Nội dung tài liệu Tổng ôn Các đặc điểm sử dụng và bảo vệ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long Địa lí 12 do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về việc sử dụng hợp lí tài nguyên của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mời các em cùng tham khảo!
SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ BẢO VỆ TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I. Lý thuyết
+ Nước ngọt : Là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long vì dẫn đến thiếu nước, sản xuất và sinh hoạt khó khăn, làm tăng đất phèn, đất mặn, rừng dễ bị cháy …Do đó cần phải :
– Khai thác nguồn nước ngầm.
– Khai thác nguồn nước ngọt trên sông Tiền và sông Hậu để thau chua rữa mặn cho vùng Đông Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên bằng kênh Hồng Ngự và Vĩnh Tế.
– Chia ruộng thành các ô nhỏ, dùng nguồn nước ngọt hạn chế để luân phiên rửa cho đất.
– Đưa các giống lúa chịu được phèn, được mặn vào canh tác trong điều kiện tưới nước bình thường.
+ Vấn đề rừng : Diện tích bị giảm do nhu cầu tăng diện tích đất nông nghiệp (trồng lúa, cây công nghiệp), phát triển nuôi tôm và cháy rừng. Do đó cần phải:
– Cần phải duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.
– Rừng phải được bảo vệ trong mọi dự án khai thác.
– Có thể khai thác một ít rừng ngập mặn ở Tây Nam để sản xuất.
– Thực hiện nông – lâm – ngư kết hợp.
+ Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên không tách khỏi hoạt động kinh tế của con người.
– Cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao.
– Kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến.
+ Đối với vùng biển: Hướng chính trong việc khai thác kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thể kinh tế liên hoàn.
+ Trong đời sống nhân dân: Cần chủ động sống chung với lũ bằng các biện pháp khác nhau với sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm đem lại.
II. Bài tập vận dụng
Câu 1: Dựa vào hình 41.3 (trang 188 SGK), hãy so sánh cơ cấu sử dụng đất giữa Đồng bằng sông Cửu Long với Đồng bằng sông Hồng.
Hướng dẫn giải
Cơ cấu sử dụng đất của hai đồng bằng lớn nhất nước ta năm 2005
Cụ thể như sau:
+Đất SX nông nghiệp: Đồng bằng sông Hồng (51,2%) < Đồng bằng sông Cửu Long (63,4%)
+Đất Lâm nghiệp: Đồng bằng sông Hồng (8,3%) < Đồng bằng sông Cửu Long (8,8%)
+Đất chưa sử dụng: Đồng bằng sông Hồng (3,5%) > Đồng bằng sông Cửu Long (1,3%)
+Đất chuyên dùng: Đồng bằng sông Hồng (15,5%) > Đồng bằng sông Cửu Long (5,4%)
+Đất ở: Đồng bằng sông Hồng (7,8%) > Đồng bằng sông Cửu Long (2,7%)
+Đất khác: Đồng bằng sông Hồng (13,7%) < Đồng bằng sông Cửu Long (18,4%)
Câu 2: Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Hướng dẫn giải
+ Vùng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của nước ta
– Đây là vùng trọng điểm số 1 về sản xuất lương thực thực phẩm của nước ta, góp phần rất quan trọng vào việc giải quyết nhu cầu lương thực thực phẩm cho cả nước và cho xuất khẩu.
– Có sản lượng lương thực lên đến 18 triệu tấn (chiếm 1/2 cả nước), bình quân lương thực trên đầu người hơn 1000 kg (gấp 2,4 lần cả nước), sản lượng thủy sản đạt 1,44 triệu tấn (chiếm hơn 60% cả nước).
– Mỗi năm đóng góp trên 4 triệu tấn gạo và hàng vạn tấn thực phẩm tôm, cá, thịt lợn cho xuất khẩu. Đang dẫn đầu cả nước về chăn nuôi vịt, trồng mía và trồng cây ăn quả.
+ Lịch sử phát triển của vùng trên 300 năm, chưa bị con người can thiệp quá sớm nên việc sử dụng, cải tạo tự nhiên của vùng là một vấn đề hết sức cấp bách, nhằm biến đồng bằng thành một khu vực KT quan trọng của đất nước.
+ Nhằm phát huy những lợi thế về tự nhiên của vùng (Nội dung trên)
+ Nhằm khắc phục những lợi thế về tự nhiên của vùng (Nội dung trên)
+ Do chiến tranh và khai thác không hợp lí cho nên tài nguyên của vàng bị suy giảm nghiêm trọng, môi trường bị ô nhiễm:
– Diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp, nguồn tôm cá, sinh vật lưỡng cư bị suy giảm đến mức báo động.
– Môi trường, nhất là môi trường nước bị ô nhiễm trầm trọng.
+ Sự mất cân đối giữa tiềm năng và hiện thực : Là vùng giàu tiềm năng nhưng kinh tế lại chậm phát triển, cơ sở vật chất còn nghèo, đời sông người dân còn khó khăn, thiên tai còn thường xuyên gây ra những tổn thất lớn cho đời sống và sản xuất.
=>Lịch sử phát triển trên 300 năm, chưa bị con người can thiệp sớm như Đồng bằng sông Hồng. Việc sử dụng hợp lí và bảo vệ tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Lon là một vấn đề hết sức cấp bách, nhằm biến đồng bằng thành một khu vực kinh tế quan trọng của đất nước.
Câu 3: Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào? Tại sao?
Hướng dẫn giải
+ Nước ngọt : Là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long vì dẫn đến thiếu nước, sản xuất và sinh hoạt khó khăn, làm tăng đất phèn, đất mặn, rừng dễ bị cháy …
Do đó cần phải :
– Khai thác nguồn nước ngầm.
– Khai thác nguồn nước ngọt trên sông Tiền và sông Hậu để thau chua rữa mặn cho vùng Đông Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên bằng kênh Hồng Ngự và Vĩnh Tế.
– Chia ruộng thành các ô nhỏ, dùng nguồn nước ngọt hạn chế để luân phiên rửa cho đất.
– Đưa các giống lúa chịu được phèn, được mặn vào canh tác trong điều kiện tưới nước bình thường.
+ Vấn đề rừng : Diện tích bị giảm do nhu cầu tăng diện tích đất nông nghiệp (trồng lúa, cây công nghiệp), phát triển nuôi tôm và cháy rừng. Do đó cần phải :
– Cần phải duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.
– Rừng phải được bảo vệ trong mọi dự án khai thác.
– Có thể khai thác một ít rừng ngập mặn ở Tây Nam để sản xuất.
– Thực hiện nông – lâm – ngư kết hợp.
+ Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên không tách khỏi hoạt động kinh tế của con người.
– Cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao.
– Kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến.
+ Đối với vùng biển : Hướng chính trong việc khai thác kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thể kinh tế liên hoàn.
+ Trong đời sống nhân dân: Cần chủ động sống chung với lũ bằng các biện pháp khác nhau với sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm đem lại.
Câu 4: Để cải tạo đất mặn, đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long, cần phải:
A. có nước ngọt để thau chua, rửa mặn.
B. tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn.
C. duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.
D. chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Hướng dẫn giải
Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu để thau chua, rửa mặn, cải tạo đất ở ĐBSCL.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Căn cứ vào Atalat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết đồng bằng sông Cửu Long có các khu kinh tế ven biển nào sau đây?
A. Định An, Năm Căn, Phú Quốc.
B. Định An, Năm Căn, Nhơn Hội.
C. Định An, Năm Căn, Vân Phong.
D. Định An, Năm Căn, Dung
Hướng dẫn giải
B1. Nhận dạng kí hiệu khu kinh tế ven biển (Atlat trang 3)
B2. Xác định được tên các khu kinh tế ven biển của đồng bằng sông Cửu Long là: Định An, Năm Căn, Phú Quốc
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây ở đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản khai thác cao hơn nuôi trồng?
A. An Giang.
B. Kiên Giang.
C. Bạc Liêu.
D. Cà Mau.
Hướng dẫn giải
Căn cứ vào Bản đồ Thủy sản (Atlat ĐLVN trang 20):
Đọc kí hiệu: khai thác (cột màu đỏ), nuôi trông (cột màu xanh dương)
⇒ Tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau có sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn khai thác (cột xanh cao hơn cột đỏ).
⇒ Loại đáp án A, C, D
Tỉnh Kiên Giang có sản lượng thủy sản khai thác cao hơn nuôi trồng (cột đo cao hơn cột xanh)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết ở đồng bằng sông Cửu Long có các khu kinh tế ven biển nào sau đây?
A. Định An, Năm Căn, Phú Quốc.
B. Định An, Năm Căn, Nhơn Hội.
C. Định An, Năm Căn, Vân Phong.
D. Định An, Năm Căn, Dung Quất.
Hướng dẫn giải
Xem kí hiệu khu kinh tế ven biển ⇒ xác định các khu kinh tế ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long (Atlat Địa lí Việt Nam trang 29)
⇒ Xác định được các khu kinh tế ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long là Định An, Năm Căn, Phú Quốc.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Biện pháp nào không hợp lí khi sử dụng và cải tạo thiên nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long
A. Chia ô nhỏ trong đồng ruộng để thau chua, rửa mặn
B. Cày sâu, bừa kĩ để nâng cao độ phì cho đất
C. Tìm các giống lúa mới chịu được đất phèn
D. Khai thác tối đa các nguồn lợi trong mùa lũ
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Câu 9: Phương châm “ sống chung với lũ” ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm
A. Khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hằng năm đem lại
B. Thích nghi với sự biến đổi của khí hậu
C. Thay đổi tốc độ dòng chảy của sông
D. Giảm bớt các thiệt hại do lũ mang lại
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Câu 10: Để đảm bảo cân bằng sinh thái, Đồng bằng sông Cửu Long cần phải
A. Bảo vệ và phát triển rừng
B. Cải tạo đất phèn, đất mặn
C. Khoanh rừng kết hợp với nuôi tôm
D. Giảm độ mặn trong đất
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Câu 11: Hướng chính trong việc khai thác vùng biển của Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền tạo thành một thế liên hoàn
B. Khai thác triệt để tầng cá nổi
C. Trồng rừng ngập mặn kết hơp với nuôi tôm
D. Đẩy mạnh khai thác ở vùng đảo xa
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Câu 12: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 29, các trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Sóc Trăng, Kiên Giang
B. Cần Thơ, Cà Mau
C. Long Xuyên, Kiên Lương
D. Tân An, Mỹ Tho
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 29, các trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là Cần Thơ, Cà Mau. Các trung tâm còn lại là Sóc Trăng, Rạch Giá, Kiên Lương và Long Xuyên có quy mô dưới 9 nghìn tỉ đồng.
Câu 13: Căn cứ vào Atalat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết ĐBSCL có các khu kinh tế ven biển nào sau đây?
A. Định An, Năm Căn, Phú Quốc
B. Định An, Năm Căn, Nhơn Hội
C. Định An, Năm Căn, Vân Phong.
D. Định An, Năm Căn, Dung Quất
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
B1. Nhận dạng kí hiệu khu kinh tế ven biển (Atlat trang 3).
B2. Xác định được tên các khu kinh tế ven biển của ĐNB từ Bắc vào Nam là: Định An, Năm Căn, Phú Quốc.
Câu 14: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về biện pháp để làm cho việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long không tách khỏi hoạt động kinh tế của con người?
1) Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến.
2) Đối với vùng biển, hướng chính trong việc khai thác kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thể kinh tế liên hoàn.
3) Cần giải quyết vấn đề nước ngọt trong mùa khô để thau chua, rửa mặn cho đất phèn, đất mặn; duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.
4) Cần chủ động sống chung với lũ bằng các biện pháp khác nhau, đồng thời khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm đem lại.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Các biện pháp để làm cho việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long không tách khỏi hoạt động kinh tế của con người là:
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến.
- Đối với vùng biển, hướng chính trong việc khai thác kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thể kinh tế liên hoàn.
- Cần chủ động sống chung với lũ bằng các biện pháp khác nhau, đồng thời khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm đem lại.
Câu 15: Căn cứ vào Atalat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết Đồng bằng sông Cửu Long không có khu kinh tế ven biển nào sau đây?
A. Định An
B. Năm Căn
C. Vân Phong
D. Phú Quốc
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
B1. Nhận dạng kí hiệu khu kinh tế ven biển (Atlat trang 3).
B2. Xác định được tên các khu kinh tế ven biển của ĐNB từ Bắc vào Nam là: Định An, Năm Căn và Phú Quốc. Khu kinh tế biển Vân Phong (Khánh Hòa) thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây ở Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất?
A. Đồng Tháp
B. An Giang
C. Cà Mau
D. Cần Thơ
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Giải thích: Căn cứ vào Bản đồ Thủy sản (Atlat ĐLVN trang 20):
- Đọc kí hiệu: khai thác (cột màu đỏ), nuôi trồng (cột màu xanh dương).
- Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ,... là những tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng rất cao. Trong đó tỉnh An Giang là cao nhất, tiếp đến là tỉnh Đồng Tháp,...
Câu 17: Căn cứ vào Âtlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây ở ĐBSCL có sản lượng thủy sản khai thác cao hơn nuôi trồng?
A. An Giang
B. Kiên Giang
C. Bạc Liêu
D. Cà Mau
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Căn cứ vào Bản đồ Thủy sản (Atlat ĐLVN trang 20):
Đọc kí hiệu: khai thác (cột màu đỏ), nuôi trông (cột màu xanh dương).
- Tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau có sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn khai thác (cột xanh cao hơn cột đỏ) ⇒ Loại đáp án A, C, D.
- Tỉnh Kiên Giang có sản lượng thủy sản khai thác cao hơn nuôi trồng (cột đo cao hơn cột xanh) ⇒ Chọn đáp án B.
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn Các đặc điểm sử dụng và bảo vệ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- 55 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp nước ta Địa lí 12
Chúc các em học tập tốt !