YOMEDIA

Tổng hợp bài tập ôn tập bồi dưỡng HSG môn Sinh học 9

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tư liệu ôn tập, bồi dưỡng kiến thức chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Tổng hợp bài tập ôn tập bồi dưỡng HSG môn Sinh học 9 năm 2020có đáp án được biên tập và tổng hợp. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.

ATNETWORK
YOMEDIA

TỔNG HỢP BÀI TẬP ÔN TẬP BỒI DƯỠNG HSG MÔN SINH HỌC 9 NĂM 2020

 

Câu 1: Tóm tắt vai trò chủ yếu của một số muối khoáng

Loại muối khoáng

Vai trò chủ yếu

Nguồn cung cấp

Natri và Kali

(Na, K)

- Là thành phần quan trọng trong dịch nội bào, trong nước mô, huyết tương.

- Tham gia các hoạt động trao đổi của tế bào và hoạt động co cơ, dẫn truyền xung thần kinh.

(1)

Canxi (Ca)

(2)

- Cơ thể chỉ hấp thụ canxi khi có mặt vitamin D.

- Có nhiều trong sữa, trứng, rau xanh.

Sắt (Fe)

(3)

Có trong thịt, cá, gan, trứng, các loại đậu.

Iốt (I)

- Là thành phần không thể thiếu của hoocmôn tuyến giáp

(4)

 

Câu 2: Nghiên cứu quan hệ giữa các sinh vật trong môi trường người ta thấy các hiện tượng:

1) Nấm và tảo cùng sống với nhau để tạo thành địa y. 

2) Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.

Các quan hệ trên thuộc loại quan hệ gì? Nêu tên gọi cụ thể của mỗi dạng quan hệ và so sánh hai hình thức quan hệ này.

Câu 3:

a) Cho hình tháp tuổi sau đây:

- Em hãy cho biết tên của dạng hình tháp?

- Ý nghĩa sinh học của dạng hình tháp này?

b) Những loài sinh vật có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường thì đó là sinh vật hằng nhiệt hay biến nhiệt? Động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt thì loài nào có khả năng phân bố rộng hơn? Vì sao?

Câu 4: Gen B có chiều dài 0,51mm bị đột biến thành gen b. Gen b có chiều dài hơn gen B là 3,4 A0.

a) Xác định dạng đột biến và cho biết tên gọi cụ thể của dạng đột biến nói trên.

b) Tính khối lượng phân tử của gen b. Biết khối lượng phân tử trung bình của 1 nuclêôtit là 300 ĐVC.

c) Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?

Câu 5:

a) Một NST có trình tự các gen phân bố: ABCDE · FGH

Cho biết: A, B, C, D, E, F, G, H: ký hiệu  các gen trên NST; (·): tâm động.

Do đột biến cấu trúc nên các gen phân bố trên NST có trình tự: ABCDE · FG

- Xác định dạng đột biến.

- Nếu dạng đột biến trên xảy ra ở cặp NST thứ 21 ở người thì gây hậu quả gì?

b) Phân biệt thường biến và đột biến.

Câu 6:

a) Ở một loài thực vật, với hai gen alen A và a, khởi đầu bằng một cá thể có kiểu gen Aa. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn liên tục kết quả kiểu gen AA, aa và Aa sẽ chiếm tỷ lệ là bao nhiêu?

b) Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?

Câu 7: Ở một loài động vật có bộ NST 2n = 50. Quan sát nhóm tế bào của loài bước vào giảm phân.

a) Một nhóm tế bào sinh dục mang 400 NST kép tập trung ở mặt phẳng xích đạo. Nhóm tế bào này đang ở kỳ nào? Số lượng tế bào bằng bao nhiêu? Cho biết mọi diễn biến trong nhóm tế bào như nhau.

b) Nhóm tế bào sinh dục thứ hai mang 800 NST đơn đang phân li về hai cực của tế bào. Xác định số lượng tế bào của nhóm. Khi nhóm tế bào kết thúc giảm phân II thì tạo ra được bao nhiêu tế bào con?

c) Cho rằng các tế bào con được tạo ra ở trên hình thành các tinh trùng và đều tham gia vào quá trình thụ tinh, trong đó số tinh trùng trực tiếp thụ tinh chiếm 3,125% số tinh trùng được tạo thành nói trên. Xác định số hợp tử được tạo thành. Cho biết mọi diễn biến trong quá trình giảm phân của nhóm tế bào trên là như nhau.

ĐÁP ÁN

Câu 1:

Ý

Nội dung

(1)

- Có trong muối ăn.

- Có nhiều trong tro thực vật.

(2)

- Là thành phần chính trong xương, răng.

- Có vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ, trong quá trình đông máu, trong phân chia tế bào, trao đổi glicôgen và dẫn truyền xung thần kinh.

(3)

- Là thành phần cấu tạo của hêmôglôbin trong hồng cầu.

(4)

- Có trong đồ ăn biển, dầu cá, muối iốt, rau trồng trên đất nhiều iốt.

 

Câu 2:

- Các quan hệ trên thuộc loại quan hệ hỗ trợ khác loài

- Tên gọi của mỗi dạng quan hệ:

1. Cộng sinh. 2. Hội sinh

So sánh 2 hình thức quan hệ.

- Giống nhau:

+ Đều là hình thức quan hệ sinh vật khác loài.

+ Các sinh vật hỗ trợ với nhau trong quá trình sống.

- Khác nhau:

+ Quan hệ cộng sinh: 2 loài cùng sống với nhau và cùng có lợi. 

+ Quan hệ hội sinh: 2 loài cùng sống với nhau, 1 bên có lợi và bên còn lại không có lợi cũng không bị hại.

Câu 3:

a) * Tên của dạng hình tháp: Dạng ổn định

    * ý nghĩa sinh học:

    - Tỷ lệ sinh của quần thể: Vừa phải

    - Số lượng cá thể trong quần thể : ổn định

b) Nhiệt độ ảnh hưởng thường xuyên tới các hoạt động sống của sinh vật.

    - Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, đó là sinh vật biến nhiệt.

    - Động vật hằng nhiệt phân bố rộng hơn vì những loài động vật này có khẳ năng điều hoà thân nhiệt.

Câu 4:

a) Dạng đột biến:

   - Chiều dài tăng thêm 3,4 A0 → tương ứng 1 cặp nuclêôtit.

   - Chiều dài gen b hơn gen B → đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit.

b) Khối lượng phân tử gen b:

   - Đổi 0,51 mm = 5100 A0

   - Chiều dài gen b: 5100 + 3,4 = 5103, 4 A0

   - Số nuclêôtit của gen b: nuclêôtit

   - Khối lượng phân tử gen b: 300 x 3002 = 900.600 đvc

c) Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

Câu 5:

a)

- Dạng đột biến: Do đột biến mất đoạn mang gen H → kiểu đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn.

- Hậu quả: ở người, mất đoạn nhỏ ở đầu nhiễm sắc thể thứ 21 gây bệnh ung thư máu.

b) Phân biệt thường biến và đột biến

Thường biến

Đột biến

- Là những biến đổi kiểu hình, không biến đổi trong vật chất di truyền.

- Diễn ra đồng loạt, có định hướng.

- Không di truyền được.

- Có lợi, đảm bảo cho sự thích nghi của cơ thể.

- Biến đổi trong vật chất di truyền (ADN, NST).

- Biến đổi riêng lẻ, từng cá thể, gián đoạn, vô hướng.

- Di truyền được.

- Đa số có hại, một số có lợi hoặc trung tính; là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.

 

Câu 6:

a) Sau 2 thế hệ tự thụ phấn liên tục:

- TLKG : AA = aa = 37,5%

- TLKG : Aa          = 25%

b)  Phương pháp này vẫn được dùng trong chọn giống vì:

- Người ta dùng các phương pháp này để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.

- Đây là một biện pháp trung gian để chuẩn bị lai khác dòng tạo ưu thế lai.

Câu 7:

a)

- Kì giữa I hoặc kì giữa II.

- 8 tế bào ở kì giữa I hoặc 16 tế bào ở kì giữa II.

b)

- Các NST đang phân li về 2 cực tế bào là dấu hiệu cho biết nhóm tế bào thứ hai đang ở kì sau II.

-  Số lượng tế bào của nhóm: 800 : 50 = 16 tế bào

- Khi nhóm tế bào trên kết thúc giảm phân II thì số tế bào con được tạo thành là: 16 x 2 = 32 tế bào.

c)

- Số tinh trùng trực tiếp thụ tinh là: 32 x 3, 125% = 1 tinh trùng.

- Mỗi tinh trùng trực tiếp thụ tinh với 1 trứng tạo thành 1 hợp tử.

Vậy số hợp tử tạo thành = số tinh trùng thụ tinh = 1 hợp tử.

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng hợp bài tập ôn tập bồi dưỡng HSG môn Sinh học 9 năm 2020có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON