Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 44347
Cho các yếu tố sau:
I. Độ lớn của các điện tích
II. Dấu của các điện tích
III. Bản chất của điện môi
IV. Khoảng cách giữa hai điện tích
Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường điện môi đồng chất phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?
- A. II và III
- B. I,II và III
- C. I,III và IV
- D. Cả bốn yếu tố
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 44348
Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong không khí thay đổi như thế nào nếu đặt một tấm nhựa xen vào khoảng giữa hai điện tích?
- A. Phương, chiều, độ lớn không đổi
- B. Phương, chiều không đổi, độ lớn giảm
- C. Phương thay đổi tùy theo hướng đặt tấm nhựa, chiều, độ lớn không đổi
- D. Phương, chiều không đổi, độ lớn tăng.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 44349
Hai điện tích điểm giống nhau có độ lớn 2.10-6C, đặt trong chân không cách nhau 20cm thì lực tương tác giữa chúng
- A. là lực đẩy, có độ lớn 9.10-5N
- B. là lực hút, có độ lớn 0,9N
- C. là lực hút, có độ lớn 9.10-5N
- D. là lực đẩy có độ lớn 0,9N
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 44350
Hai điện tích điểm q1=1,5.10-7C và q2 đặt trong chân không cách nhau 50cm thì lực hút giữa chúng là 1,08.10-3N. Giá trị của điện tích q2 là:
- A. 2.10-7C
- B. 2.10-3C
- C. -2.10-7C
- D. -2.10-3C
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 44351
Hai điện tích điểm q1=2,5.10-6C và q2=4.10-6C đặt gần nhau trong chân không thì lực đẩy giữa chúng là 1,44N. Khoảng cách giữa hai điện tích là:
- A. 25cm
- B. 20cm
- C. 12cm
- D. 40cm
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 44352
Hai điện tích q1 và q2 đặt gần nhau trong chân không có lực tương tác là F. Nếu đặt điện tích q3 trên đường nối q1 và q2 và ở ngoài q2 thì lực tương tác giữa q1 và q2 là F’ có đặc điểm:
- A. F’ > F
- B. F’ < F
- C. F’=F
- D. không phụ thuộc vào q3
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 44353
Hai điện tích điểm đặt trong không khí cách nhau một khoảng 30cm có lực tương tác tĩnh giữa chúng là F. Nếu nhúng chúng trong dầu có hằng số điện môi là 2,25, để lực tương tác giữa chúng vẫn là F thì khoảng cách giữa các điện tích là:
- A. 20cm
- B. 10cm
- C. 25cm
- D. 15cm
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 44354
Hai vật nhỏ mang điện tích cách nhau 40cm trong không khí thì đẩy nhau với lực là 0,675 N. Biết rằng tổng điện tích của hai vật là 8.10-6C. Điện tích của mỗi vật lần lượt là:
- A. q1=7.10-6C;q2=10-6C
- B. q1=q2=4.10-6C
- C. q1=2.10-6C ; q2=6.10-6C
- D. q=3.10-6C ; q2=5.10-6C
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 44355
Hai điện tích dương q1, q2 có cùng một độ lớn được đặt tại hai điểm A,B thì t thấy hệ ba điện tích này nằm cân bằng trong chân không. Bỏ qua trọng lượng của ba điện tích. Chọn kết luận đúng .
- A. qo là điện tích dương
- B. qo là điện tích âm
- C. qo có thể là điên tích âm có thể là điện tích dương
- D. qo phải bằng 0
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 44356
Hai quả cầu nhẹ có cùng khối lượng được treo vào mỗi điểm bằng hai dây chỉ giống nhau. Truyền cho hai quả cầu điện tích cùng dấu q1 và q3=3q1, hai quả cầu đẩy nhau. Góc lệch của hai dây treo hai quả cầu so với phương thẳng đứng là α1 và α2. Chọn biểu thức đúng :
- A. α1=3α2
- B. 3α1=α2
- C. α1=α2
- D. α1=1,5α2
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 44357
Quả cầu nhỏ có khối lượng 18g mang điện tích q1=4.10-6 treo ở đầu một sợi dây mảnh dài 20cm. Nếu đặt điện tích q2 tại điểm treo sợi dây thì lực căng của dây giảm đi một nửa. Lấy g=10m/s2. Điện tích q2 có giá trị bằng :
- A. -2.10-6C
- B. 2.10-6C
- C. 10-7C
- D. -10-7C
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 44358
Hai điện tích điểm q1 và q2 được giữ cố định tại 2 điểm A và B cách nhau một khoảng a trong điện môi. Điện tích q3 đặt tại điểm C trên đoạn AB cách B một khoảng a/3. Để điện tích q3 cân bằng phải có điều kiện nào sau đây ?
- A. q1=2q2
- B. q1=-4q2
- C. q1=4q2
- D. q1= - 2q2
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 44359
Hai điện tích điểm q1=4.10-6C và q2=4.10-6C đặt tại 2 điểm A và B trong chân không cách nhau một khoảng 2a=12cm. Một điện tích q=-2.10-6C đặt tại điểm M trên đường trung trực của AB, cách đoạn AB một khoảng bằng a. Lực tác dụng lên điện tích q có độ lớn là :
- A. 10√2N
- B. 20√2N
- C. 20N
- D. 10N
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 44374
Nhiễm điện cho một thanh nhựa rồi đưa nó lại gần hai vật M và N. Ta thấy thanh nhựa hút cả hai vật M và N. Tình huống nào dưới đây chắc chắn không thể xảy ra ?
- A. M và N nhiễm điện cùng dấu.
- B. M và N nhiễm điện trái dấu.
- C. M nhiễm điện, còn N không nhiễm điện.
- D. Cả M và N đều không nhiễm điện.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 44375
Một hệ cô lập gồm ba điện tích điểm, có khối lượng không đáng kể, nằm cân bằng với nhau. Tinh huống nào dưới đây có thể xảy ra ?
- A. Ba điện tích cùng dấu nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều.
- B. Ba điện tích cùng dấu nằm trên một đường thẳng.
- C. Ba điện tích không cùng dấu nằm tại ba đỉnh của một tam giác đều.
- D. Ba điện tích không cùng dấu nằm trên một đường thẳng.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 44376
Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 3 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ
- A. tăng lên 3 lần.
- B. giảm đi 3 lần.
- C. tăng lên 9 lần.
- D. giảm đi 9 lần.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 44377
Đồ thị diễn lực tương tác Culông giữa hai điện tích quan hệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích là đường:
- A. hypebol.
- B. thẳng bậc nhất.
- C. parabol.
- D. elíp
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 44378
Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong chân không?
- A. có phương là đường thẳng nối hai điện tích
- B. có độ lớn tỉ lệ với tích độ lớn hai điện tích
-
C.
có độ lớn tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích
- D. là lực hút khi hai điện tích trái dấu.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 44379
Khoảng cách giữa một proton và một electron là r = 5.10-9cm, coi rằng proton và electron là các điện tích điểm. Tính lực điện tương tác giữa chúng
- A. 9,216.10-12 N.
- B. 4,6.10-12 N
- C. 9,216.10-8 N.
- D. 4,6.10-10 N.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 44380
Hai điện tích điểm q1 = +3 μC và q2 = -3 μC, đặt trong dầu ( ε = 2) cách nhau một khoảng r = 3 cm. Lực tương tác giữa hai điện tích đó là
- A. 5N
- B. 25N
- C. 30N
- D. 45N
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 44381
Hai điện tích điểm bằng nhau được đặt trong nước ( ε = 81) cách nhau 3cm. Lực đẩy giữa chúng bằng 0,2.10-15 N. Hai điện tích đó là
- A. 4,472.10-8 C.
- B. 4,472.10-9 C.
- C. 4,025.10-8 C.
- D. 4,025.10-9 C.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 44382
Hai quả cầu nhỏ giống nhau, mỗi vật thừa một electron. Tìm khối lượng mỗi quả cầu để lực tĩnh điện bằng lực hấp dẫn giữa chúng. Cho G = 6,67.10-11 m3/kg.s
- A. 2,86.10-9 kg
- B. 1,86.10-9 kg
- C. 4,86.10-9 kg
- D. 9,86.10-9 kg
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 44383
Tính lực tương tác điện, lực hấp dẫn giữa electron và hạt nhân trong nguyên tử Hyđrô, biết khoảng cách giữa chúng là 5.10-9 cm, khối lượng hạt nhân bằng 1836 lần khối lượng electron.
- A. Fđ = 7,2.10-8 N, Fh = 34.10-48 N.
- B. Fđ = 9,2.10-8 N, Fh = 36.10-51 N.
- C. Fđ = 9,2.10-8 N, Fh = 41.10-48 N.
- D. Fđ = 10,2.10-8 N, Fh = 51.10-51 N.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 44384
Hai điện tích điểm nằm yên trong chân không chúng tương tác với nhau một lực F. Người ta thay đổi yếu tố q1, q2, r thấy lực tương tác đổi chiều nhưng độ lớn không đổi. Hỏi các yếu tố trên thay đổi như thế nào?
- A. q1’ = -q1, q2’ = 2q2, r’ = r/2 .
- B. q1’ = q1/2, q2’ = -2q2, r’ = 2r.
- C. q1’ = -2q1, q2’ = 2q2, r’ = 2r.
- D. Các yếu tố không đổi.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 44385
Hai quả cầu kim loại nhỏ tích điện cách nhau 2,5 m trong không khí chúng tương tác với nhau bởi lực 9 mN. Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau thì điện tích của mỗi quả cầu bằng -3 μC. Tìm điện tích của các quả cầu ban đầu:
- A. q1 = -6,8 μC ; q2 = 3,8 μC.
- B. q1 = 4 μC ; q2 = -7 μC.
- C. q1 = -1,34 μC ; q2 = -4,66 μC.
- D. q1 = 2,3 μC ; q2 = -5,3 μC.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 44386
Hai điện tích đặt gần nhau, nếu giảm khoảng cách chúng đi 2 lần thì lực tương tác giữa hai vật sẽ:
- A. tăng lên 2 lần.
- B. giảm đi 2 lần.
- C. tăng lên 4 lần.
- D. giảm đi 4 lần.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 44387
Hai điện tích điểm nằm yên trong chân không tương tác với nhau một lực F. Người ta giảm mỗi điện tích đi một nửa, và khoảng cách cũng giảm một nửa thì lực tương tác giữa chúng sẽ:
- A. không đổi.
- B. tăng gấp đôi.
- C. giảm một nửa.
- D. giảm bốn lần.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 44388
Hai điện tích điểm đặt trong không khí cách nhau 12 cm, lực tương tác giữa chúng bằng 10 N. Đặt chúng vào trong dầu cách nhau 8 cm thì lực tương tác giữa chúng vẫn bằng 10 N. Hằng số điện môi của dầu là:
- A. 1,51.
- B. 2,01.
- C. 3,41.
- D. 2,25.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 44389
Cho hai quả cầu nhỏ trung hòa điện cách nhau 40 cm. Giả sử bằng cách nào đó có 4.1012 electron từ quả cầu này di chuyển sang quả cầu kia. Khi đó chúng hút đầy nhau? Tính độ lớn lực tương tác đó
- A. Hút nhau F = 23 mN.
- B. Hút nhau F = 13 mN.
- C. Đẩy nhau F = 13 mN.
- D. Đẩy nhau F = 23 mN.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 44390
Hai điện tích điểm cách nhau một khoảng 2m đẩy nhau một lực 1,404 N. Tổng điện tích của hai vật bằng 5.10-5 C. Tính điện tích của mỗi vật:
- A. q1 = 2,6.10-5 C, q2 = 2,4.10-5 C.
- B. q1 = 1,6.10-5 C, q2 = 3,4.10-5 C.
- C. q1 = 4,6.10-5 C, q2 = 0,4.10-5 C.
- D. q1 = 3.10-5 C, q2 = 2.10-5 C.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 44391
Hai điện tích điểm đặt cách nhau một khoảng r trong không khí thì hút nhau một lực F Đưa chúng vào trong dầu có hằng số điện môi ε = 4 chúng cách nhau một khoảng r’ = r/2 thì lực hút giữa chúng là:
- A. F
- B. F/2
- C. 2F
- D. F/4
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 44392
Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 2 cm. Lực đẩy giữa chúng là F1 = 1,6.10-4 N. Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F2 = 2,5.10-4 N. Tính khoảng cách giữa hai điện tích khi đó
- A. 2,5cm
- B. 5cm
- C. 1,6cm
- D. 1cm
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 44393
Hai điện tích bằng nhau, nhưng khác dấu, chúng hút nhau bằng một lực 10-5N. Khi chúng rời xa nhau thêm một khoảng 4mm, lực tương tác giữa chúng bằng 2,5.10-6N. Khoảng cách ban đầu của các điện tích bằng
- A. 1mm.
- B. 2mm
- C. 4mm.
- D. 8mm.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 44394
Điện tích tích điểm được đặt trong không khí cách nhau 12cm. Lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng 10N. Đặt hai điện tích đó vào trong dầu và đưa chúng cách nhau 8cm thì lực tương tác tác giữa chúng vẫn bằng 10N. Hỏi hằng số điện môi của dầu?
- A. ε = 1,51
- B. ε = 2,01
- C. ε = 3,41
- D. ε = 2,25.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 44395
Cho hệ ba điện tích cô lập q1, q2, q3 nằm trên cùng một đường thẳng. Hai điện tích q1, q3 là hai điện tích dương, cách nhau 60 cm và q1 = 4q3. Lực điện tác dụng lên điện tích q2 bằng 0. Nếu vậy, điện tích q2.
- A. Cách q1 20 cm, cách q3 80 cm
- B. Cách q1 20 cm, cách q3 40 cm
- C. Cách q1 40 cm, cách q3 20 cm
- D. Cách q1 80 cm, cách q3 20 cm
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 44396
Hai quả cầu nhỏ tích điện giống nhau đặt trong không khí cách nhau một đoạn 1 m, đẩy nhau một lực 7,2 N. Điện tích tổng cộng của chúng là 6.10-5 C. Tìm điện tích mỗi quả cầu ?
- A. q1 = 2.10-5 C; q2 = 4.10-5 C
- B. q1 = 3.10-5 C; q2 = 2.10-5 C
- C. q1 = 5.10-5 C; q2 = 10-5 C
- D. q1 = 3.10-5 C; q2 = 3.10-5 C
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 44397
Tại ba đỉnh A, B, C của một tam giác đều cạnh a = 0,15 m có ba điện tích qA = 2 μC; qB = 8 μC; qC = - 8 μC . Véc tơ lực tác dụng lên có độ lớn
- A. F = 5,9 N và hướng song song với BC
- B. F = 5,9 N và hướng vuông góc với BC
- C. F = 6,4 N và hướng song song với BC
- D. F = 6,4 N và hướng song song với AB
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 44398
Hai điện tích điểm = 2.10-2 μC và = - 2.10-2 μC đặt tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn a = 30 cm trong không khí. Lực điện tác dụng lên điện tích qo = 2.10-9 C đặt tại điểm M cách đều A và B một khoảng bằng a có độ lớn là
- A. F = 4.10-10 N
- B. F = 3,464.10-6 N
- C. F = 4.10-6 N
- D. F = 6,928.10-6 N
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 44399
Hai điện tích q1 = 4.10-8C và q2 = - 4.10-8C đặt tại hai điểm A và B cách nhau một khoảng 4 cm trong không khí. Lực tác dụng lên điện tích q = 2.10-7 C đặt tại trung điểm O của AB là
- A. 0 N
- B. 0,36 N
- C. 36 N
- D. 0,09 N
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 44400
Hai điện tích = 4.10-8 C và = -4.10-8 C đặt tại hai điểm A và B cách nhau khoảng a = 4 cm trong không khí. Lực tác dụng lên điện tích q = 2.10-7 C đặt tại trung điểm O và AB là
- A. 3,6 N
- B. 0,36 N
- C. 36 N
- D. 7,2 N