Bài tập 2.6 trang 7 SBT Vật lý 9
Khi đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là I. Hệ thức nào dưới đây biểu thị định luật Ôm ?
A. U=I/R B. I=U/R
C. I=R/U D. R=U/I
Hướng dẫn giải chi tiết
- Biểu thức của định luật Ôm: I=U/R
- Trong đó:
+ U là hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây
+ R là điện trở dây dẫn
+ I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn
- Chọn đáp án B
-- Mod Vật Lý 9 HỌC247
-
Tính hiệu điện thế U đã sử dụng ban đầu ?
bởi Đặng Ngọc Trâm 21/01/2019
Cho điện trở R=25 ôm .Khi mắc điện trở này vào hiệu điện thế U thì dòng điện chạy qua nó là I còn khi giảm hiệu điện thế hai lần thì dòng điện qua điện trở là 1,25A.Tính hiệu điện thế U
Theo dõi (0) 29 Trả lời -
Một dây dẫn có điện trở R=12 ohm. Đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế U=6V
a) Tìm cường độ dòng điện qua dây dẫn
b) Giữ nguyên giá trị hiệu điện thế U, để cường độ dòng điện qua dât giảm đi 0,2 A, phải thay bằng một dây dẫn khác có điện trở là bao nhiêu?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một dây dẫn xác định có điện trở R. Đặt hiệu điện thế U vào hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện qua dây là I. Khi tăng hiệu điện thế U lên gấp đôi thì:
A. cường độ dòng điện I qua dây giảm còn một nửa
B. cường độ dòng điện I qua dây cũng tăng gấp đôi
C. điện trở R của dây giảm còn một nửa
D. điện trở R của dây cũng tăng gấp đôi
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính giá trị cường độ dòng điện I lúc đầu nếu khi tăng R'= 3R thì CĐDĐ qua dây giảm đi 0.6A?
bởi Lê Gia Bảo 19/09/2018
Một dây dẫn có điện trở R. Đặt hiệu điện thế U vào 2 đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện qua dây là I. Nếu điện trở của dây tăng lên đến giá trị R'= 3R và giữ nguyên hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua dây giảm đi 0.6A. Gía trị cường độ dòng điện I qua dây lúc đầu là bao nhiêu?Nêu kết quả và cách làm.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai bóng đèn pin (lọai đèn sợi đốt) đang cháy sáng, có điện trở R1, R2. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn của bóng đèn thứ nhất là U1 = 6V, của bóng đèn thứ hai là U2 = 9V, cường độ dòng điện I qua hai đèn là như nhau. Tỉ số R2/R1 là bao nhiêu?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nếu giữ nguyên U, thay dây dẫn bằng một dây dẫn khác có điện trở R'=2R thì CĐDĐ I' qua dây là bao nhiêu?
bởi bach dang 19/09/2018
Một dây dẫn có điện trở R. Đặt vào hai đầu dây một hiệu điện thế U, cường độ dòng điện qua dây là I=0, 2A
- Giữ nguyên hiệu thế U, thay dây dẫn trên bằng một dây dẫn khác có điện trở R'=2R thì cường độ dòng điện I' qua dây là bao nhiêu?
- Giữ nguyên dây dẫn R, tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn lên đến giá trị U''= 3U thì cường độ dòng điện I'' qua dây là bao nhiêu?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vì sao cơ thể người không gặp nguy hiểm khi chạm vào nguồn điện không đổi có hiệu điện thế là 9V ?
bởi Huong Duong 19/09/2018
Người ta đo được điện trở của người khỏang 500000 Ω khi hiệu điện thế đặt vào cơ thể người là 9 V. Khi này cường độ dòng điện là bao nhiêu? Từ đó hãy giải thích vì sao mà cơ thể người không gặp nguy hiểm khi chạm vào nguồn điện không đổi có hiệu điện thế là 9V ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính cđdđ định mức và điện trở của 2 đèn gồm đèn 1(3v-3w) và đèn 2 (6v-9w)
bởi Lê Viết Khánh 19/09/2018
cho 2 đèn đèn 1(3v-3w) đèn 2 (6v-9w) đc mắc vào điện trở R1 [(đ2 // R1)nt đ1]. hđthế Uab đc giữ k đổi và 2 đèn sáng bình thường . coi điện trở các dây nối k đáng kể
a) tính cđdđ định mức và điện trở các đèn
b) Uab ,R1?
c)tính điện năng tiêu thụ trên mạch điện trong 10phuts
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R1=15 ôm, R2 = R3 = 20 ôm, R4 = 10 ôm.
a) Rtđ = ? b) UAB = ? c) UAC = ?
?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Gọi U1 ,I1 và U2,I2 là hiệu điện thế và cường độ dòng điện của điện trở R1 và R2 .Biết R2=2R1 và U1 =2U2 .Soanhs cường độ dòng điện chạy qua các điện trở R1 và R2.. giải hộ mình với....cảm ơn nhìu....(^_^)..
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm điện trở của dây dẫn có lõi là 16 sợi dây đồng nhỏ nằm sát nhau và có điện trở là 0,8 ohm
bởi Nguyễn Vân 19/09/2018
Một dây dẫn điện bằng đồng có lõi là 16 sợi dây đồng nhỏ nằm sát nhau. Điện trở của một sợi dây đồng nhỏ là 0.8 ohm. Tìm điện trở của dây dẫn điện.
Thank you!!
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điện trở R=20 ôm được mắt vào hiệu điện thế U=18V.
a ) Tính cường độ dòng điện chạy qua R
b ) Nếu dùng ampe kế có điện trở 1 ôm để đo cường độ dòng điện qua R thì số chỉ của ampe kế là bao nhiêu ? có giống như giá trị đã tính ở câu a không ?
c ) muốn giá trị của ampe kế chỉ đúng giá trị của cường độ dòng điện qua R thì ampe kế phải có điều kiện gì ?Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chứng minh rằng có thể mắc 3 bóng đèn có hđt định mức là U1=3V, U2=U3=6V vào hđt U=9V để các đèn sáng bình thường
bởi Bin Nguyễn 19/09/2018
Ba bóng đèn Đ1, Đ2, Đ3 có hiệu điện thế định mức tương ứng là U1=3V, U2=U3=6V và khi sáng bình thường có điện trở tương ứng là R1=2Ω, R2=6Ω, R3=12Ω.
a. Hãy chứng minh rằng có thể mắc ba bóng đèn này vào hiệu điện thế U=9V để các đèn chiếu sáng bình thường và vẽ sơ đồ của mạch điện này.
Mình cám ơn trước nha!!!!
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tại sao người ta lại không mắc nối tiếp hai đèn có cùng HĐT định mức nhưng khác công suất định mức ?
bởi My Le 19/09/2018
Hãy giải thích tại sao người ta lại không mắc nối tiếp hai đèn có cùng hiệu điện thế định mức nhưng khác công suất định mức ? Lấy VD ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch có R1 và R2 = 4R1 mắc song song với nhau?
bởi Lê Minh Trí 19/09/2018
Câu 1 : Hai điện trở R1 và R2 = 4R1 được mắc song song với nhau . Khi tính theo R1 thì điện trở tương đương của đoạn mạch này bằng bao nhiêu
Câu 2 : Hai bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức 110V ; cường độ dòng điện định mức của bóng đèn 1 là 0,91A ,của đèn 2 là 0,36A .Có thể mắc nối tiếp hai đèn này vào hiệu điện thế 220V được không ? Vì sao?
Theo dõi (0) 1 Trả lời