YOMEDIA

Nghị luận văn học bàn về mối quan hệ giữa văn nghệ và kháng chiến

Tải về
 
NONE

HOC247 giới thiệu đến các em bài văn mẫu lớp 12 nghị luận về ý kiến: "Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên nền văn nghệ mới của chúng ta" trong bài Nhận đường của Nguyễn Đình Thi. Bài văn mẫu sẽ giúp các em hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa văn nghệ và kháng chiến, củng cố và nắm vững hơn đặc điểm của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX.

ATNETWORK
YOMEDIA

Mời các em xem thêm video bài giảng của cô Phan Thị Mỹ Huệ với hệ thống kiến thức được trình bày một cách ngắn gọn, dễ hiểu và dễ ghi nhớ giúp các em có cái nhìn khái quát hơn về đặc điểm, nội dung hai chặng đường phát triển của văn học từ đầu Cách mạng tháng tám năm 1945 đến thế kỉ XX.

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

 

Sơ đồ tư duy - Nghị luận văn học bàn về mối quan hệ giữa văn nghệ và kháng chiến

 

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đã tài của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông đã để lại một số lượng lớn tác phẩm văn học có giá trị.
  • Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi đã khẳng định vai trò to lớn của cuộc kháng chiến đối với sự thay đổi nhân sinh quan, thế giới quan của tầng lớp văn nghệ sĩ và quá trình phát triển của nền văn nghệ mới.

b. Thân bài

  • Giữa bộn bề gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta vẫn quan tâm xây dựng một nền văn nghệ mới đậm đà tính dân tộc và đại chúng: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
  • Văn nghệ phụng sự kháng chiến bởi văn nghệ là một bộ phận hữu cơ của kháng chiến
    • Phương tiện tuyên truyền hữu hiệu, là vũ khí sắc bén góp phần tiêu diệt quân thù.
    • Tiếng nói của văn nghệ luôn gắn bó với đời sống phong phú, sôi nổi của quân dân ta đang hăng say sản xuất và chiến đấu.
  • Phần lớn văn nghệ sĩ đã chọn con đường cách mạng, con đường kháng chiến mà Đảng và Bác là người dẫn đường chỉ lối:
    • Nguyễn Tuân, nhà văn nổi tiếng trước Cách mạng tháng Tám 1945 cũng ba lô trên vai, hăm hở tham gia các chiến dịch để viết nên Tùy bút kháng chiến.
    • Tô Hoài in dấu chân trên khắp các nẻo đường chiến khu Việt Bắc để cùng chung sống với đồng bào các dân tộc thiểu số, lấy chất liệu sáng tác nên tập Truyện Tây Bắc phản ánh sinh động cuộc sống nghèo khổ, tối tăm của đồng bào miền núi giác ngộ cách mạng, giác ngộ kháng chiến.
    • Nhiều văn nghệ sĩ theo sát các đơn vị bộ đội để kịp thời phản ánh hiện thực nóng hổi của mặt trận
  • Đời sống tinh thần của cán bộ, chiến sĩ ta trong kháng chiến cũng được phản ánh chân thực trong các tác phẩm:
    • Phê phán một số văn nghệ sĩ có cái nhìn lệch lạc đối với nông dân – lực lượng nòng cốt của cách mạng và kháng chiến (đoi mắt)
    • Ca ngợi sức mạnh của con người.
    • Hiện thực cuộc sống đi vào các tác phẩm một cách rất tự nhiên. Chất sắt lửa của cuộc kháng chiến tạo nên niềm lạc quan yêu đời cho văn nghệ.
  • Tiếng nói văn nghệ khích lệ, động viên con người hướng về phía trước để đến đích cuối cùng của sự nghiệp cách mạng
  • Đánh giá:
    • Giữa văn nghệ và kháng chiến có mối quan hệ mật thiết với nhau.
    • Văn nghệ phụng sự kháng chiến đế nói lên tiếng nói yêu nước, đấu tranh vì độc lập, giải phóng...
    • Hiện thực cách mạng và kháng chiến đem đến cho văn nghệ cảm hứng sáng tạo mới, chất liệu mới.

c. Kết bài

  • Cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp thành công là nhờ vào một phần không nhỏ công lao của các văn nghệ sĩ. Họ đã biến ngòi bút của mình trở thanh một vũ khí chiến đấu lợi hại. Với những thành tựu đã đạt được, văn nghệ kháng chiến đã làm phong phú và đa dạng diện mạo của nền văn học hiện đại nước nhà.

Bài văn mẫu

Đề bàiTrong bài nhận đường Nguyễn Đình Thi viết: “Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên nền văn nghệ mới của chúng ta”. Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên.

Gợi ý làm bài

Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) quê ở Hà Nội. Ông là một trong những thành viên đầu tiên của tổ chức Văn hóa cứu quốc do Mặt trận Việt Minh thành lập từ năm 1943 và hăng hái tham gia Cách mạng tháng Tám 1945 tại Hà Nội, lật đổ ách thống trị tàn bạo của phong kiến, thực dân, giành chính quyền về tay nhân dân, mở ra kỉ nguyên mới độc lập, tự do của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cuối năm 1946, thực dân Pháp trở mặt tái chiếm nước ta. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Đình Thi cùng đông đảo văn nghệ sĩ đã rời Thủ đô lên chiến khu Việt Bắc, đóng góp sức mình vào công cuộc kháng chiến gian khổ và ác liệt để bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng mà dân tộc ta phải đổ bao xương máu mới giành lại được. Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi đã khẳng định vai trò to lớn của cuộc kháng chiến đối với sự thay đổi nhân sinh quan, thế giới quan của tầng lớp văn nghệ sĩ và quá trình phát triển của nền văn nghệ mới: Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên nền văn nghệ mới của chúng ta.

Giữa những năm đầu bộn bề gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta vẫn quan tâm xây dựng một nền văn nghệ mới đậm đà tính dân tộc và đại chúng. Trong một lần gặp gỡ với các văn nghệ sĩ ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy". Thấm nhuần lời dạy của Bác, các văn nghệ sĩ sử dụng ngòi bút của mình giống như khẩu súng của người lính ngoài mặt trận. Họ luôn có mặt ở những điểm nóng, những trận đánh ác liệt… và họ dã tìm thấy trong cuộc sống sản xuất, chiến đấu gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc nguồn cảm hứng mãnh liệt, giúp họ sáng tạo nên những tác phẩm làm rung động trái tim người đọc.

Văn nghệ phụng sự kháng chiến bởi văn nghệ là một bộ phận hữu cơ của kháng chiến, được coi là phương tiện tuyên truyền hữu hiệu, là vũ khí sắc bén góp phần tiêu diệt quân thù. Tiếng nói của văn nghệ luôn gắn bó với đời sống phong phú, sôi nổi của quân dân ta đang hăng say sản xuất và chiến đấu. Cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc tác động rất lớn tới việc nhận đường của tầng lớp văn nghệ sĩ. Phần lớn văn nghệ sĩ đã chọn con đường cách mạng, con đường kháng chiến mà Đảng và Bác là người dẫn đường chỉ lối. Khi vận mệnh quốc gia lâm vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc, văn nghệ sĩ phải hướng ngòi bút của mình đến những đề tài nóng bỏng nhất, cấp thiết nhất liên quan tới số phận của cả dân tộc. Đó là chủ đề kháng chiến và số phận của cộng đồng. Đối với họ, trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể này thi mọi lo lắng, băn khoăn về “cái tôi”, về hạnh phúc cá nhân đều bị đẩy lùi ra đằng sau. Trước mắt họ là sự nghiệp kháng chiến cứu nước đòi hỏi trách nhiệm của mỗi công dân.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Nhờ di sâu đi sát, gắn bó máu thịt với nhân dân nên dội ngũ văn nghệ sĩ mới cảm nhận được sức mạnh kì diệu của lòng yêu nước, mới hiểu được sự hi sinh to lớn của đồng bào, chiến sĩ. Từ đó, nền văn nghệ có được sức sống mới và đạt được nhiều thành quả đáng tự hào. Hiện thực cuộc sống đi vào các tác phẩm một cách rất tự nhiên. Chất sắt lửa của cuộc kháng chiến tạo nên niềm lạc quan yêu đời cho văn nghệ. Chợt lũ kháng chiến là gian khổ, là hi sinh nhưng con người Việt Nam vẫn tin tưởng vào ngày mai tất thắng.

Anh đi bộ đội sao trên mũ

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Em vẫn là hoa trên đỉnh núi

Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.

                           (Núi đồi, Vũ Cao)

Tiếng nói văn nghệ khích lệ, động viên con người hướng về phía trước để đến đích cuối cùng của sự nghiệp cách mạng:

Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp

Rắn như thép, vững như đồng

Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp

Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!

                                                       (Ta đi tới –Tố Hữu)

Ngày nay, đọc lại các tác phẩm sáng tác trong kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp (1946 – 1954), trong tâm hồn của mỗi chúng ta vẫn bừng dậy niềm tự hào về cuộc kháng chiến đau thương và anh dũng của dân tộc. Vinh quang thuộc về quân dân ta, trong đó có đóng góp đáng kể của đội ngũ văn nghệ sĩ. Cuộc trường chinh ấy đã làm thay đổi thế giới quan, nhân sinh quan của văn nghệ sĩ, thúc đẩy họ sáng tạo ra những hình tượng văn học tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam. Với những thành tựu đã đạt được, văn nghệ kháng chiến đã làm phong phú và đa dạng diện mạo của nền văn học hiện đại nước nhà.

-- MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON