Bài tập 2.10 trang 8 SBT Vật lý 9
Đặt hiệu điện thế 6V vào hai đầu một điện trở thì dòng điện đi qua điện trở có cường độ 0,15A.
a. Tính trị số của điện trở này.
b. Nếu tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở này lên thanh 8V thì trị số của điện trở này có thay đổi không ? Trị số của nó khi đó là bao nhiêu ? Dòng điện đi qua nó khi đó có cường độ là bao nhiêu.
Hướng dẫn giải chi tiết
a. Ta có: U=6V; I=0,15A
⇒ Trị số của điện trở: R=U/I=6/0,15=40Ω
b.Nếu tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở là 8V thì điện trở lúc này không thay đổi do điện trở chỉ phụ thuộc vào hình dạng, kích thước và vật liệu làm điện trở.
=> Trị số của điện trở: R = 40Ω.
Cường độ dòng điện qua R: I′=U′/R=840=0,2A
-- Mod Vật Lý 9 HỌC247
-
Tính công suất điện của bóng đèn khi mắc vào HĐT 36V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 0,8A
bởi Spider man 19/09/2018
Khi mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 36V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 0,8A. Tính công suất điện của bóng đèn và điện trở của bóng đèn khi đó
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính giá trị điện trở R nối tiếp với điện trở R'=25 Ω và cùng đặt vào hai đầu đoạn mạch một HĐT U=32V
bởi Nguyễn Thị Thu Huệ 19/09/2018
Mắc điện trở R nối tiếp với điện trở R'=25 Ω. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U=32V thì cường độ dòng điện trong mạch là 0,8A. Tính R
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính hiệu điện thế hai cực của mỗi viên pin ?
bởi Hy Vũ 19/09/2018
Cho hai viên pin mới. Nối hai cực của viên pin thứ nhất với điện trở R = 2 Ω thì cường độ dòng điện qua R là I1=1,5A. Nối hai cực của viên pin thứ hai với R thì cường độ giảm đi 0,3 A. Tính hiệu điện thế hai cực của mỗi viên pin
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Có hai điện trở R1=8Ω và R2=12Ω. Đặt vào hai đầu mỗi điện trở cùng một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua R1 là 1,2A.
a) Tính cường độ dòng điện qua R2.
b) Cần phải đặt vào 2 đầu mỗi điện trở những hiệu điện thế bằng bao nhiêu để cường dộ dòng điện qua các điện trở đều bằng 4A
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vì sao cơ thể người không gặp nguy hiểm khi chạm vào nguồn điện không đổi có HĐT 9V?
bởi Bánh Mì 19/09/2018
Người ta đo được điện trở của người khoảng 500000 Ω khi hiệu điện thế đặt vào cơ thể người là 9V. Khi này, cường độ dòng điện qua người là bao nhiêu? Từ đó, hãy giải thích vì sao mà cơ thể người không gặp nguy hiểm khi chạm vào nguồn điện không đổi có hiệu điện thế là 9V.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Người ta có thể đo điện trở bằng ôm kế ( thường được bố trí trong đồng hồ đo điện năng). Dùng ôm kế, đo được điện trở của 1 bóng đèn pin ( loại đền sợi đốt) là R0 = 2,4 Ω. Khi nối bóng đèn này với nguồn điện để đèn sáng, thì đo được hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn U= 6V và cường độ dòng điện qua đèn I= 0,5 A.
a/ Hãy tính điện trở R của đèn
b/ Nhận xét các giá trị R, R0 là như nhau hay khác nhau. Giải thích vì sao?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho sơ đồ mạch điện biết
U = 12V
R1 = R2= 60Ω
R3= 40Ω , R4 = 80Ω
a) Tính Rtđ = ?
b) tính I1 ,I2 ,I3 ,I4 = ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính hiệu điện thế của mỗi bóng đèn 12V giống nhau mắc nối tiếp vào hai điểm có HĐT 22V?
bởi Nguyễn Phương Khanh 19/09/2018
Hai bóng đèn 12V giống nhau mắc nối tiếp nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 22V . Tính hiệu điện thế của mỗi bóng đèn ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Phải mắc hai loại điện trở 4 ôm và 8 ôm như thế nào để điện trở tương đương là 48 ôm ?
bởi Nguyễn Thủy Tiên 19/09/2018
Có hai loại điện trở 4 ôm và 8 ôm . Hỏi phải cần dùng mỗi loại mấy chiếc để điện trở tương đương là 48 ôm ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Có thể mắc tối đa mấy bóng đèn để các đèn đều sáng bình thường và phải mắc chúng như thế nào?
bởi hà trang 19/09/2018
Một nguồn điện có U=24V, điện trở R0=6Ω dùng để thắp sáng các bóng đèn loại 3V-1,5W.(bộ đèn nối tiếp R0)
Có thể mắc tối đa mấy bóng đèn để các đèn đều sáng bình thường và phải mắc chúng như thế nào?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Giấy được làm ra từ cái gì?
bởi Long lanh 27/02/2019
giấy được làm ra từ cái gì?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch có R1=20 ôm ; R2=40 ôm và HĐT hai đầu điện trở là 6V
bởi Nguyễn Thị Trang 19/09/2018
Cho R1 = 20 ôm ; R2 = 40 ôm. R1 mắc nối tiếp R2. HĐT hai đầu điện trở là 6V
a) tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b) Xác định HĐT hai đầu điện trở R2 và 2 đầu đoạn mạch.
c) Mắc thêm R3 = 60V vào 2 đầu đoạn mạch. Tính Rtđ của đoạn mạch khi đó.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính Rtđ của đoạn mạch có R1=30 ôm ; R2=40 ôm và HĐT 2 đầu điện trở R2 là 1,2V
bởi Nguyễn Anh Hưng 19/09/2018
Cho R1 = 30 ôm ; R2 = 40 ôm. R1 mắc nối tiếp vs R2. HĐT 2 đầu điện trở R2 là 1,2A.
A) tính Rtđ của đoạn mạch.
B) xác định CĐDĐ qua điện trở R1 và qua mạch chính
C) mắc thêm R3 = 30 ôm vào 2 đầu đoạn mạch. Tính điện trở tđ của đoạn mạch khi đó.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính điện trở tđ của đoạn mạch khi mắc thêm R3 = 30 ôm vào 2 đầu đoạn mạch
bởi Lê Minh Bảo Bảo 19/09/2018
Cho R1 = 30 ôm ; R2 = 40 ôm. R1 mắc nối tiếp vs R2. HĐT 2 đầu điện trở R2 là 1,2A.
A) tính Rtđ của đoạn mạch.
B) xác định CĐDĐ qua điện trở R1 và qua mạch chính
C) mắc thêm R3 = 30 ôm vào 2 đầu đoạn mạch. Tính điện trở tđ của đoạn mạch khi đó.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính CĐDĐ chạy qua dây dẫn dài 100m,tiết diện 0,28 mm^2
bởi Lan Ha 19/09/2018
Một dây dẫn dài 100m,tiết diện 0,28 mm^2.Đặt giữa 2 điểm có hiệu điện thế là 12V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là 1,2A.Hỏi nếu thay dây dẫn trên bằng một dây dẫn khác cùng chất với dây dẫn trên,dài 25m,điện trở 2,8 Ôm thì dây dẫn này có tiết diện là bao nhiêu?Cường độ dòng điện qua nó là bao nhiêu? Giúp mình bài này với các bạn
Theo dõi (0) 1 Trả lời