YOMEDIA

Phân tích tính cách của nhân vật cô Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

 
NONE

Phân tích tính cách của nhân vật cô Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em thấy được những nét đẹp thức thời mà vẫn mang đậm vẻ đẹp truyền thống của nhân vật cô Hiền. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một vấn đề, một khía cạnh trong tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững kiến thức về bài học hơn, các em có thể tham khảo bài giảng Một người Hà Nội.

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

Nếu như Nguyễn Minh Châu viết lên số phận người đàn bà hàng chài trong thời kì đổi mới để qua đó thấy được vẻ đẹp của người phụ nữ hàng chài cam chịu, hi sinh vì gia đình thì Nguyễn Khải cũng góp vào hình tượng người phụ nữ trong thời kì đổi mới với nhân vật cô Hiền trong tác phẩm một người Hà Nội. Tuy cùng một giai đoạn thời kì đổi mới nhưng chúng ta thấy được sự khác nhau giữa số phận của hai nhân vật này. Nhân vật cô Hiền có cuộc sống hạnh phúc hơn và cái mới trong hình tượng người phụ nữ mà Nguyễn Khải đã mang đến chính là những vẻ đẹp của cô Hiền- người phụ nữ trong giai đoạn mới. Cô được ví như “hạt bụi vàng” của Hà Nội với tính cách quyết đoán và luôn sống theo những quy tắc riêng.

2. Thân bài

  • Về lai lịch: là một người Hà Nội gốc.
  • Về hoàn cảnh sống:
    • Hoàn cảnh sống của cô là khi miền Bắc đang đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường phát triển. Bên cạnh những mặt tích cực của cuộc sống thì cũng có những mặt tiêu cực. Vẻ đẹp của cô Hiền được tác giả ví như “hạt bụi vàng” của Hà Nội.
  • Về nếp sống: giữ nếp sống của người Hà Nội
    • Cô đại diện cho phẩm chất và đẹp của những người phụ nữ thức thời mà vẫn mang đậm vẻ đẹp truyền thống. Những vẻ đẹp ấy được tác giả thể hiện rất rõ trong tác phẩm của mình. Vẻ đẹp mà một người phụ nữ thời hiện đại ngày nay cần phải học tập, cái đáng học tập là truyền thống mà vẫn hiện đại, hiện đại nhưng không mất đi sự truyền thống. Nói cách khác đó chính là hội nhập mà không hòa tan, phát triển đồng thời đi liền với chống lại những cái xấu. Tác giả không dùng một lời nào để nói về ngoại hình của cô Hiền mà tác giả đi sâu vào việc khai thác chiều sâu tâm hồn và tính cách của cô.
    • Cách sống của cô khiến cho người ta nghĩ cô là tư sản nhưng cô không chú ý đến. Khi đứa cháu, anh bộ đội Cụ Hồ thân mật và tò mò hỏi cô về thành phần giai cấp, về chuyện “tại sao cô không phải học tập cải tạo…” thì cô cười rất tươi: “Tại sao chưa đủ tiêu chuẩn”, và thản nhiên nói: “Tao có bộ mặt rất tư sản, một cách sống rất tư sản, nhưng lại không bóc lột ai cả thì làm sao thành tư sản được”. Như vậy có thể thấy cô rất kiên trực cô sống theo cách của cô mà không sợ ai nói gì miễn sao cô không làm hại ai.
    • Khi nhiều bè bạn ngờ vực: “Trông bà như tư sản mà không bị học tập cũng lạ nhỉ?”, thì cô nhẹ nhàng trả lời: “Các bà không biết nhưng nhà nước lại rất biết”. Đúng là có khôn hơn các bà bạn, và “thức thời’’ hơn ông chồng. Trước đây, nhà cô cũng thuê một anh bếp và một chị vú. Chị vú trông coi con cho cô từ năm 19 tuổi đến năm 45 tuổi. Trong suốt 26 năm trời đó, cô coi anh bếp, cô vú “tình nghĩa như người trong họ”, đối xử rất tử tế, nên sau này khi đã về quê, đã làm chủ nghiệm hợp tác xã. Hai vợ chồng vẫn qua lại thân tình, “ngày giỗ ông chú và ngày Tết đều đem gạo, đậu xanh, miến và rượu, toàn của nhà làm cả, lên biếu cô và các em”.
    • Cô Hiền là một người phụ nữ thức thời bởi vì nhiều cái cô rất thực tế, cô có hai nhà thì một nhà để ở. Chồng cô đòi mua máy in thì cô hỏi ông có đứng máy được không. Ông chồng lại đành thôi. Như vậy không phải vì cô tiếc tiền hay hách dịch mà là vì khi đang khó khăn cô biết nên dành tiền cho việc gì và không dùng cho việc gì.
  • Cái ăn, cái mặc đều sang trọng
    • Phòng khách cổ kính, quý phái mấy chục năm không đổi như lưu giữ cái hồn Hà Nội.
    • Ngày thường cô ăn mặc rất bình dân nhưng có những buổi liên hoan thì cô lại rất trang trọng.
  • Cách ứng xử:
    • Việc hôn nhân: nghiêm túc trong hôn nhân, đặt trách nhiệm làm mẹ, làm vợ lên hàng đầu.
    • Việc sinh con:
      • Chấm dứt sinh con vào tuổi bốn mươi.
      • Nuôi con cái chu đáo chuẩn bị cho chúng một tương lai không lệ thuộc.
    • Việc quản lí gia đình: là người luôn chủ động, tự tin vì bà hiểu vai trò quan trọng của người mẹ, người vợ.
    • Việc dạy con:
      • Dạy từ khi còn nhỏ, dạy từ cái nhỏ nhất.
      • Dạy con văn hoá sống, văn hoá con người, văn hoá người Hà Nội: Không chỉ vậy cô Hiền còn biết dạy con mình thành một người có trách nhiệm với Tổ quốc và một người trưởng thành. Cô khuyên con của cô đi tòng quân vào miền Nam đánh giặc, có người thân ai mà chẳng sợ mất đi họ nhưng vì Tổ quốc cần, vì miền Nam ruột thịt cô khích lệ con mình nên đi. Như vậy không phải cô đẩy con mình vào chỗ chết mà cô đang dạy con mình yêu nước thương dân, dạy con mình biết vì người khác.
      • Đối với thời cuộc: nhìn nhận một cách trầm tĩnh, không thái quá ⇒ ung dung tự tại trước những biến động; cô còn là một người chuẩn Hà Nội không pha trộn, có những cái mới du nhập vào nhưng cô thì vẫn vậy vẫn giữ y nguyên cái phẩm chất và tính cách của người Hà Nội
  • Trong giao tiếp:
    • Cô Hiền tỏ ra là một người rất sắc sảo và tế nhị, khi gọi là đồng chí Khải thì cô mắng đứa con là phải gọi là “anh Khải”.
    • Và đặc biệt cô rất biết giữ lời ăn tiếng nói của mình, với những người bình dân thân thiết thì ăn nói thô tục sao cũng được nhưng trước những người quý phái thì phải tế nhị.

⇒ Cô Hiền là một con người mang đậm chất Hà Nội, chất Kinh kì. Chất Hà Nội được biểu hiện qua nét lịch lãm, sang trọng, qua thái độ ung dung tự tại; bản lĩnh của một con người luôn luôn dám là mình; sự rộng lượng, khiêm tốn, ở sự hài hoà, ở tình yêu Hà Nội sâu sắc; cô là hạt bụi vàng lấp lánh của Hà Nội.

3. Kết bài

  • Qua đây ta thấy cô Hiền mà nhà văn Nguyễn Khải cất công xây dựng lên thật đẹp. Một người phụ nữ không chỉ giỏi việc nhà mà lo được cả việc cho xã hội. Cô đúng là hạt bụi vàng của Hà Nội. Hạt bụi vốn để người ta chỉ những cái vô cùng bẩn và nhỏ bé nhưng ở đây tác giả lại nói là hạt bụi vàng. Nó thể hiện sự nhỏ bé của cô Hiền nhưng lại làm nên một vẻ đẹp đại diện cho những người phụ nữ đương thời.
  • Gợi mở vấn đề

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích tính cách của nhân vật cô Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải

Gợi ý làm bài:

Nguyễn Khải được coi là cây bút khá nổi tiếng của văn xuôi nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám. Những sáng tác văn chương của Nguyễn Khải phản ánh sinh động và khá chân thật quá trình vận động của cả nền văn học từ thời chiến tranh sang thời hòa hình. Trong những sáng tác trước năm 1977, Nguyễn Khải chủ yếu quan tâm đến các vấn đề mang tính thời sự chính trị. Và những sáng tác của ông từ năm 1978 về sau ông lại quan tâm nhiều hơn về cuộc sống đời thường. Ông đi sâu phản ánh và phân tích những diễn biến tâm lí khá phức tạp nhưng rất hợp lí của con người trong thời đại sau chiến tranh. Một người Hà Nội rút từ tập truyện Hà Nội trong mắt tôi là một tác phẩm tiêu biểu cho ngòi bút Nguyễn Khải ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Trong truyện Một người Hà Nội, Nguyễn Khải đã xây dựng khá thành công hình tượng nhân vật bà Hiền - một nhân vật khá tiêu biểu cho người Hà Nội.

Một người Hà Nội nói riêng và cả tập truyện Hà Nội nói chung chứa đựng một tình yêu sâu nặng với Hà Nội với những hiểu biết sâu sắc và tinh tế của Nguyễn Khải về nét đẹp của cảnh vật và con người Hà Nội.

Cô Hiền xuất thân từ một gia đình giàu có, lương thiện, có học thức, yêu thích thơ văn. Cô Hiền đẹp, thông minh, được bố mẹ cho phép mở phòng tiếp khách văn chương, vẻ đẹp của cô Hiền là một vẻ đẹp khá toàn diện được tác giả thể hiện qua nhiều góc độ khác nhau, từ cách chọn người bạn trăm năm đến việc thu xếp việc nhà, sinh con và răn dạy con cái.

Về hôn nhân, cô Hiền đã vượt qua thói thường tình của con người, cô không ham danh, hám lợi, không cơ hội, không lính toán. Cô có một quan điểm rất nghiêm túc đúng đắn về hôn nhân. Là một phụ nữ có nhan sắc, yêu văn chương, thời còn con gái tiếp xúc nhiều với những văn nhân nghệ sĩ, nhưng cô lại không sống theo lối sống lãng mạn, viễn vong. Cô cũng chả hứa hẹn gì với đám nghệ sĩ, văn nhân, đùa vui một thời son trẻ thế là đủ. Cô chọn người bạn đời của cô cũng không phải là một ông quan nào mà là một ông giáo cấp tiểu học, hiền lành, chăm chỉ, khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc. Cô Hiền luôn đặt trách nhiệm làm vợ, làm mẹ lên trên mọi thú vui khác. Cô coi việc phụng dưỡng chồng, chăm sóc cho chồng con là một niềm vui, là niềm hạnh phúc của cô. Trong việc quản lí gia đình cô Hiền luôn là người chủ động, tự tin và xác định rõ vai trò quan trọng của người vợ trong gia đình. Theo cô “Người đàn bà không làm nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chả ra sao”. Vì vậy mà cô Hiền đã phê phán cái thói "bắt nạt vợ" quá đáng của người cháu. Cô là một người sớm có nhận thức về “bình đẳng nam nữ".

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Một nét đẹp ở cô Hiền mà khiến chúng ta phải khâm phục và trân trọng đó là “lòng tự trọng” rất cao cả của cô. Lòng tự trọng không cho phép con người ta sống ích kỉ và hèn nhát. Chính vì có lòng tự trọng cao nên cô Hiền bằng lòng cho đứa con trai lớn của mình là Dũng đi chiến đấu mặc dầu lòng cô đau đớn lắm vì cô “không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè”. Tiếp đến, cô Hiền cho đứa em Dũng tiếp bước anh mình “bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”. Lòng tự trọng ấy cũng chính là lòng yêu nước, ý thức cộng đồng thâm trầm, sâu sắc mà không cần ồn ào của cô Hiền.

Cô Hiền là một người sống chuẩn mực có bản lĩnh, tự tin ở chính mình. Cô Hiền có cách sống và vẻ bề ngoài có vẻ tư sản nhưng không hề bị đi học tập cải tạo vì cô chẳng hề bóc lột ai, cô chỉ sống bằng cái nghề làm hoa giấy. Cô Hiền là một con người mang đậm chất Hà Nội. Chất Hà Nội của cô Hiền được thể hiện qua cách sống lịch lãm, sang trọng của cô. Điều này được thể hiện rất rõ ngay trong phòng khách của cô. Phòng khách của cô như lưu giữ cái hồn Hà Nội: cổ kính, quý phái và tinh tế mà “suốt mấy chục năm không hề thay đồi". Chất Hà Nội của cô Hiền đưực thể hiện qua thái độ ung dung, tự tại trước những biến động của thời cuộc: cô không hề lo sợ trước sự thắng lợi của cách mạng và cũng không tỏ ra mừng vui quá mức. Câu trả lời của cô trước câu hỏi hơi nghiệt của đứa cháu:

- “Tại sao cô không phải học tập cải tạo. Cô giấu cũng tài nhỉ?”

- “Tao có bộ mặt rất tư sản, một cách sống rất tư sản, nhưng lại không bóc lột ai cả thì làm sao thành tư sản được. ”

Hoặc:

- “Nước độc lập vui quá cô nhỉ”

- “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ?” đã thể hiện khá rõ chất ung dung tự tại của cô Hiền.

Hơn thế nữa, chất Hà Nội ở cô Hiền còn được thể hiện qua sự khôn ngoan, sâu sắc của trí tuệ như việc cô nói về lẽ tuần hoàn: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”, hoặc việc cô bộc lộ niềm tin vào tương lai vào cái đẹp của Hà Nội vẫn tồn tại vĩnh viễn, dẫu mỗi thời điểm cái đẹp có khác nhau: “Mỗi thế hệ điều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi”.

Nhìn chung lại, ta thấy cô Hiền là một người phụ nữ không những có nhan sắc mà còn có một vẻ đẹp tâm hồn rất lớn. Cô Hiền là một người phụ nữ mẫu mực rất yêu chồng và thương con, có lòng lự trọng cao, có nhiều quan điểm rất tiến bộ như trong việc sinh con, giáo dục con, sống chuẩn mực, lịch lãm, điềm đạm, luôn giữ phong cách của một người Hà Nội và rất yêu Hà Nội, tin tưởng vẻ đẹp của Hà Nội không bao giờ mất đi. Hay nói một cách khác cô Hiền là một người tiêu biểu cho vẻ đẹp của người Hà Nội.

 

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích tính cách của nhân vật cô Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm: 

 

----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON