Kì thi THPT QGlà một kì thi quan trọng nhất đối với học sinh lớp 12, vì vậy để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi sắp tới, HOC247 đã biên soạn, tổng hợp nội dung tài liệu Tài liệu ôn thi THPT QG Phần I môn Sinh Học năm 2021 - 2022 giúp các em học tập rèn luyện tốt hơn. Mời các em cùng quý thầy cô tham khảo học tập.
TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA PHẦN I MÔN SINH HỌC
NĂM 2021-2022
CHỦ ĐỀ 1: TIẾN HÓA HÓA HỌC
I.Bằng chứng tiến hóa:
- Bằng chứng tế bào học:
+ Mọi sinh vật có đơn vị cấu tạo là tế bào với các thành phần: Màng, tế bào chất, nhân
+ CSVC của hiện tượng di truyền là NST
+ Cơ chế di truyền là nguyên phấn, giảm phân, thụ tinh
+ Các bào quan trong tế bào
-Bằng chứng di truyền học phân tử
+ Các sinh vật đều dùng chung bảng mã di truyền
+ Vật chất di truyền là ADN, ARN, Protein
II.Phân biệt học thuyết Dacuyn và học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
Học thuyết Dacuyn |
Học thuyết hiện đại. |
Nguyên nhân tiến hóa: do biến dị , di truyền và chọn lọc tự nhiên |
Nguyên nhân tiến hóa : Do đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên, yếu tố ngẫu nhiên và di nhập gen |
Loài hình thành là kết quả của chọn lọc tự nhiên |
Loài hình thành là kết quả của tiến hóa nhỏ với sự tham gia của đột biến giao phối chọn lọc tự nhiên và cách li sinh sản |
Loài tiến hóa theo các hướng ngày càng thích nghi, ngày càng đa dạng và ngày càng phức tạp |
Loài tiến hóa theo hướng tiến bộ sinh học ( 3 hướng như Dacuyn), thaoi1 bộ sinh học và kiến định sinh học |
Chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền biến dị |
Giải thích được nguyên nhân phát sinh biến dị do đột biến và giao phối tạo biến dị tổ hợp và di truyền biến dị qua các cấp di truyền phân tử và di truyền tế bào |
Bản chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót của dạng thích nghi nhất và đối tuộng của chọn lọc tự nhiên là cá thể sinh vật |
Bản chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của dạng có kiểu gen thích nghi nhất và đối tuộng của chọn lọc tự nhiên là cá thể và quần thể sinh vật |
III. Các nhân tố tiến hóa
1.Đột biến:
-Vai trò: Sáng tạo a len mới , cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho tiến hóa.
-Đặc điểm:
+Xuất hiện ngẫu nhiên, làm biến đổi TSAL và TPKG không định hướng.
+Có thể có lợi có hại hoặc trung tính phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường.
+Thuyết hiện đại: tiến hóa dựa trên đào thải đột biến có hại tích lũy đột biến có lợi.
+Thuyết KiMuRa: tiến hóa dựa vào sự tích lũy và củng cố các đột biến trung tính.
2.CLTN:
-Thực chất: Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản.
-Vai trò:
+Sàng lọc kiểu gen kém thích nghi.
+Quyết định chiều hướng và nhịp điệu tiến hóa.
-Đặc điểm:
+CLTN chống lại gen trộiàTốc độ tiến hóa nhanh
+CLTN chống lại gen lặnàTốc độ tiến hóa chậm và không bao giờ loại bỏ hết gen lặn ra khỏi quần thể.
+Làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen có định hướngè Nhân tố tiến hóa có hướng.
+Với vi sinh vật chọn lọc chống lại gen lặn hay gen trội đều thực hiện ngay sau quá trình đột biến vì kiểu hình chỉ do 1 alen quy định bởi vật chất di truyền là 1 ADN dạng vòng.
-Các kiểu CLTN
+Chọn lọc vận động: Khi ĐKTN thay đổi theo 1 hướng xác định
Chọn lọc theo hướng loại bỏ dạng ban đầu
Hình thành đặc điểm thích nghi mới
+Chọn lọc kiên định: Khi môi trường ít thay đổi
Chọn lọc theo hướng loại bỏ dạng chệch xa mức trung bình ban đầu
Chọn lọc kiên định hình thành những dạng hóa thạch sống
+Chọn lọc phân hóa : Khi điều kiện sống không đồng nhất
Chọn lọc theo nhiều hướngàkết quả là phần hóa quần thể ban đầu thành nhiều KH
Chọn lọc theo hướng loại bỏ dạng trung bình àPhân hóa kiểu gen dòng thuần
3.Yếu tố ngẫu nhiên:
-Vai trò: Gây ra biến động di truyền( Biến động di truyền: Sự thay đổi TSAL và TPKG do yếu tố ngẫu nhiên)
-Đặc điểm:
+ Làm biến đổi TSAL và TPKG không định hướng
+Có thể loại bỏ cả alen có lợi.
+Tốc độ biến đổi TSAL và TPKG phụ thuộc kích thước quần thể(Nhanh nếu KT nhỏ và chậm nếu kích thước lớn).
+Thường làm nghèo vốn gen của quần thể và giảm đa dạng di truyền.
4.Di nhập gen:
-KN: Là sự trao đổi cá thể hoặc giao tử giữa các quần thể không cách li hoàn toàn.
-Vai trò: Biến đổi TSAL và TPKG không định hướng.
-Đặc điểm:
+Nhập cư có thể làm xuất hiện alen mới
+Di cư có thể làm nghèo vốn gen của quần thể.
Lưu ý : Lượng biến thiên tần số alen khi có di nhập gen = M ( P – p) trong đó M là tỉ lệ cá thể nhập cư so với tổng cá thể của quần thể nhận, P là tần số tương đối của A ở quần thể cho và p là tần số tương đối của A ở quần thể nhận. Nếu trị số biến thiên < 0à tần số A giảm và ngược lại.
Ví dụ Quần thể I có 100 cá thể và A là 0,8 , quần thể II có A = 0,3. Có 20 cá thể từ quần thể II sang quần thể I. Tìm Tần số alen của quần thể I sau khi có di nhập gen
+ Tỉ lệ cá thể nhận cư M = 20 / 100 = 0,2
+Lượng biến thiên tần số alen A của quần thể nhận = 0,2 (0,3 – 0,8) = 0,2 x 0,5 = - 0,1
à Tại quần thể I A giảm 0,1 = 0,7 và a = 0,3
5.Giao phối không ngẫu nhiên:
-Gồm: Tự thụ phấn, giao phối cận huyết và giao phối có chọn lọc
-Vai trò: cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.
-Đặc điểm:Chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen
Tóm lại:
Nhân tố tiến hóa là nhân tố làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể
+Nhân tố làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể có định hướng : CLTN
+ Nhân tố làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể không định hướng: Di nhập gen, đột biến và yếu tố ngẫu nhiên.
+Nhân tố chỉ làm biến đổi thành phần kiểu gen: Giao phối không ngẫu nhiên.
+Giao phối ngẫu nhiên ( Giao phối tự do không phải là nhân tố tiến hóa vì làm tần số alen và tpkg ổn định không đổi.
IV.Loài và quá trình hình thành loài
- Các tiêu chuẩn phân biệt loài chủ yếu : Hình thái, địa lí sinh thái, di truyền phân tử, sinh hli1 hóa sinh, cách li sinh sản
Tiêu chuẩn chủ yếu phân biệt các loài : Với sinh vật nhân sơ ( vi khuẩn) là Sinh lí hóa sinh; Với sinh vật bậc cao là tiêu chuẩn di truyền.
- Các giai đoạn hình thành loài: Tạo các quần thể với vốn gen mớià Củng cố sự sai khác vốn gen giữa các quần thểà Cách li sinh sản hình thành loài mới.
- Nhân tố củng cố sai khác vốn gen ở mỗi don đường hình thành loài: Cách li địa lí là các yếu tố địa lì cản trở giao phối; Cách li sinh thái là sự sai khác chu kì sinh sản; cách li tập tính là sự giao phối có chọn lọc
- Con đường hình thành loài khác biệt là lai xa và đa bội hóa
- Con đường hình thành loài nhanh nhất là lai xa và đa bội hóa, chậm nhất là cách li địa lí
V. Sự phát triển sự sống.
Căn cứ vào sự biến động của địa chất khí hậu để phân chia lịch sử phát triển của sinh giới thành 5 đại.
-Đại thái cổ và đại nguyên sinh:
+Sự sống tập trung chủ yếu ở nước.
+Các dạng sống đơn giản chủ yếu là đơn bào
-Đại cổ sinh:
+Địa chất khí hậu biến động liên tụcà Sinh giới biến đổi và tiến hóa mạnh mẽ
+Gồm các kỉ: CambriàOccdovicàXiluaàĐêvônàThan đáàPecmi.
+Sự kiện quan trọng nhất: Sự di cư của sinh vật từ nước lên cạn.
-Đại trung sinh:
+Là đại hưng thịnh của bò sát khổng lồ và cây hạt trần( Các kỉ Tam điệp và Jura).
+Xuất hiện thú ở kỉ Tam Điệp từ bò sát răng thú và xuất hiện chim ở kỉ Jura từ bò sát bay.
+Gồm các kỉ: Tam Điệpà Juraà Phấn trắng.
-Đại Tân Sinh:
+Gồm kỉ thứ 3 và kỉ thứ 4
+Là đại của chim, thú, côn trùng và thực vật có hoa
+Sự kiện quan trọng nhất là sự xuất hiện của loài người .
+Bộ linh trưởng xuất hiện ở kỉ đệ Tam và loài người xuất hiện cuối kỉ đệ Tứ.
CHUYÊN ĐỀ 2: SINH THÁI HỌC
I.Phân biệt quần thể với quần xã về các tiêu chí: Nhận dạng, đơn vị cấu tạo, các đặc trưng cơ bản, các dạng quan hệ
II.Phân biệt các dạng quan hệ trong quần xã
- Nắm được những điểm giống và khác của một số dạng quan hệ
+ Cộng sinh với hợp tác
+ Kí sinh – vật chủ với sinh vật này ăn sinh vật khác
- Xác định các dạng quan hệ trong các ví dụ
1/ Ong mật và hoa 2/ Cua với hải quỳ 3/ Các loài trong địa y
4/ Cá ép với cá lớn 3/ Tảo giáp với cá tôm 6/Tỏi với vi khuẩn, vi rút
7/cây kiến với kiến 8/tầm gửi với thân gỗ 9/ mối và VSVtrong ruột mối
III. Hệ sinh thái
1.Khái niệm:
-HST là tập hợp bao gồm các quần xã sinh vật và sinh cảnh nơi quần xã sống
Ví dụ: HST rừng nhiệt đới có quần xã sông, quần xã hồ, quần xã rừng.
2.Đặc điểm Hệ sinh thái:
-Các dạng quan hệ : Trong hệ sinh thái tồn tại các dạng quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và sinh vật với môi trường.
-Dấu hiệu nhận biết hệ sinh thái: Sự gắn kết của sinh vật với các nhân tố của môi trường tạo chu trình sinh học hoàn chỉnh.
-Một hệ sinh thái điển hình : thường mở đầu bằng quá trình đồng hóa do SV Sản Xuất ( thực vật) và kết thúc bằng quá trình dị hóa do SV Phân Gỉai thực hiện.
-Hệ sinh thái là hệ mở và có 3 dòng vật chất và năng lượng:
+Dòng vào: Mở đầu bằng sinh vật sản xuất
+Dòng nội lưu: Trao đổi dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã
+Dòng ra: Thực hiện bằng hoạt động của sinh vật như hô hấp, bài tiết, rụng lá…
àDòng năng lượng trong Hệ sinh thái không phải tuần hoàn và giúp duy trì sự tồn tại của các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái
-Trong hệ sinh thái có 2 loại năng xuất:
+Năng xuất sơ cấp( Nhờ SV Sản Xuất là thực vật )
+Năng xuất thứ cấp( Nhờ SVTiêu Thụ là động vật)
-Sự tiến hóa của hệ sinh thái qua 3 giai đoạn: HST trẻàHST giààHST đỉnh cao(Khi có cân bằng sinh thái về mối quan hệ của tất cả các dạng quan hệ)
+HST trẻ: Ít đa dạng, Cấu trúc đơn giản, thời gian sống ngắn. ít phân tầng
+HST già : Đa dạng , Cấu trúc phức tạp, Thời gian sống dài, phân tầng
+HST đỉnh cao: có cân bằng sinh thái về mối quan hệ của tất cả các dạng quan hệ.
-Quy luật trao đổi vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái:
+Quy luật 1: Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
+Quy Luật 2: Khi chuyển từ dạng này sang dạng khác thì Năng lượng không được bảo toàn 100% mà bị mất mát qua nhiều hoạt động của mỗi bậc dinh dưỡng
3.Cấu trúc hệ sinh thái:
-Gồm 3 thành phần: SVSX, SVTT, SVPG
-Gồm 2 loại chuỗi thức ăn:
+Chuỗi mở đầu bằng SVSX.
+Chuỗi mở đầu bằng SVPG.
---- Còn tiếp ----
-(Để xem nội dung phần còn lại của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
CHUYÊN ĐỀ 3: SINH HỌC CƠ THỂ ( SINH HỌC 11)
A.CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
1.Dinh dưỡng nước và muối khoáng.
- Sự hấp thụ nước và muối khoáng.
+ Hai giai đoạn:
Từ mao quản của đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thầm thấu ( nước); cơ chế thụ động hoặc chủ động ( ion khoáng)
Từ lông hút vào mạch gỗ của rễ theo con đường gian bào và tế bào chất, khi gặp đai Capari con đường gian bào nhập vào con đường tế bào chất.
+ Vận chuyển nước và ion khoáng từ rễà thânà lá: thực hiện nhờ sự vận chuyển của dòng mạch gỗ.
- Dinh dưỡng Nito ở thực vật.
+ Các con đường chuyển hóa Nito
+ Hiện tượng phản Nitrat.
2.Quang hợp.
2.1.Phân biệt pha sáng và pha tối trong quang hợp.
Pha sáng |
Pha tối |
- Diễn ra ở hệ thống Granna của lục lạp |
- Diễn ra ở chất nền của lục lạp |
- Hấp thụ trực tiếp năng lượng ánh sáng nhờ diệp lục |
- Sử dụng gián tiếp năng lượng ánh sáng qua sản phẩm của pha sáng là ATP và NADPH |
- Sử dụng nguyên liệu của môi trường là nước |
- Sử dụng nguyên liệu của môi trường là Cacbonic |
- Phương trình pha sáng: à 12 NADPH + 18 ATP + 6 O2
|
- Phương trình pha tối: |
- Sản phẩm: ATP, NADPH, O2 |
- Sản phẩm là chất hữu cơ, nước |
2.2. Phân biệt các nhóm thực vật C3, C4, CAM.
Nhóm thực vật C3 |
Nhóm thực vật C4 |
Nhóm thực vật CAM |
- Có một loại lục lạp ở tế bào mô giậu |
- Có lục lạp ở tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch |
-Có lục lạp ở tế bào mô giậu
|
- Cường độ quang hợp là 10-30 mg/dm2/giờ |
- Cường độ quang hợp là 30-60 mg/dm2/giờ |
-Cường độ quang hợp là 10-15 mg/dm2/giờ |
- Điểm bù CO2 là 30-70 ppm |
- Điểm bù CO2 là 0-10 ppm |
- Điểm bù CO2 Thấp như thực vật C4 |
- Điểm bù ánh sáng thấp khoảng 1/3 ánh sáng mặt trời toàn phần |
- Điểm bù ánh sáng cao, khó xác định
|
- Điểm bù ánh sáng cao, khó xác định
|
- Nhiệt độ thích hợp là 20-300 |
- Nhiệt độ thích hợp là 25-350C |
- Nhiệt độ thích hợp là cao: 30-400C |
- Nhu cầu nước cao
|
- Nhu cầu nước thấp, bằng ½ thực vật C3 |
- Nhu cầu nước thấp
|
- Có hiện tượng hô hấp sáng |
- Không có |
- Không có |
- Năng xuất quang hợp trung bình |
- Năng xuất quang hợp cao gấp đôi thực vật C3 |
-Năng xuất quang hợp thấp.
|
- Chất nhận CO2 đầu tiên của pha tối là Ribulozo 1,5 Diphotphat |
- Chất nhận CO2 đầu tiên của pha tối là PEP
|
- Chất nhận CO2 đầu tiên của pha tối là PEP
|
- Sản phẩm cố định đầu tiên của pha tối là APG |
- Sản phẩm cố định đầu tiên của pha tối là AOA |
- Sản phẩm cố định đầu tiên của pha tối là AOA |
- Pha tối chỉ có chu trình Canvil |
- Pha tối chỉ có chu trình C4 và chu trình Canvil |
- Pha tối chỉ có chu trình C4 và chu trình Canvil |
- Pha tối diễn ra ban ngày |
- Pha tối diễn ra ban ngày |
- Pha tối diễn ra ban đêm (C4) và ban ngày (Canvil) |
---- Còn tiếp ----
-(Để xem nội dung phần còn lại của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
CHUYÊN ĐỀ 4: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
1.Mã di truyền
-Khái niệm: Là tổ hợp 3 nu kế tiếp trên m ARN được đọc theo chiều 5’- 3’ mã hóa cho 1 a.a
+Số mã di truyền = n3 ( n là số loại đơn phân)
àcó 43 = 64 mã di truyền
àCó 61 bộ ba mã hóa ( Vì 3 bộ ba không mã hóa cho a.a là những bộ 3 kết thúc: UAA,UAG,UGA).
+ Mã mở đầu ở hầu hết sinh vật là 5’AUG 3’ mã hóa cho Metionin
-Đặc điểm:
+Là mã bộ ba: 3 nu kế tiếp không gối lên nhau mã hóa 1a.a
+Tính đặc hiệu: 1 bộ ba chỉ mã hóa 1 a.a
+Tính thoái hóa: Nhiểu bộ ba có thể cùng mã hóa 1 loại a.a
+Tính phổ biến: Áp dụng chung cho hầu hết các sinh vật.
2.Nhân đôi ADN
2.1.Đặc điểm:
-Nơi xảy ra: Nhân, vùng nhân
-Thời điểm xảy ra: pha S kì trung gian
-Nguyên liệu: Nu có trong môi trường nội bào
-Nguyên tắc nhân đôi: Bổ sung và bán bảo toàn.
- Phân biệt nhân đôi ở 2 mạch:
Mạch 3’-5’ |
Mạch 5’-3’ |
-Qúa trình nhân đôi diễn ra liên tục |
-Diễn ra gián đoạn |
-Thực hiện nhân đôi từ ngoài vào trong |
-Thực hiện nhân đôi từ trong ra ngoài |
-Không tạo đoạn ozasaki |
-Tạo đoạn ozasaki |
-Cần 1 đoạn mồi và enzim nối Ligaza |
-Cần nhiều đoạn mồi và enzim nối Ligaza |
-Một đơn vị tái bản mang 2 chạc chữ Y và có số đoạn mồi = n+2( n : số đoạn ozasaki)
2.2.Enzim tham gia
+Topoisomelase: tháo xoắn phân tử ADN
+Helicase: cắt liên kết H
+ADNpolimelase:Liên kết Nu tự do với Nu của mạch đơn tạo mạch mới.
+Ligase: Nối các đọan Ozasaki
2.3.Phân biệt nhân đôi ở sinh vật nhân sơ với sinh vật nhân thực:
Sinh vật nhân sơ |
Sinh vật nhân thực |
Chỉ có 1 đơn vị tái bản |
Có nhiều đơn vị tái bản |
Thời gian tái bản nhanh |
Thời gian tái bản lâu |
Có thêm các enzyme: Pol I, Pol II và pol III để sửa chữa và tổng hợp sợi ra muộn |
Có thêm các enzyme ADNase δ α β γ |
3. Đột biến gen
*Thời điểm xảy ra đột biến gen: Khi ADN tái bản
*Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen:-Tác nhân vật lí:
+Tia phóng xạ: Kích thích và ion hóaà Mất hoặc thêm
+Tia tử ngoại: Kích thích mà không ion hóa àMất hoặc thêm
-Tác nhân hóa học:
+5BU: Gây thay thế A-T = G-X
+EMS: gây đột biến thay G-X =A-T
+Acridin: Gây mất hoặc thêm dẫn tới đột biến đọc dịch khung
-Tác nhân rối loạn sinh lí : Gặp ỡ những loại Nu có bazo hiếmàKết đôi nhầm khi nhấn đối àđột biến thay thế.
-Tác nhân sinh học: Các vi rút có thể gắn vật liệu di truyền của chúng vào làm thay đổi gen dẫn tới đột biến.
*Đặc điểm của đột biến gen:
-Đột biến ở mỗi gen có tần số rất thấp: từ 10-6à10-4
-Số lượng đột biến gen trong tế bào khá lớn vì trong tế bào có nhiều gen , không đột biến gen này thì đột biến gen khác
-Tần số đột biến gen phụ thuộc cấu trúc của gen, loại tác nhân và liều lượng của tác nhân
-Đột biến gen có thể có lợi, có hại hay trung tính tùy thuộc vào vị trí đột biến, tổ hợp gen, môi trường.
*.Hậu quả của đột biến gen
-Gen bị đột biến sẽ dẫn tới thay đổi trong cấu trúc của protein:
+Gen bị đột biến ở bộ ba mã hóa thứ nàPolipeptit bị thay đổi a.a vị trí thứ n nhưng Protein thay đổi aa thứ n-1(Vì bộ ba mở đầu ứng mới aa mở đầu bị loại khi hình thành cấu trúc protein)
-Nếu đột biến mất hoặc thêm số cặp nu là bội số của 3à protein bị mất hoặc thêm số aa = số cặp bị mất hoặc thêm/3 tại vị trí có đột biến còn những vị trí khác không thay đổi.
-Nếu mất hoặc thêm số cặp Nu không là bội số của 3àProtein sẽ mất hoặc thêm số aa = (số cặp nu /3) + 1 và aa thay đổi hoàn toàn từ vị trí có đột biến.
-Đột biến thuộc thay thế cặp Nu chỉ làm thay đổi aa tại vị trí có đột biến
4. Đột biến nhiễm sắc thể
4.1. Đột biến cấu trúc NST
-Dạng đột biến cấu trúc có hại nhiều nhất là mất đoạn và chuyển đoạn lớn.
-Trao đổi chéo không cân giữa 2 NST tương đồng àMất đoạn và lặp đoạn.
-Dạng đột biến làm tăng L của NST là chuyển đoạn và lặp đoạn
-Dạng đột biến làm giảm chiều dài của NST là mất đoạn và chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng.
-Không có kiểu đột biến thêm đoạn ở đột biến cấu trúc NST
4.2. Các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể
a)Lệch bội:
-Khái niệm: Sự thay đổi số lượng NST ở 1 hay vài cặp
-Nguyên nhân: Sự không phân li của 1 hay vài cặp
+Trong giảm phân sự đột biến tạo giao tử n+1 và n-1
+Sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử sẽ tạo ra thể khuyết, một, tam hay đa nhiễm
-Kiểu gen Aa(XAXa)
+Đột biến giảm phân bình thường cho giao tử A và a
+Giảm phân I đột biến cho giao tử AA,aa và O
+Giảm phân II đột biến cho giao tử Aa và O.
-Hậu quả: Do lệch bội thay đổi không đều số lượng NST ở các cặpàMất cân bằng hệ gen àVô sinh hoặc chết sớm
-Ở người: Một số bệnh liên quan đột biến lệch bội:
+Thể tam nhiễm:
Đao: 3 NST 21 Siêu nữ: 3 NST X Claiphento: XXY
Patau: 3NST số 13 Etuot:3 NST số 18
+1 Nhiễm: Tocno: XO.
b)Tự đa bội:
-Khái niệm: Số lượng NST tăng đều một số nguyên lần ở tất cả các cặp.
-Cơ chế:
+Giảm phân: Tất cả các cặp không phân lià tạo giao tử 2nàtạo thể đa bội lẻ hoặc đa bội chẵn
+Nguyên phân: NST nhân đôi nhưng tất các các cặp không phân lià Đa bội chẵn.
-Hậu quả: Tăng đều NST à tăng đều lượng vật chất di truyềnàTăng cường chuyển hóa vật chấtàTăng kích thước các cơ quan bộ phận.
+Thể đa bội lẽ tạo giao tử có sức sống không đồng đềuàVô sinh (tạo cây không hạt)
+Đa bội chẵn sinh sản hữu tính được
2.3. Dị đa bội:
-Khái niệm: Hiện tương tăng nguyên lần bộ NST đơn bội của hai hay nhiều loài trong tế bào
-Cơ chế: Lai xa kèm đa bội hóa tạo thể song nhị bội.
---- Còn tiếp ----
-(Để xem nội dung phần còn lại của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Tài liệu ôn thi THPT QG Phần I môn Sinh Học năm 2021 - 2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.