YOMEDIA

Tài liệu ôn thi THPT QG Phần II môn Sinh Học năm 2021 - 2022

Tải về
 
NONE

Tài liệu Tài liệu ôn thi THPT QG Phần I môn Sinh Học năm 2021 - 2022, được HOC247 biên tập và tổng hợp với góp phần giúp các em học sinh có thêm tài liệu rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi THPT QG sắp tới, Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em, chúc các em học sinh có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA PHẦN II MÔN SINH HỌC NĂM 2021-2022

 

CHỦ ĐỀ 5: CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN

1.Phương pháp nghiên cứu của Mendel(Phương pháp phân tích cơ thể lai)

-Tạo dòng thuần = tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.

-Sứ lí số liệu bằng toán xác suất thống kê.

-Kiểm tra kiểu gen của cơ thể trội = phép lai phân tích: Là phép lai giữa trội với lặn

+Nếu kết quả đồng tínhà trội là đồng hợp

+Nếu kết quả phân tính 1:1 → trội là dị hợp

2. Phép lai phân tích và phép lai thuận nghịch

-Phép lai phân tích: Lai cơ thể mang tính trạng lặn với cơ thể mang tính trạng trạng trội nhằm kiểm tra kiểu gen của cơ thể trội.

+Trội mang kiểu gen đồng hợp nếu kết quả lai đồng tính

+Trội mang kiểu gen dị hợp nếu kết quả lai phân tính

→ Ứng dụng: Lai phân tích hai cặp tính trạng

+ Kết quả = 1:1:1:1 Di truyền phân li độc lập

+Kết quả = 1:1 Di truyền liên kết gen

+Kết quả # 1:1:1:1:1 Di truyền hoán vị gen

-Phép lai thuận nghịch : Phép lai thay đổi vai trò của bố và mẹ

+Lai thuận giống lai nghịch: Gen nằm trên NST thường

+ Lai thuận khác lai nghịch: Gen nằm trên NST giới tính X

+Lai thuận và nghịch chỉ cho kết quả theo mẹ à Gen nằm treng tế bào chất ở các bào quan: ti thể, lạp thể, plasmit

3.Các qui luật di truyền của mendel:

*Xét về tính trạng : Có 3 qui luật là đồng tính, phân tính và di truyền phân li độc lập

*Xét vể nhân tố di truyền( Alen): Có 2 qui luật  là phân li và di truyền phân li độc lập

3.1.Qui luật phân li:

+Nội dung qui luật:

Con lai mang 2 nguồn gen: một từ bố và 1 từ mẹ

Cơ thể lai khi giảm phân các alen trong cặp phân li đồng đều về các giao tử.50% giao tử mang alen này và 50% giao tử mang alen kia

+Nguyên nhân( CSTBH): Gen nằm trên NST, NST phân li đồng đều kéo theo gen ( Alen) phân li đồng đều.

+Bản chất của qui luật phân li: Sự phân li đồng đều của các alen

+Điều kiện để F2 cho tỉ lệ kiểu hình = 3:1

P thuần chủng, tính trạng trội là hoàn toàn, sức sống mỗi kiểu gen là nhu nhau, số cá thể phân tích phải đủ lớn.Giảm phân diễn ra bình thường

3.2..Qui luật phân li độc lập

+Nội dung qui luật: Các cặp alen phân li độc lập với nhau trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.

+Bản chất quy luật: Sự phân li độc lập của các cặp alen trong giảm phân

+Cơ sở tế bào học: Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST, Các cặp NST phân li độc lập và tổ hợp tự do kéo theo các alen cũng phân li độc lập và tổ hợp tự do.

+Ý nghĩa: Tạo biến dị tổ hợp là biến dị do tổ hợp lại các alen vốn có của bố mẹ theo cách khác.

+Điều kiện để F2 có tỉ lệ 9:3:3:1

P thuần chủng, tính trạng trội là hoàn toàn, sức sống mỗi kiểu gen là như nhau, số cá thể phân tích phải đủ lớn.

4. Tương tác gen không alen:

-Gen không alen: Là tương tác giữa các gen khác locut.

-Có các kiểu tương tác:

+Bổ trợ: Tương tác giữa các gen không alen cùng trạng thái làm xuất hiện tính trạng mới không có ở bố mẹ

Gồm các tỉ lệ: 

9:7,    9:6:1, và 9:3:3:1

Ví dụ:

Ví dụ 1: Bí đỏ tròn x tròn → F1 cho 100% tròn  F2 cho 9dẹt:6 tròn:1 dài.

Ví dụ 2: Gà mào hạt đậu x mào hoa hồng → F1 100% mào óc chó → F2 cho 9 mào óc chó:3 mào hạt đậu:3 mào hoa hồng:1 mào lá

Ví dụ 3: Hoa trắng  x hoa trắng F1 100% hoa đỏ F2 9 đỏ: 7 trắng.

+Cộng gộp: Tương tác giữa các gen trội không alen theo kiểu : mỗi alen trội làm tăng tính trội lên một chút.

Mức độ trội phụ thuộc số lượng alen trội trong kiểu gen

Cho tỉ lệ  1:4:6:4:1 hoặc 15:1.

+Tương tác Át chế: Kiểu tương tác mà mỗi gen có vai trò khác nhau trong quá trình hình thành tính trạng trong đó luôn có một gen át chế sự biểu hiện của gen khác.

Át chế cho các tỉ lệ

12:3:1à Gen trội át gen trội và gen lặn

Tóm lại:

+Tương tác át chế luôn có 2 kiểu quy ước gen còn tương tác bổ trợ và cộng gộp chỉ có 1 kiểu quy ước gen

+Tương tác gen vẫn tuân theo đúng quy luật phân li độc lập của Men Den. Kết quả kiểu hình là biến dạng Định luật Phân li độc lập ( Biến dạng của 9:3:3:1)

+Tương tác gen cho thấy: Mỗi gen không hoàn toàn quy định tính trạng mà chỉ quy định sự tổng hợp chuỗi Polipeptit mà thôi.

5. Các quy luật di truyền của Moocgan

5.1.Liên kết gen

-Điều kiện: Các cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể.

-Phát hiện: Moocgan cho lai phân tích ruồi giấm đực F1 với ruồi cái đồng hợp lặn.

-Nội dung quy luật:

+Các gen trên một nhiễm sắc thể có xu hướng di truyền cùng nhau hình thành nhóm gen liên kết.

+Số nhóm gen liên kết bằng số NST trong bộ nhiễm sắc thể đơn bội của tế bào.

-Cơ sở tế bào học:

 Khi các gen nằm gần nhau trên một Nhiễm sắc thể sẽ có ái lực với nhau  → Phân li cùng nhau

-Cách xác định liên kết gen: Phép lai hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng

+Kết quả lai phân tích = 1:1

+Kết quả lai dị hợp hai bên = 3:1 Dị hợp đều

+Kết quả lai dị hợp 2 bên = 1:2:1 → Dị hợp chéo ít nhất 1 bên

-Số giao tử tối đa : 2 loại giao tử.

-Số kiểu gen tối đa :

Tìm số alen chung:  n =2x ( x là số loại gen và mỗi gen có 2 alen)

                                n= a x b x c...(a,b,c là số loại alen của mỗi gen)

Tìm số kiểu gen tối đa = n(n+1)/2 ( gen thuộc NST thường)

                                     =[ n ( n +1) /2   + n ] ( Gen thuộc NST X)

---- Còn tiếp ----

 -(Để xem nội dung phần còn lại của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

Chủ đề 6: DI TRUYỀN QUẦN THỂ.

1.Tìm tần số alen.

1.1.Khi 1gen có 2 alen

- Khi F0 = xAA:yAa:zaaà Tìm tần số alen p = A = x + y/2         q=a = 1-A

- Khi bài toán cho tỉ lệ kiểu hình lặn à a = √kiểu hình lặn à A = 1-a

Khi bài toán cho tỉ lệ kiểu hình trội à a = √( 1 – trội)

1.2. Khi 1 gen có 3 alen

-Tìm tần số alen lặn nhất a1 = √KH lặn nhất

- Tìm tần số alen lặn liền kề trước: a = √( KH lặn nhất + KH lặn liền kề trước) –  a1

- Tìm tần số alen trội : A = 1- (a+a1)

1.3. Khi có chọn lọc loại bỏ kiểu gen đồng hợp lặn:

tại thế hệ Fn thì q (a) = q ban đầu / (1 + n x q ban đầu)

Ví dụ: thế hệ F0 có F0 = 0,1AA: 0,2Aa: 0,7aa à a = 0,8

à a của F5  = 0,8 / (1+ 5 x 0,8) = 0,8 /5=0,16

Trong  đó q là tần số a của quần thể ban đầu, n là thế hệ thứ n

2. Tìm thành phần kiểu gen

2.1.Khi 1 gen có 2 alen

- Quần thể tự phối F0 = xAA:yAa:zaa

à Fn = [ x + y .(1- 1/2n)/2]AA: y . 1/2nAa: [ z + y .(1- 1/2n)/2] aa

- Quần thể ngẫu phối F0 = xAA:yAa:zaa

+ Tìm tần số alen A=p và a = q

+ Fn = p2AA: 2pq Aa: q2aa

2.2. Khen gen có 3 alen ( Nhóm máu người)

- Tìm tần số alen:

I0 = √nhóm máu O  → IA ( Hoặc IB ) = √ ( Nhóm A + O) hoặc √( NHóm B +O) – I→ Alen còn lại = 1- tổng hai alen đã biết

- TPKG = IAIA  : 2IAI0 : IBIB: 2IBI0 : 2IBI0 : I0I0

2.3.Khi xét hai gen

- Quần thể tự phối Chọn từng kiểu gen có khả năng cho kiểu hình cần tìm tự thụ phấn áp dụng công thức tự phối cho từng gen

Ví dụ: F0 = 0,2AaBB: 0,3AABb: 0,4AaBb: 0,1aabb. Tìm tỉ lệ aabb tại F1

Giải: aabb tại F1 chỉ được hình thành từ:

  • 0,4AaBb F1 có aa = (Aa x Aa) (Bbx Bb) aabb = 1/4aa . 1/4bb = 1/8= 0,125
  • 0,1aabb F1 có aabb = 0,1

à aabb tại F1 = 0,125 + 0,1 = 0,225

- Quần thể ngẫu phối

+Tìm tỉ lệ các giao tử từ mỗi kiểu gen

+ Tính kiểu gen cần tìm dựa vào khả năng kết hợp của các giao tử

Ví dụ: F0 = 0,2AaBB: 0,3AABb: 0,4AaBb: 0,1aabb tím tỉ lệ aabb tại Fn

+ Tỉ lệ giao tử ab được hình thành từ

0,4AaBb ab = 0,4.1/4 = 0,1

0,1aabb ab = 0,1.1 = 0,1

à ab = 0,2 aabb = ab2 = 0,04

2.4. Khi gen trên X

- Xét riêng từng giới

+ Giới cái (hoặc giới XX):  tần số các kiểu gen được tính giống trường hợp các alen trên NST thường : p2 + 2pq + q2  = 1.

+ Giới đực (hoặc giới XY)  Chỉ có 1 alen trên X =>  pXAY+ qXaY=1.

- Trong cả quần thể do tỉ lệ đực : cái = 1: 1  => Ở trạng thái cân bằng di truyền

Fn = 0,5p2XAXA: pq XAXa: 0,5q2XaXa: 0,5pXAY: 0,5qXaY

---- Còn tiếp ----

 -(Để xem nội dung phần còn lại của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

CHỦ ĐỀ 7. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN TRONG CHỌN GIỐNG

1.Chọn giống bằng biến dị tổ hợp

1.1.Phương pháp tạo giống thuần bằng nguyên liệu là các biến dị tổ hợp:

-Tạo nguồn biến dị tổ hợp bằng lai tạo khác dòng

-Đánh giá kiểu hình để chọn lọc ra tổ hợp gen mong muốn

+Chọn lọc 1 lần với những giống có hệ số di truyền cao.

+Chọn lọc nhiều lần với những giống có hệ số di truyền thấp.

(HSDT : Tỉ lệ giữa số lượng kiểu gen với số lượng kiểu hình

Ví dụ: Có 3 kiểu gen , Có 3 kiểu hình à HSDT = 100%

            Có 3 kiểu gen , có 8 kiểu hình àHSDT = 3/8 = 37,5%)

+Thông thường những tính trạng chất lượng có hệ số di truyền cao và những tính trạng số lượng có hệ số di truyền thấp.

-Tạo và duy trì dòng thuần có tổ hợp gen mong muốn bằng tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.

1.2. Các phương pháp lai

a)Lai cùng dòng:

-Khái niệm: Là phép lai giữa hai bố mẹ có cùng kiểu gen.

+Lai cùng dòng thường gặp trong tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết.

-Mục đích sử dụng lai cùng dòng:

+Tạo dòng thuần chủng cung cấp cho lai khác dòng.

+Kiểm tra kiểu gen của các dòng trước khi cho lai.

+Duy trì tính trạng tốt của giống.

-Hạn chế:

+Dễ gây hiện tượng thoái hóa giống khi bố mẹ đều có tiềm ẩn gen lặn có hại.

+Lai cùng dòng làm tăng tỉ lệ thoái hóa giống qua các thế hệ do tăng tỉ lệ đồng hợp lặn và giảm tỉ lệ dị hợp.

b)Lai khác dòng:

*Khái niệm: Phép lai giữa hai bố mẹ thuần chủng có nguồn gen khác nhau.

*Ưu thế lai:

-Khái niệm: Hiện tương thế hệ lai có sức sống , năng xuất phẩm chất cao hơn thế hệ bố mẹ

-Cơ sở tế bào học:

+Thế hệ lai có kiểu gen dị hợp, sự tương tác bổ trợ giữa các alen khác trạng thái làm tăng tính trạng tốt ở thế hệ lai(Giả thiết siêu trội) à aa

+Tổ hợp lai có nhiều gen trội hơn, sự tương tác cộng gộp của các gen trội làm tăng tính trội ở thế hệ lai(Giả thiết cộng gộp)àAAbb ,aaBB

-Xu hướng biểu hiện của ưu thế lai: ƯTL giảm dần qua các thế hệ lai cùng dòng do tăng đồng hợp lặn và giảm dị hợp.

+Khi gen nằm trong tế bào chất thì cùng tổ hợp lai có thể có ưu thế lai trong pháp lai thuận nhưng không có ưu thế lai trong phép lai nghịch và ngược lại.

Ví dụ : trong tế bào chất của mẹ có gen qui định khả năng kháng sương muối.

Pháp lai thuận :

Mẹ AA kháng sương muối  x Bố aa không có gen này àTổ hợp lai Aa kháng sương muối.

Phép lai nghịch:

Mẹ aa không có gen kháng sương muối x bố AA có gen kháng sương muối à Tổ hợp lai Aa không kháng sương muối ( Vì hợp tử lai phát triển trong tế bào chất của mẹ không có gen kháng sương muối)

2. Chọn giống bằng gây đột biến

2.1.Cơ sở khoa học: Gây đột biến trên các vật liệu di truyền để tạo ra  giống mới có năng xuất cao, phẩm chất tốt.

2.2.Quy trình:

+Xử lí mẫu vật bằng các tác nhân đột biến.

+Chọn lọc tổ hợp mang đột biến tốt

+Tạo dòng đột biến thuần chủng.

2.3.Các tác nhân đột biến sử dụng:

+Vật lí:

Tia phóng xạ có khả năng xuyên sâu qua mô sống àXử lí đỉnh sinh trưởng, hạt nảy mầm, bào tử

Tia tử ngoại không có khả năng xuyên sâu qua mô sốngàXử lí hạt phấn, noãn, vi sinh vật

+Hóa học: Coxixin gây đột biến đa bội hóa àXử lí hạt hoặc bào tử gây đột biến đa bội

2.4.Những lưu ý khi sử dụng tác nhân đột biến: Đúng loại tác nhân(EMS , 5BU gây đột biến gen,Con xi xin gây đột biến NST)

Đúng liều lượng( Tia X ở 16 kilo ronghen gây đột biến gen nhưng thấp hơn không có tác dụng)

Thời gian xử lí( Khi là hạt mầm hoặc hạt phấn hay bào tử xử lí sẽ cho kết quả tốt hơn khi đã tạo cơ thể)

2.5.Đối tượng ứng dụng:

+Chủ yếu là vi sinh vật vì có tốc độ sinh sản nhanhàNhân nhanh các đột biến

   Kiểu hình tạo ra ngay sau quá trình đột biếnàThời gian chọn giống nhanh hơn.

+Thực vật: Các cơ quan gây đột biến chủ yếu là hạt phấn và đỉnh sinh trưởng ở bên ngoài nên dễ xử lí

+Ít thành công ở động vật vì:

Có hệ thần kinh dễ chết khi sử lí

Các cơ quan gây đột biến nằm sâu bên trong cơ thể nên khó xử lí.

2.6.Thành tựu:

+Gây đột biến gen thành công chủ yếu ở lúa và vi sinh vật

+Gây đột biến nhiễm sắc thể thành công chủ yếu ở dâu tằm và dưa hấu tạo dạng tam bội

3. Chọn giống bằng công nghệ tế bào

3.1.Nuôi cấy mô và tế bào:

+Quy trình: tách tế bào hay nhóm tế bàoàNuôi trong môi trường đặc biệtàTái sinh thành cây mới

+Hooc môn sử dụng: Auxin và xitokinin

+Ưu điểm: tạo nhóm cây trồng đồng nhất về kiểu genàKiểm tra mức phàn ứng của kiểu gen đó

3.2.Lai tế bào:

+Quy trình: Tách tế bào và loài bỏ thành tế bào bằng enzim hoặc vi phẫuàDung hợp hai tế bào bằng virut hende giảm hoạt tính hay sung điệnàNuôi tế bào lai tạo cơ thể mới.

+Ưu điểm:

Tạo những cơ thể lai song nhị bội kết hợp nhiều tính tốt của các loài

Có thể kết hợp nguồn gen của những loài khác nhau trong bậc thang phân loại.

---- Còn tiếp ----

 -(Để xem nội dung phần còn lại của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

Chủ đề 8. BÀI TẬP DI TRUYỀN PHẢ HỆ.

1. Các bước giải

1.1.Xác định tính trạng trội –lặn:

-Tính trạng biểu hiện liên tục qua các thế hệ hoặc có số lượng lớn àlà tính trạng

Trội,tính trạng còn lại là tính trạng lặn.

1.2.Xác định vị trí của gen:

-Nam bình thường nhưng có mẹ hoặc con gái biểu hiện bệnh àgen thuộc NST thường.

-Tính trạng có hiện tượng di truyền chéo(bố bệnh ,con gái bình thường ,cháu trai bệnh)họăc bệnh phổ biến ở namàGen thuộc NST X không có trên Y.

1.3.Xác định kiểu gen của mỗi cơ thể:

*Khi gen thuộc NST thường :

-Mọi cơ thể là tính trạng lặn thì đều có một kiểu gen xác định là aa.

-Cơ thể bình thường chỉ xác định kiểu gen khi có bố mẹ hoặc con bệnh.

Cách xác định:cơ thể bình thường kg là A-(1).

            bố mẹ hoặccon bệnh kg là aaàcho hoặc nhận gen a của cơ thể bình thường đang cần xác định kiểu gen(2).

Từ (1) và (2)àkg của cơ thể bình thường cần xác định là Aa.

-Các cơ thể còn lại có kiểu gen không xác định àlà kg Tổng quát A- .

*Khi gen thuộc NST X không có trên Y:

-Mọi cơ thể nam luôn có kiểu gen xác định :+là XAY nếu bình thường hoặc XaY nếu bệnh.

-Nữ mắc bệnh có kiểu gen xác định là XaXa.

-Nữ bình thường chỉ xác định được kiểu gen khi có bố hoặc con trai bệnh.

Cách tìm kiểu gen:nữ btàkg là XAX-(1).

bố họac con trai bệnh àKG là XaYàXa cho hoặc nhận từ nữ bt(2).

Từ (1) và (2)àkg  của nữ bt cần tìm là XAXa.

+những trường hợp còn lại có kg không xác định là XAX-.

1.4.Cách tìm xác suất biểu hiện bệnh:

            Xác xuất bệnh = tỉ lệ a của bố x tỉ lệ a của mẹ

Lưu ý :

+Khi trong phả hệ bố mẹ chỉ biết kiểu hình trội chưa xác định chính xác kiểu gen thì cần căn cứ và tỉ lệ AA: Aa tím ra a

    ví dụ  Bố mẹ là kết quả của phép lai Aa x Aa --> 1Aa: 2Aa: 1aa

-->Tìm a trong 1AA: 2Aa nên a = 1/3, A=2/3

+Khi biết chính xác kiểu gen tìm tỉ lệ a theo cách thông thường

Ví dụ bố có kiểu gen Aa --> a = 1/2

+Khi cần tìm xác suất con trai hoặc con gái cần nhân thêm kết quả với tỉ lệ giới tính bằng ½

2. Vận dụng

Câu 1: Ở người, một gen trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A quy định thuận tay phải trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số người thuận tay phải. Một người phụ nữ thuận tay trái kết hôn với một người đàn ông thuận tay phải thuộc quần thể này. Xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này thuận tay phải là

A. 37,5%.                         B. 50%.                      C. 43,75%.                           D. 62,5%.

Câu 2: Ở người, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A không gây bệnh trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh. Một người phụ nữ bình thường nhưng có em trai bị bệnh kết hôn với một người đàn ông bình thường nhưng có em gái bị bệnh. Xác suất để con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao nhiêu? Biết rằng những người khác trong cả hai gia đình trên đều không bị bệnh.

A.1/2                          B.8/9                      C.5/9                   D. 3/4

Câu 3: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.

Biết rằng không xảy ra đột biến và bố của người đàn ông ở thế hệ thứ III không mang alen gây

bệnh. Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III bị bệnh là:

A.1/18                 B. 1/32                       c. 1/4                           D. 1/9

 -(Để xem nội dung phần còn lại của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Tài liệu ôn thi THPT QG Phần II môn Sinh Học năm 2021 - 2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON