Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Vật lý 10 Bài 15 Bài toán về chuyển động ném ngang giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Bài tập 1 trang 88 SGK Vật lý 10
Để khảo sát chuyển động ném ngang, ta chọn tọa độ đề - các như thế nào là thích hợp nhất? Nêu cách phân tích chuyển động ném ngang thành hai chuyển động thành phần theo hai trục của hệ tọa độ đó.
-
Bài tập 2 trang 88 SGK Vật lý 10
Viết các phương trình của hai chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang và cho biết tính chất của mỗi chuyển động thành phần.
-
Bài tập 3 trang 88 SGK Vật lý 10
Lập phương trình quỹ đạo của chuyển động ném ngang, các công thức tính thời gian chuyển động thành phần.
-
Bài tập 4 trang 88 SGK Vật lý 10
Bi A có khối lượng lớn gấp đôi bi B. cùng một lúc tại mái nhà, bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản của không khí
Hãy cho biết câu nào dưới đây là đúng?
A. A chạm đất trước
B. A chạm đất sau
C. Cả hai chạm đất cùng một lúc
D. Chưa đủ thông tin để trả lời.
-
Bài tập 5 trang 88 SGK Vật lý 10
Một máy bay bay theo phương ngang ở cùng độ cao 10km với tốc độ 720km. Viên phi công phải thả quả bom từ xa cách mục tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để thả quả bom rơi trúng mục tiêu? Lấy g = 10m/s2. Viết một cách gần đúng dạng quỹ đạo của quả bom.
-
Bài tập 6 trang 88 SGK Vật lý 10
Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,50m (theo phương ngang) ? Lấy g = 10m/s2
Thời gian hòn bi rơi là:
A. 0,35s
B. 0,125s
C. 0,5s
D. 0,25s
-
Bài tập 7 trang 88 SGK Vật lý 10
Với số liệu bài 6, hỏi tốc độ của viên bi lúc rời khỏi bàn?
A. 4,28 m/s;
B. 3 m/s;
C. 12 m/s;
D. 6 m/s;
-
Bài tập 1 trang 84 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một vật khối lượng m, được ném ngang từ độ cao h với vận tốc ban đầu v0. Tầm bay xa của nó phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. m và v0 B. m và h
C. v0 và h D. m,h và v0
-
Bài tập 2 trang 84 SGK Vật lý 10 nâng cao
Hãy chọn câu đúng.
Trong hình 18.2, gia tốc của vật tại điểm đỉnh I
A. Hướng ngang từ trái sang phải
B. Hướng ngang từ phải sang trái
C. Hướng thẳng đứng xuống dưới
D. Bằng 0
-
Bài tập 3 trang 84 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một vật được ném lên từ mặt đất với vận tốc v0= 10m/s và góc ném α. Tính toán và điền kết quả vào bảng sau đây. Lấy g= 10m/s2.
-
Bài tập 4 trang 84 SGK Vật lý 10 nâng cao
Vẽ quỹ đạo của vật trong bài tập trên cho trường hợp α = 45o.
-
Bài tập 5 trang 84 SGK Vật lý 10 nâng cao
Từ độ cao 15m so với mặt đất, một vật được ném chếch lên với vectơ vận tốc đầu 20m/s hợp với phương ngang một góc 30o. Hãy tính:
a) Thời gian từ lúc ném đến lúc vật chạm đất.
b) Độ cao lớn nhất (so với mặt đất) mà vật đạt tới.
c) Tầm bay xa của vật (khoảng cách từ hình chiếu của điểm ném trên mặt đất đến điểm rơi).
Lấy g = 10m/s2.
-
Bài tập 6 trang 84 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một vật được ném ngang với vận tốc v0 = 30m/s, ở độ cao h = 80m.
a) Vẽ quỹ đạo chuyển động.
b) Xác định tầm bay xa của vật.
c) Xác định vận tốc của vật lúc chạm đất.
-
Bài tập 7 trang 84 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một máy bay theo phương ngang ở độ cao 5km với vận tốc không đổi 720km/h. Người trên máy bay muốn thả một vật rơi trúng một đích nào đó trên mặt đất thì phải thả từ cách đích bao xa theo phương nằm ngang? Bỏ qua lực cản của không khí.
-
Bài tập 8 trang 84 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một vật được ném ngang ở độ cao 20m phải có vận tốc đầu là bao nhiêu để trước lúc chạm đất vận tốc của nó là 25m/s?
-
Bài tập 15.1 trang 36 SBT Vật lý 10
Bi A có trọng lượng lớn gấp đôi bi B. Cùng một lúc tại một mái nhà ở cùng độ cao, bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang với tốc độ lớn. bỏ qua sức cản của không khí.
Hãy cho biết câu nào dưới đây là đúng.
A. A chạm đất trước B.
B. A chạm đất sau B.
C. Cả hai đều chạm đất cùng một lúc
D. Chưa đủ thông tin để trả lời
-
Bài tập 15.2 trang 36 SBT Vật lý 10
Một viên bi X được ném ngang từ một điểm. Cùng lúc đó, tại cùng độ cao, một viên bi Y có cùng kích thước nhưng có khối lượng gấp đôi được thả rơi từ trạng thái nghỉ. Bỏ qua sức cản của không khí. Hỏi điều gì sau đây sẽ xảy ra ?
A. Y chạm sàn trước X.
B. X chạm sàn trước Y.
C. Y chạm sàn trong khi X mới đi được nửa đường.
D. X và Y chạm sàn cùng một lúc.
-
Bài tập 15.3 trang 36 SBT Vật lý 10
Một quả bóng tennit được đặt trên mặt bàn và được truyền một vận tốc đầu theo phương ngang. Hình nào miêu tả quỹ đạo của quả bóng khi rơi ra khỏi bàn ?
-
Bài tập 15.4 trang 36 SBT Vật lý 10
Tại cùng một độ cao so với mặt đất và cùng một lúc, vật A được thả rơi tự do còn vật B được ném ngang. Hỏi câu nói nào sau đây là đúng ?
A. Hai vật chạm đất cùng lúc và có tốc độ lúc chạm đất bằng nhau.
B. Vật A chạm đất trước và có tốc độ lúc chạm đất nhỏ hơn.
C. Vật B chạm đất trước và có tốc độ lúc sắp chạm đất lớn hơn.
D. Hai vật chạm đất cùng lúc và vật B có tốc độ lúc chạm đất lớn hơn.
-
Bài tập 15.5 trang 36 SBT Vật lý 10
Khi nói về chuyển động nệm ngang, câu nói nào dưới đây là sai ?
A. Trong chuyển động ném ngang, vectơ vận tốc của vật luôn luôn thay đổi phương.
B. Trong chuyển động ném ngang, độ lớn của vectơ vận tốc của vật tăng dần.
C. Gia tốc của chuyển động ném ngang là gia tốc rơi tự do.
D. Từ cùng một độ cao trên mặt đất ta có thể tăng tốc độ ban đầu của vật ném ngang để vật rơi xuống đất nhanh hơn.
-
Bài tập 15.6 trang 37 SBT Vật lý 10
Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc đầu v0 = 30 m/s từ một độ cao h = 80 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. Thời gian rơi và tầm bay xa của vật là
A. 4 s ; 120 m. B. 8 s ; 240 m.
C. 2,8 s ; 84 m. D. 2 s ; 60 m.
-
Bài tập 15.7 trang 37 SBT Vật lý 10
Trong môn trượt tuyết, một vận động viên sau khi trượt trên đoạn đường dốc thì trượt ra khỏi dốc theo phương ngang ở độ cao 90 m so với mặt đất. Người đó bay xa được 180 m trước khi chạm đất. Hỏi tốc độ của vận động viên đó khi rời khỏi dốc là bao nhiêu ? Lấy g = 9,8 m/s2.
-
Bài tập 15.8 trang 37 SBT Vật lý 10
Một người đứng ở một vách đá nhô ra biển và ném một hòn đá theo phương ngang xuống biển với tốc độ 18 m/s. Vách đá cao 50 m so với mặt nước biển. Lấy g = 9,8 m/s2.
a) Sau bao lâu thì hòn đá chạm vào mặt nước ?
b) Tính tốc độ của hòn đá lúc chạm vào mặt nước.
-
Bài tập 15.9 trang 37 SBT Vật lý 10
Một máy bay đang bay ngang với tốc độ 150 m/s ở độ cao 490 m thì thả một gói hàng. Lấy g = 9,8 m/s2.
a) Bao lâu sau thì gói hàng sẽ rơi đến đất ?
b) Tầm bay xa (tính theo phương ngang) của gói hàng là bao nhiêu ?
c) Gói hàng bay theo quỹ đạo nào ?
-
Bài tập 15.10 trang 37 SBT Vật lý 10
Một vật được ném lên thẳng đứng sau 2 s lại rơi xuống đến vị trí ban đầu. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính :
a) Tốc độ ban đầu v0 của vật.
b) Độ cao h mà vật đạt tới.