên tố ở chu kỳ 2 có thể tạo thành cation đơn ngtử :
- A. Li , Be ,B , C , N.
- B. Li , Be , C , N , O.
- C. Li , Be , B.
- D. N , O , F , Ne.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 39998
Phân tử KF có kiểu liên kết :
- A. CHT
- B. CHT phân cực
- C. ion
- D. cho–nhận.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 39999
Cho các hợp chất LiCl, NaF, CCl4, KBr. Hợp chất có liên kết CHT là :
- A. LiCl
- B. NaF
- C. CCl4
- D. KBr.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 40000
Cho các hợp chất HCl, CsF, H2O, NH3. Hợp chất không có liên kết CHT là :
- A. HCl
- B. CsF
- C. H2O
- D. NH3.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 40001
Phân tử NH3 có kiểu liên kết :
- A. CHT
- B. CHT phân cực
- C. ion
- D. cho – nhận.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 40002
X, Y là 2 nguyên tố liên tiếp nhau trong 1 nhóm và có tổng số hiệu ngtử là 32 (Zx <Zy ).. Số hiệu nguyên tử của X, Y lần lượt là
- A. 14; 18
- B. 7; 15
- C. 12;20
- D. 15;17
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 40003
Cho 10g hỗn hợp hai kim loại kiềm tan hoàn tòan vào 100ml H2O (d=1g/ml) thu được dung dịch A và 2.24 lít khí (đkc). Khối lượng dung dịch A là :
- A. 11.7 g
- B. 109.8 g
- C. 9.8 g
- D. 110 g
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 40004
Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức R2O7. Nguyên tố R có thể là
- A. nitơ (Z=7)
- B. Cacbon(Z=6)
- C. Clo(Z=17)
- D. Lưu huỳnh (Z=16)
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 40005
Những tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?
- A. số electron lớp ngoài cùng
- B. Tính kim loại, tính phi kim
- C. Số lớp electron
- D. Hóa trị cao nhất với oxi
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 40006
Nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p4. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là
- A. chu kỳ 3, nhóm VIA
- B. chu kỳ 3, nhóm VIB
- C. chu kỳ 4, nhóm IIIA
- D. chu kỳ 3, nhóm IVA
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 40007
Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có
- A. cùng số electron s hay p
- B. số electron như nhau
- C. số lớp electron như nhau
- D. số electron lớp ngoài cùng như nhau
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 40008
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt mang điện trong hạt nhân là 13. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
- A. Chu kì 3, nhóm IIIA.
- B. Chu kì 2, nhóm IIIA.
- C. Chu kì 3, nhóm IIA.
- D. Chu kì 3, nhóm VIIA
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 40009
Hợp chất với hiđro của nguyên tố X có công thức XH3. Biết % về khối lượng của oxi trong oxit cao nhất của X là 74,07 %. Nguyên tử khối của X là
- A. 32.
- B. 52
- C. 14.
- D. 31
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 40010
Nguyên tử của nguyên tố có khuynh hướng nhận thêm 2 electron trong các phản ứng hoá học là
- A. Na (Z = 11)
- B. O (Z = 8)
- C. N (Z = 7)
- D. Cl (Z = 17)
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 40011
Một nguyên tố R có cấu hình electron 1s22s22p3. Công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất với hiđro của R là
- A. RO2 và RH4
- B. RO3 và RH2
- C. RO2 và RH2
- D. R2O5 và RH3
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 40012
Cho các nguyên tố 9F, 16S, 17Cl, 14Si. Chiều giảm dần tính kim loại của chúng là:
- A. F > Cl > S > Si
- B. F > Cl > Si > S
- C. Si >S >F >Cl
- D. Si > S > Cl > F
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 40013
Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit, hidroxit ứng với các nguyên tố trong nhóm IIA là
- A. giảm
- B. giảm rồi tăng
- C. không đổi
- D. tăng
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 40014
Ion R+ cóư cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. R thuộc chu kì nào? Nhóm nào?
- A. Chu kì 4, nhóm IIA
- B. Chu kì 4, nhóm IA
- C. Chu kì 3, nhóm VIA
- D. Chu kì 3, nhóm VIIIA
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 40015
Các nguyên tố xếp ở chu kì 5 có số lớp electron trong nguyên tử là
- A. 5
- B. 4
- C. 3
- D. 6
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 40016
Trong BTH các nguyên tố, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là
- A. 3 và 3
- B. 4 và 3
- C. 3 và 4
- D. 4 và 4
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 40017
M là nguyên tố thuộc nhóm IIA,X là nguyên tố thuộc nhóm VIIA. Trong oxit cao nhất M chiếm 71,43% khối lượng, X chiếm 38,8% khối lượng. Liên kết giữa M và X thuộc loại liên kết nào?
- A. Cả liên kết ion và liên kết CHT.
- B. Liên kết CHT.
- C. Liên kết ion.
- D. Liên kết cho–nhận
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 40018
Dãy các chất nào chỉ chứa liên kết đơn?
- A. C2H4 ; C2H6.
- B. CH4 ; C2H6.
- C. C2H4 ; C2H2.
- D. CH4 ; C2H2
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 40019
Công thức cấu tạo nào viết sai ( 1H; 6C ; 7N ; 8O ; 17Cl) :
- A. H-Cl-O
- B. O=C=O
- C. H-C≡N
- D. N≡N