HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ đề thi HSG Cấp trường Sinh Học 9 năm 2020 Trường THCS chuyên Trần Đại Nghĩa có đáp án nhằm giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới. Mời các em cùng theo dõi.
TRƯỜNG THCS CHUYÊN TRẦN ĐẠI NGHĨA |
ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG Môn: SINH HỌC 9 Năm học: 2020 – 2021 Tổng thời gian làm bài: 150 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. (1,0 điểm).
a. Quá trình nguyên phân có ý nghĩa gì đối với di truyền và sự sinh trưởng phát triển của cơ thể?
b. Thực chất của quá trình thụ tinh là gì?
Câu 2. (1,0 điểm).
Tại sao ADN ở tế bào nhân thực cần trung gian là các ARN để truyền đạt thông tin di truyền?
Câu 3. (1,0 điểm).
Giả sử mạch gốc ở vùng mã hóa của một gen cấu trúc của một loài sinh vật có trình tự nuclêôtit là: (3’TAXAATX5’)21 được sử dụng làm khuôn để tổng hợp chuỗi pôlipeptit thì số axit amin trên chuỗi pôlipeptit tương ứng được tổng hợp là bao nhiêu? Biết rằng trong môi trường không có enzim cắt bỏ axit amin mở đầu, bộ ba khởi động là 5’AUG 3’, các bộ ba 5’UAG 3’, 5’UGA 3’, 5’UAA 3’làm nhiệm vụ kết thúc tổng hợp chuỗi.
Câu 4. (1,0 điểm).
Ở một loài động vật, xét phép lai ♂AABBDD x ♀aaBbdd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, cơ thể đực giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen trên?
Câu 5. (1,0 điểm).
Thể đa bội là gì? Có thể nhận biết thể đa bội thông qua những dấu hiệu nào?
Câu 6. (1,0 điểm).
Ở người, cả 3 bệnh K, L, M đều là các bệnh di truyền do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường, không liên kết với nhau (các gen quy định ba bệnh này nằm trên ba cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau). Một cặp vợ chồng bình thường sinh ra một đứa con mắc cả ba bệnh trên. Nếu cặp vợ chồng trên muốn sinh con thứ hai thì tính theo lí thuyết, xác suất đứa con thứ hai mắc hai trong ba bệnh là bao nhiêu? Biết rằng không xảy ra đột biến trong các lần sinh con của cặp vợ chồng trên.
Câu 7. (1,0 điểm).
Cho sơ đồ phả hệ mô tả một loại bệnh ở người do một trong 2 alen của một gen quy định, trong đó alen trội là trội hoàn toàn.
Biết rằng không có đột biến xảy ra, tính xác suất người con đầu lòng bị bệnh của cặp vợ chồng (7 và 8) ở thế hệ thứ II.
Câu 8. (1,0 điểm).
Ở một loài động vật đơn tính, màu sắc thân do một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen. Cho các con đực thân xám giao phối ngẫu nhiên với các con cái thân đen (P), thu được F1 có 25% số con thân đen còn lại là thân xám. Tiếp tục cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2. Theo lí thuyết, ở F2 số con thân xám chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Biết rằng không xảy ra đột biến, sức sống của các giao tử và hợp tử như nhau.
Câu 9. (1,0 điểm).
a. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa thưa diễn ra mạnh mẽ?
b. Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật để không làm giảm năng suất vật nuôi và cây trồng?
Câu 10. (1,0 điểm).
Thế nào là một dòng tế bào xôma? Ý nghĩa của việc tạo dòng tế bào xôma có biến dị là gì?
ĐÁP ÁN
Câu 1:
a. Ý nghĩa nguyên phân
- Nguyên phân duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ.
- Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào là cơ sở của sự sinh trưởng của các mô, cơ quan, cơ thể, thay thế tế bào già, tế bào bị tổn thương.2.
- Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muố, tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện gen xấu để loại bỏ khỏi quần thể.
b. Thực chất của thụ tinh:Là sự kết hợp hai bộ nhân đơn bội của giao tử tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử.
Câu 2: Cần ARN trung gian vì:
- Đối với sinh vật nhân thực ADN ở trong nhân trong khi quá trình dịch mã xảy ra ở tế bào chất nên cần trung gian.
- Việc sử dụng trung gian là ARN giúp bảo quản thông tin di truyền.
- ADN có cấu trúc xoắn kép gồm 2 mạch đơn song song xoắn đều liên kết với nhau bằng liên kết hidro nên không phù hợp để làm khuôn dịch mã.
Câu 3:
- Vì trình tự nuclêôtit bài cho gồm 7 nucleotit, mà mã di truyền là mã bộ 3 nên ta xác định trình tự nucleotit ở đoạn mARN tương ứng với 3 chu kỳ lặp lại là:
5’AUGUUAG.AUGUUAG.AUGUUAG...3’
- Các bộ 3 mã sao có trên đoạn mARN tương ứng là:
5’AUG-UUA-GAU- GUU- AGA-UGU-UAG...3’
1 2 3 4 5 6 7
- Nhận thấy ở vị trí bộ 3 số 7 là bộ 3 kết thúc, nên số axit amin trên chuỗi pôlipeptit là: 7-1= 6.
-(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Hoc247.net để tải tài liệu về máy)-
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (2,5 điểm)
1.1. Điểm độc đáo nhất trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen là:
A. Cặp tính trạng đem lai phải thuần chủng, tương phản.
B. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng qua các thế hệ lai.
C. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được trong các thí nghiệm.
Chọn câu đúng nhất.
1.2. Cho giao phối ruồi giấm đực thân xám, cánh thẳng với hai ruồi giấm cái:
- Trường hợp 1: Với ruồi giấm cái 1: thân xám, cánh cong, F1 thu được 150 con thân đen, cánh thẳng; 149 con thân đen, cánh cong; 437 con thân xám, cánh thẳng; 445 con thân xám, cánh cong.
- Trường hợp 2: Với ruồi giấm cái 2: thân xám, cánh cánh thẳng, F1 thu được 340 con thân xám, cánh thẳng; 120 con thân xám, cánh cong.
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai. (Cho biết các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau)
Câu 2: (2,0 điểm) Tại vùng sinh sản của một cơ quan sinh dục, theo dõi 3 tế bào thực hiện nguyên phân với số lần bằng nhau đã cần môi trường cung cấp 360 NST đơn. Các tế bào con đều trải qua giảm phân, và môi trường phải cung cấp thêm 384 NST. Số hợp tử được hình thành là 24 với hiệu suất thụ tinh 12,5%. Hãy xác định:
a. Bộ NST lưỡng bội của trên.
b. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào.
c. Giới tính của cơ thể nói trên. (biết rằng loài trên có cơ thể cái thuộc giới đồng giao tử (XX), cơ thể đực thuộc giới dị giao tử (XY))
Câu 3: (2,5 điểm) Ở người, sự thụ tinh giữa trứng bình thường của mẹ với tinh trùng bất thường của bố, hình thành hợp tử có bộ NST giới tính XXY hoặc XYY. Dựa vào quá trình giảm phân, hãy:
a. Trình bày cơ chế NST tạo tinh trùng bất thường, từ đó tạo hợp tử XXY.
b. Trình bày cơ chế NST tạo tinh trùng bất thường, từ đó tạo hợp tử XYY.
Câu 4: (1,5 điểm) Một gen dài 0,221µm tái bản một số lần đã cần môi trường nội bào cung cấp 9100 nuclêôtit tự do các loại, trong đó có 3640 nuclêôtit tự do loại G.
a. Tế bào chứa gen trên đã nguyên phân bao nhiêu lần?
b. Số nuclêôtit mỗi loại chứa trong gen ban đầu.
Câu 5: (1,5 điểm)
a. Gen → ARN → Prôtêin. (1) và (2) lần lượt là hai cơ chế nào sau đây?
A. phiên mã và dịch mã.
B. tự sao và phiên mã.
C. tự sao và dịch mã.
D. dịch mã và phiên mã.
Chọn câu đúng
b. Phân biệt sự khác nhau cơ bản về cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và prôtêin.
Câu 6: (2,0 điểm)
Khi nghiên cứu về bệnh tiểu đường, người ta lập được phả hệ của một gia định qua bốn thế hệ như sau:
a. Bệnh tiểu đường do gen trội (A) hay gen lặn (a) quy định? Vì sao?
b. Sự di truyền của bệnh tiểu đường có liên quan với giới tính hay không? Tại sao?
c. Những người nào trong phả hệ được xác định kiểu gen một cách chắc chắn và kiểu gen của những người đó là gì?
d. Con của cặp bố mẹ III1 và III2 sẽ bị mắc bệnh với xác suất bao nhiêu (%)?
Câu 7: (2,0 điểm)
a. Thế nào là hiện tượng thoái hóa?
b. Tại sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?
c. Vì sao có một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt, động vật thường xuyên giao phối gần nhưng vẫn không bị thoái hóa? Cho ví dụ ở mỗi trường hợp.
Câu 8: (2,0 điểm)
a. Thế nào là một nước có dạng tháp dân số trẻ và nước có dạng tháp dân số già?
b. Nêu ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lý của mỗi Quốc gia.
Câu 9: (2,0 điểm)
a. Trong các đặc trưng của quần thể, đặc trưng nào là cơ bản nhất? Vì sao?
b. Độ đa dạng và độ nhiều của quần xã phân biệt nhau như thế nào? Quan hệ với nhau như thế nào?
c. Muốn nuôi được nhiều cá trong một ao và có năng suất cao, chúng ta cần phải chọn nuôi các loài cá như thế nào cho phù hợp?
Câu 10: (2,0 điểm) Trong một quần xã sinh vật có các loài sau: thỏ, cây cỏ, hổ, cây gỗ, hươu, sâu ăn lá cây, bọ ngựa, vi sinh vật phân giải, cáo.
a. Hãy xắp xếp các loài vào các mối quan hệ sinh thái có thể có.
b. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn của hệ sinh thái với các loài trên.
c. Sắp xếp các loài trên theo từng thành phần của hệ sinh thái.
ĐÁP ÁN
Câu 1:
1.1 Chọn B
1.2
* Giải thích:
Ở trường hợp 1: Xét tính trạng màu sắc thân:
Xám : Đen = (437 + 445) : (150 + 149) ≈ 3 : 1 → Xám là tính trạng trội, đen là tính trạng lặn.
Quy ước gen: A - thân xám, a - thân đen → Kiểu gen của P1 là : Aa x Aa (1)
Ở trường hợp 2: Xét tính trạng hình dạng cánh:
Thẳng : Cong = 340 : 120 = 3 : 1 → Cánh thẳng là tính trạng trội, cánh cong là tính trạng lặn
Quy ước gen: B - cánh thẳng, b - cánh cong → Kiểu gen của P2 là : Bb x Bb (2)
Vì các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau → Các gen quy định các tính trạng phân li độc lập với nhau
Từ (1) và (2) → Kiểu gen của ruồi đực thân xám, cánh cong là AaBb
→ Kiểu gen của ruồi cái 1 (thân xám, cánh cong) là Aabb
→ Kiểu gen của ruồi cái 2 (thân xám, cánh thẳng) là A – Bb
Ở trường hợp 2: Xét tính trạng màu sắc thân:
P: Ruồi đực thân xám (Aa) x Ruồi cái thân xám (A-) → F1: 100% thân xám → Kiểu gen quy định màu sắc thân của ruồi cái thân xám là AA
→ Kiểu gen của ruồi cái 2 (thân xám, cánh thẳng) là AABb
* Sơ đồ lai:
- Trường hợp 1:
P: Ruồi đực thân xám, cánh thẳng x ruồi cái thân xám, cánh cong
AaBb Aabb
GP: AB, Ab, aB, ab Ab, ab
F1: KG: 1AABb : 2AaBb : 1aaBb : 1AAbb : 2Aabb : 1aabb
KH: 3 thân xám, cánh thẳng : 3 thân xám, cánh cong : 1thân đen, cánh thẳng : 1thân đen, cánh cong
- Trường hợp 2:
P: Ruồi đực thân xám, cánh thẳng x ruồi cái thân xám, cánh thẳng
AaBb AABb
GP: AB, Ab, aB, ab AB, Ab
F1: KG: 1AABB : 2AABb : 1AAbb : 1AaBB : 2AaBb : 1Aabb
KH: 3thân xám, cánh thẳng : 1thân xám, cánh cong
Câu 2:
a. Bộ NST lưỡng bội của loài:
Gọi k là số lần nguyên phân của mỗi tế bào. Theo bài, ta có:
3.2k.2n = 384 (1)
3(2k - 1).2n = 360 (2)
(1) - (2): 3.2n = 24 → 2n = 24 : 3 → 2n = 8
b.
Số lần nguyên phân của mỗi tế bào:
Từ (1) → 3.2k.8 = 384 → 2k = 384 : (3.8) = 16 = 24 → k = 4
c. Giới tính:
Số tế bào con được hình thành: 3.24 = 48
Số giao tử hình thành từ 48 tế bào trên: (24.100):12,5 = 192 = 48.4
Vậy giới tính của cá thể trên là giới đực
Câu 3:
a.
* Cơ chế tạo tinh trùng bất thường, từ đó tạo hợp tử XXY:
- Hợp tử XXY xuất hiện do thụ tinh giữa trứng bình thường (mang NST) X với tinh trùng không bình thường (mang NST) XY
- Loại tinh trùng (mang NST) XY được xuất hiện quan giảm phân, do cặp NST giới tính không phân li ở kì sau của lần phân bào thứ nhất theo cơ chế sau:
Các kì của giảm phân |
Diễn biến cặp NST giới tính |
Kỳ trung gian |
XXYY |
Kì đầu I |
XXYY |
Kì giữa I |
\(\frac{{XX}}{{YY}}\) |
Kì sau I (Cặp NST kép không phân li) |
XXYY⇔O |
Kì cuối I |
XXYY, O |
Kì đầu II |
XXYY, O |
Kì giữa II |
XXYY, O |
Kì sau II |
XY⇔XY, O |
Kì cuối II |
XY, XY, O |
b.
* Cơ chế tạo tinh trùng bất thường, từ đó tạo hợp tử XYY:
- Hợp tử XYY xuất hiện do sự thụ tinh giữa trứng bình thường (mang NST) X với tinh ttrùng không bình thường (mang NST) YY.
- Loại tinh trùng (mang NST) YY được xuất hiện qua giảm phân, do NST nhân đôi nhưng không phân li ở kì sau của lần phân bào thứ II.
-(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Hoc247.net để tải tài liệu về máy)-
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: