Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức tổng quan của vùng Đông Nam Bộ trong chương trình Địa lí 12 thông qua nội dung tài liệu Lý thuyết Khái quát chung về vùng Đông Nam Bộ Địa lí 12. Mời các em cùng tham khảo!
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
I. Lý thuyết
– Diện tích: 23,6 nghìn km2, (chiếm 7,5% diện tích cả nước)
– Dân số: hơn 15,7 triệu người (2014), chiếm 17,3% dân số cả nước
– Gồm các tỉnh, thành phố: TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu.
– Tiếp giáp: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Campuchia và biển Đông.
– Nằm liền kề Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên là những vùng nguyên liệu dồi dào để phát triển công nghiệp chế biến, dễ dàng giao lưu bằng đường bộ, kể cả với Campuchia, Duyên hải Nam Trung Bộ.
– Cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu là cửa ngõ giao thông quốc tế.
- Là vùng kinh tế dẫn đầu cả nước về GDP (42%), giá trị sản xuất công nghiệp và hàng hóa xuất khẩu
- Sớm phát triển nền kinh tế hàng hóa.
- Có chính sách phát triển phù hợp, thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước.
- Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng.
*Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu : Là việc nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở tăng cường đầu tư khoa học – kĩ thuật, vốn nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội, để vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế cao, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội và vừa bảo vệ môi trường.
II. Bài tập vận dụng
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tỉnh (thành phố) nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ có chung đường biên giới trên đất liền với Campuchia?
A. Bà Rịa – Vũng Tàu.
B. Đồng Nai.
C. Tây Ninh.
D. Bình Dương.
Hướng dẫn giải
B1. Nhận dạng kí hiệu đường biên giới trên bộ ở Atlat trang 3.
B2. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 29, xác định các tỉnh có chung đường biên giới trên đất liền với Campuchia là Tây Ninh, Bình Phước.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Mục đích của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là:
A. đẩy mạnh đầu tư vốn.
B. nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ.
C. đẩy mạnh đầu tư công nghệ.
D. tăng cường đầu tư lao động chuyên môn cao.
Hướng dẫn giải
Khái niệm: khai thác lãnh thổ theo chiều sâu được hiểu là việc nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng với các đặc điểm chung của Đông Nam Bộ
A. Giá trị sản lượng xuất khẩu vào loại trung bình so với cả nước.
B. Có diện tích vào loại lớn so với các vùng khác.
C. Có dân số vào loại nhỏ so với các vùng khác.
D. Dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp.
Hướng dẫn giải
Sử dụng phương pháp loại trừ:
Các đặc điểm chung của Đông Nam Bộ à:
- Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về hàng hóa xuất khẩu:
⇒ Nhận xét A. Giá trị sản lượng xuất khẩu vào loại trung bình so với cả nước.sai. → Loại A.
- Diện tích nhỏ: 23,6 nghìn km2 , dân số đông, mật độ dân số cao
⇒ Nhận xét B: diện tích vào loại trung bình của cả nước và nhận xét C: có dân số vào loại trung bình của cả nước là Sai
→ Loại B, C
- Dẫn đầu cả nước về GDP (42%), giá trị sản xuất công nghiệp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?
A. Đồng Nai
B. Bà Rịa – Vũng Tàu
C. BÌnh Dương
D. Long An
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Câu 5: Vấn dề tiêu biểu nhất của Đông Nam Bộ so với các vùng khác trong cả nước là
A. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
B. Phát triển nghề cá
C. Hình thành các vùng chuyên canh
D. Thu hút đầu tư
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Câu 6: Nói về tiêu chí của vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ, ý kiến nào dưới đây không đúng?
A. nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đầu tư vốn, khoa học công nghệ.
B. giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
C. ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ.
D. khai thác có hiệu quả các nguồn lực, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tỉnh (thành phố) nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ không tiếp giáp với Campuchia?
A. Bà Rịa, Tây Ninh.
B. Đồng Nai, Bình Phước.
C. Tây Ninh, Bình Phước.
D. Bình Dương, Đồng Nai.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, ta thấy các tỉnh (thành phố) thuộc Đông Nam Bộ có chung đường biên giới trên đất liền với Campuchia tỉnh Tây Ninh và Bình Phước.
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tỉnh (thành phố) nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ có chung đường biên giới trên đất liền với Campuchia?
A. Bà Rịa – Vũng Tàu
B. Đồng Nai
C. Tây Ninh
D. Bình Dương
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
B1. Nhận dạng kí hiệu đường biên giới trên bộ ở Atlat trang 3.
B2. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 29, xác định các tỉnh có chung đường biên giới trên đất liền với Campuchia là Tây Ninh, Bình Phước.
Câu 10: Vì sao khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ?
A. Đây là vùng có dân số đông nhất cả nước.
B. Đây là vùng kinh tế phát triển năng động nhât cả nước.
C. Đây là vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản nhất cả nước.
D. Đây là vùng có sản lượng lương thực lớn nhất cả nước.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết Khái quát chung về vùng Đông Nam Bộ Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- 55 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp nước ta Địa lí 12
Chúc các em học tập tốt !