Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 17190
Trong các máy phát điện xoay chiều các cuộn dây phần cảm và phần ứng của máy đều được quấn trên lõi thép kỹ thuật điện nhằm
- A. Tăng cường từ thông qua các cuộn dây.
- B. Tạo ra từ trường biến thiên điều hòa ở các cuộn dây.
- C. Làm giảm hao phí năng lượng ở các cuộn dây do tỏa nhiệt.
- D. Tạo ra từ trường xoáy trong các cuộn dây phần cảm và phần ứng.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 17193
Kết luận nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng cộng hưởng điện trong đoạn mạch RLC mắc nối tiếp?
- A. Tổng trở của mạch có giá trị cực đại
- B. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt giá trị cực đại.
- C. Cường độ dòng điện trong mạch cùng pha với điện áp hai đầu đoạn mạch.
- D. Hệ số công suất của đoạn mạch cực đại.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 17195
Cường độ dòng điện tức thời luôn sớm pha so với điện áp xoay chiều ở hai đầu đoạn mạch khi đoạn mạch
- A. Chỉ có cuộn cảm L.
- B. Gồm L nối tiếp C.
- C. Gồm R nối tiếp C.
- D. Gồm R nối tiếp L.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 17196
Mạch RLC mắc nối tiếp có \(R = 100\sqrt{3}\Omega\), cuộn cảm thuần có L = \(\frac{1}{\pi}\) H và tụ C = \(\frac{10^{-4}}{2\pi}\) F. Biểu thức uRL = 200cos100πt (V). Biểu thức hiệu điện thế uAB?
- A. \(u=100\sqrt{2}cos(100\pi t)V\)
- B. \(u=200cos(100\pi t-\frac{\pi }{3})V\)
- C. \(u=200cos(100\pi t)V\)
- D. \(u=100\sqrt{2}cos(100\pi t-\frac{\pi }{3})V\)
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 17197
Một dòng điện xoay chiều chạy qua điện trở R = 10\(\Omega\), nhiệt lượng tỏa ra trong 30 phút là 900kJ. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là:
- A. I0 = 3,2A
- B. I0= 0,32A
- C. I0 ≈ 7,07A
- D. I0=10,0A
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 17198
Máy biến áp có N1 > N2 thì kết luận nào sau đây là đúng?
- A. Máy tăng áp
- B. Máy ổn áp
- C. Máy hạ áp
- D. Không có đáp án
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 17199
Chọn công thức đúng về tổng trở của mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp (cuộn dây cảm thuần):
- A. Z = R + ZL - ZC
- B. Z = R2
- C. Z = R2 + (ZC – ZL)2
- D. \(Z = \sqrt {{R^2} + {{({Z_C} - {Z_L})}^2}}\)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 17200
Đặt điện áp xoay chiều \(u = 220\sqrt 2 \cos 100\pi t\)(V) vào hai đầu một đoạn mạch thì cường độ dòng điện chạy qua mạch \(i = 2\cos (100\pi t + 0,25\pi )\)(A). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch đó là:
- A. 440W
- B. 220W
- C. \(100\sqrt 2 {\rm{W}}\)
- D. \(220\sqrt 2 {\rm{W}}\)
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 17201
Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_0}cos\left( {100\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\) V vào hai đầu đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L = \frac{1}{{2\pi }}\) . Cảm kháng của cuộn dây là
- A. 200 Ω
- B. 100 Ω
- C. 50 Ω
- D. 20 Ω
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 17202
Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện thì cường độ dòng điện trong đoạn mạch
- A. cùng pha với điện áp giữa hai đầu cuộn cảm thuần
- B. trễ pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp giữa hai bản tụ điện
- C. sớm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp giữa hai đầu cuộn cảm thuần
- D. cùng pha với điện áp giữa hai đầu điện trở thuần
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 17203
Đặt điện áp xoay chiều ổn định \(u = {U_0}\cos \omega t\) vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây thuần cảm và điện trở thuần R thì cường độ dòng điện qua mạch trễ pha \(\frac{\pi }{3}\) so với điện áp hai đầu mạch. Tổng trở của đoạn mạch bằng
- A. \(R\sqrt 2 \)
- B. \(R\sqrt 3 \)
- C. 2R
- D. R
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 17204
Cho đoạn mạch AB mắc nối tiếp gồm một tụ điện, một cuộn dây và một biến trở R. Điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch ổn định. Cho R thay đổi ta thấy: Khi \(R = {R_1} = 76\Omega \) thì công suất tiêu thụ của biến trở có giá trị lớn nhất là Po, khi \(R = {R_2}\) thì công suất tiêu thụ của mạch AB có giá trị lớn nhất là \(2{P_0}\) . Giá trị của R2 bằng
- A. 12,4 Ω
- B. 60,8 Ω
- C. 45,6 Ω
- D. 15,2 Ω
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 17205
Mạch điện gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều có tần số góc là \(\omega\) . Cảm kháng, dung kháng, tổng trở và hệ số công suất của mạch lần lượt là \({{\rm{Z}}_{\rm{L}}}{\rm{,}}\,{{\rm{Z}}_{\rm{C}}}{\rm{,}}\,{\rm{Z,}}\,{\rm{cos\varphi }}{\rm{.}}\) Hệ thức đúng là
- A. \({\rm{Z = }}{{\rm{R}}^2}{\rm{ + }}{\left( {{\rm{L\omega - }}\frac{{\rm{1}}}{{{\rm{C\omega }}}}} \right)^2}{\rm{.}}\)
- B. \({\rm{cos\varphi = }}\frac{{\rm{R}}}{{\sqrt {{{\rm{R}}^{\rm{2}}}{\rm{ + }}{{\left( {{\rm{L\omega - }}\frac{{\rm{1}}}{{{\rm{C\omega }}}}} \right)}^{\rm{2}}}} }}{\rm{.}}\)
- C. \({{\rm{Z}}_{\rm{L}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{1}}}{{{\rm{C\omega }}}}{\rm{.}}\)
- D. \({{\rm{Z}}_{\rm{C}}}{\rm{ = L\omega }}{\rm{.}}\)
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 17207
Mạch điện xoay chiều gồm tụ điện có điện dung \({\rm{C}}\,{\rm{ = }}\frac{{{\rm{1}}{{\rm{0}}^{{\rm{ - 3}}}}}}{{{\rm{8\pi }}}}{\rm{F,}}\) mắc nối tiếp với cuộn dây có điện trở thuần \({\rm{r}}\,{\rm{ = }}\,3{\rm{0}}\,{\rm{\Omega }}\) và độ tự cảm \({\rm{L}}\,{\rm{ = }}\frac{{0,4}}{{\rm{\pi }}}{\rm{H}}{\rm{.}}\) Điện áp tức thời giữa hai đầu mạch điện là \({\rm{u}}\,{\rm{ = 100}}\sqrt {\rm{2}} {\rm{cos(100\pi t)(V)}}{\rm{.}}\) Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mạch là
- A. \({\rm{I}}\,{\rm{ = }}\,\sqrt {\rm{2}} \,\,{\rm{A}}.\)
- B. \({\rm{I}}\,{\rm{ = }}\,{\rm{2}}\,{\rm{A}}.\)
- C. \({\rm{I}}\,{\rm{ = }}\frac{1}{{\sqrt {\,{\rm{2}}} }}{\rm{A}}.\)
- D. \({\rm{I}}\,{\rm{ = }}\,{\rm{2}}\,\sqrt 2 \,{\rm{A}}.\)
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 17211
Cho mạch điện gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Đặt điện áp xoay chiều có tần số góc \(\omega\) vào hai đầu mạch thì trong mạch có cộng hưởng điện. Hệ thức đúng giữa R,L,C và \(\omega\) là
- A. \({\rm{LC}}{{\rm{R}}^2}{\rm{\omega = 1}}{\rm{.}}\)
- B. \({\rm{2LC}}{{\rm{\omega }}^{\rm{2}}}{\rm{ = 1}}{\rm{.}}\)
- C. \({\rm{LCR}}{{\rm{\omega }}^{\rm{2}}}{\rm{ = 1}}{\rm{.}}\)
- D. \({\rm{LC}}{{\rm{\omega }}^{\rm{2}}}{\rm{ = 1}}{\rm{.}}\)
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 17213
Cho mạch điện RLC mắc nối tiếp với điện dung C thay đổi được. Đặt vào đoạn mạch một điện áp xoay chiều \({\rm{u}}\,{\rm{ = 100}}\sqrt {\rm{2}} {\rm{cos100\pi t}}\,{\rm{(V)}}\) . Điều chỉnh C đến giá trị \({\rm{C}}\,{\rm{ = }}\,{{\rm{C}}_{\rm{1}}}{\rm{ = }}\,\frac{{{\rm{1}}{{\rm{0}}^{{\rm{ - 4}}}}}}{{\rm{\pi }}}\,\,{\rm{F}}\) hay \({\rm{C}}\,{\rm{ = }}\,{{\rm{C}}_{\rm{2}}}{\rm{ = }}\,\frac{{{\rm{1}}{{\rm{0}}^{{\rm{ - 4}}}}}}{{{\rm{3\pi }}}}{\rm{F}}\) thì mạch tiêu thụ cùng công suất nhưng cường độ dòng điện trong mạch tương ứng lệch pha nhau 2π/3 (rad). Điện trở thuần R bằng
- A. \(\frac{{100}}{{\sqrt 3 }}\,\Omega .\)
- B. 100 \(\Omega \) .
- C. \(100\sqrt[{}]{3}\Omega \)
- D. \(\frac{{200}}{{\sqrt 3 }}\,\,\Omega .\)
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 17219
Khi truyền tải một công suất điện P từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, để giảm hao phí trên đường dây do toả nhiệt ta có thể đặt máy:
- A. tăng thế ở đầu ra của nhà máy điện
- B. hạ thế ở đầu ra của nhà máy điện
- C. tăng thế
- D. hạ thế ở nơi tiêu thụ
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 17221
Một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây của cuộn sơ cấp là 500 vòng, của cuộn thứ cấp là 50 vòng. Điện áp và cường độ dòng điện hiệu dụng ở mạch thứ cấp là 100 V và 10 A. Điện áp và cường độ dòng điện hiệu dụng ở mạch sơ cấp là
- A. 10 V; 1 A.
- B. 1000 V; 1 A.
- C. 1000 V; 100 A.
- D. 10 V; 100 A.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 17222
Mạch nối tiếp gồm R = 100 Ω, cuộn cảm thuần L và tụ điện C. Mắc mạch vào điện áp 220V-50Hz. Điều chỉnh C để cường độ dòng điện qua mạch cùng pha với điện áp. Công suất của mạch khi đó là
- A. 220 W.
- B. 242 W.
- C. 440 W.
- D. 484 W.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 17223
Tổng trở của đoạn mạch không phân nhánh RLC (cuộn dây thuần cảm) không được xác định theo biểu thức nào sau đây?
- A. \(Z = \sqrt {{{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2} + {R^2}} \)
- B. \(Z = \frac{R}{{\cos \varphi }}\)
- C. \(Z = \sqrt {{{\left( {{Z_L} + {Z_C}} \right)}^2} + {R^2}} \)
- D. \(Z = \frac{U}{I}\)
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 17225
Cường độ dòng điện trong một đoạn mạch có dạng \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\left( A \right)\) . Nếu dùng ampe kế nhiệt để đo cường độ dòng điện trong đoạn mạch trên thì số chỉ là:
- A. \(\sqrt 2 \,\,A\)
- B. \(2\sqrt 2 \,\,A\)
- C. 1 A
- D. 2 A
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 17227
Một cuộn dây dẫn có điện trở thuần không đáng kể được nối vào mạng điện xoay chiều 127V , 50Hz . Dòng điện cực đại qua nó bằng 10A. Độ tự cảm của cuộn dây là
- A. 0,04H
- B. 0,08H
- C. 0,057H
- D. 0,114 H
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 17231
Một cuộn dây khi mắc vào hiệu điện thế xoay chiều 50V-50Hz thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là 0,2A và công suất tiêu thụ trên cuộn dây là 1,5W . Hệ số công suất của mạch là
- A. \(k = 0,15\)
- B. \(k = 0,25\)
- C. \(k = 0,50\)
- D. \(k = 0,75\)
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 17234
Một mạch dao động gồm cuộn cảm có độ tự cảm 27μH , trở thuần 1W và một tụ điện có điện dung 3000pF. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 5V. Để duy trì dao động cần cung cấp cho mạch điện một công suất là
- A. 112,5kW
- B. 335,4 W
- C. \(1,{37.10^{ - 3}}\) V
- D. 0,037W
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 17235
Một máy biến thế mà cuộn sơ cấp có 2200 vòng và cuộn thứ cấp có 120 vòng. Mắc cuộn sơ cấp với mạng điện xoay chiều 220V – 50Hz, khi đó hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là
- A. 24V
- B. 17V
- C. 12V
- D. 8,5V
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 17236
Hai cuộn dây có \({R_1},{L_1},{R_2},{L_2}\) mắc nối tiếp vào mạng điện xoay chiều \(u = U\sqrt 2 cos\omega t\left( V \right)\) . Tổng độ lớn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây bằng hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cả mạch thì:
- A. \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{L_2}}}{{{L_1}}}\)
- B. \({R_1}{L_1} = {R_2}{L_2}\)
- C. \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{L_1}}}{{{L_2}}}\)
- D. \({R_1}{R_2} = {L_1}{L_2}\)
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 17237
Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mach AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm điện trở thuần R1=30Ω mắc nối tiếp với tụ điện \(C = \frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{3\pi \sqrt 3 }}\left( F \right)\) . Đoạn mạch MB gồm điện trở thuần R2 mắc nối tiếp với cuộn thuần cảm. Đặt vào AB điện áp xoay chiều ổn định thì điện áp tức thời ở 2 đầu đoạn mạch AM và MB là \({u_{AM}} = 10\sqrt 2 \cos \left( {100\pi - \frac{{5\pi }}{{12}}} \right)\left( V \right);{u_{MN}} = 15\cos \left( {100\pi t} \right)\left( V \right)\)
. Hệ số công suất của đoạn mạch AB là:
- A. 0,85
- B. 0,90
- C. 0,95
- D. 0,97
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 17240
Mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây có độ tự cảm L, điện trở r và tụ điện C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp\(u = 30\sqrt{2}cos\omega t(V)\). Điều chỉnh C để điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ đạt giá trị cực đại và bằng \(30\sqrt{2} V\). Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây khi đó có giá trị là:
- A. 40V
- B. 30V
- C. 20V
- D. 50V
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 17242
Có 2 cuộn dây mắc nối tiếp với nhau, cuộn 1 có độ tự cảm L1, điện trở thuần R1, cuộn 2 có độ tự cảm L2, điện trở thuần R2. Biết L1R2 = L2R1. Hiệu điện thế tức thời 2 đầu của 2 cuộn dây lệch pha nhau 1 góc:
- A. \(\frac{\pi }{3}\)
- B. \(\frac{\pi }{6}\)
- C. \(\frac{\pi }{4}\)
- D. 0
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 17243
Mạch RLC mắc nối tiếp có độ tự cảm L = \(\frac{1}{\pi }\)H; điện dung C = \(\frac{10^{-4}}{\pi }\) F được mắc vào mạng điện xoay chiều có tần số thay đổi được. Khi tần số f1 = 20 Hz và khi tần số là f2 thì công suất trong mạch là như nhau. Xác định giá trị của f2?
- A. 50 Hz
- B. 125 Hz
- C. 80Hz
- D. 100 Hz