YOMEDIA

Phương pháp giải dạng bài tập khi cho axit tác dụng với muối môn Hóa học 9 năm 2021

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thêm đề thi tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Hoc247 đã tổng hợp tài liệu Phương pháp giải dạng bài tập khi cho axit tác dụng với muối môn Hóa học 9 năm 2021, tài liệu 3 phần cơ bản với phần bài tập vận dụng được chọn lọc từ đề thi của các trường THCS trên cả nước sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời đáp án và gợi ý giải đi kèm sẽ giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Phân loại axit

Gồm 3 loại axit tác dụng với muối.

a. Axit loại 1:

Thường gặp là HCl, H2SO4loãng, HBr,..

Phản ứng xảy ra theo cơ chế trao đổi.

b. Axit loại 2:

Là các axit có tính oxi hoá mạnh: HNO3, H2SO4đặc.

Phản ứng xảy ra theo cơ chế phản ứng oxi hoá khử.

c. Axit loại 3:

Là các axit có tính khử.

Thường gặp là HCl, HI, H2S.

Phản ứng xảy ra theo cơ chế phản ứng oxi hoá khử.

2. Công thức phản ứng.

a. Công thức 1:

Muối + Axit → Muối mới + Axit mới.

Điều kiện: Sản phẩm phải có:

Kết tủa.

Hoặc có chất bay hơi(khí).

Hoặc chất điện li yếu hơn.

Đặc biệt: Các muối sunfua của kim loại kể từ Pb trở về sau không phản ứng với axit loại 1.

Ví dụ: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2 (k) 

 BaCl2 + H2SO4 → BaSO4(r) + 2HCl

b. Công thức 2:

Muối + Axit loại 2 → Muối + H2O + sản phẩm khử.

Điều kiện:

Muối phải có tính khử.

Muối sinh ra sau phản ứng thì nguyên tử kim loại trong muối phải có hoá trị cao nhất.

Chú ý: Có 2 nhóm muối đem phản ứng.

Với các muối: CO32-, NO3-, SO42-, Cl- .

+ Điều kiện: Kim loại trong muối phải là kim loại đa hoá trị và hoá trị của kim loại trong muối trước phải ứng không cao nhất.

Với các muối: SO32-, S2-, S2-.

+ Phản ứng luôn xảy ra theo công thức trên với tất cả các kim loại.

c. Công thức 3:

Thường gặp với các muối sắt(III). Phản ứng xảy ra theo quy tắc 2.(là phản ứng oxi hoá khử)

2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S(r) + 2HCl.

Chú ý:

Bài tập: Cho từ từ dung dịch HCl vào  Na2CO3 (hoặc K2CO3) thì có các PTHH sau:

Giai đoạn 1 Chỉ có phản ứng

Na2CO3     +     HCl   →    NaHCO3    +   NaCl  ( 1 )

x (mol)            x mol              x mol

Giai đoạn 2  Chỉ có phản ứng

NaHCO3    +    HCl dư    →    NaCl      +     H2O    +     CO2  ( 2 )

 x                      x                                                                x   mol

Hoặc chỉ có một phản ứng khi số mol HCl = 2 lần số mol Na2CO3.

Na2CO3    +     2HCl     →    2NaCl     +    H2O      +      CO2   ( 3 )

Đối với K2CO3  cũng tương tự.

Hướng giải:  xét tỷ lệ số mol để viết PTHH xảy ra

Đặt T = nHCl : nNa2CO3

Nếu T <= 1 thì chỉ có phản ứng (1) và có thể dư Na2CO3

Nếu T >=2 1 thì chỉ có phản ứng (3) và có thể dư HCl

Nếu 1 < T < 2 thì có cả 2 phản ứng (1) và (2) ở trên hoặc có thể viết như sau:

Đặt x là số mol của Na2CO3 (hoặc HCl) tham gia phản ứng ( 1 )

Na2CO3     +     HCl   →   NaHCO3    +   NaCl  ( 1 )

x (mol)           x mol              x mol

Na2CO3    +     2HCl     →    2NaCl     +    H2O      +      CO2   ( 2 ) !

Tính số mol của Na2CO3 (hoặc HCl) tham gia phản ứng (2!) dựa vào bài ra và qua phản ứng (1).

Bài tập: Cho từ từ dung dịch chứa x(mol)  HCl vào y (mol)  Na2CO3 (hoặc K2CO3). Hãy biện luận và cho biết các trường hợp có thể xảy ra viết PTHH , cho biết chất tạo thành, chất còn dư sau phản ứng:

TH 1:      x    <    y

Có PTHH: Na2CO3     +     HCl   →   NaHCO3    +   NaCl

                    x                      x                   x                 x     mol

- Dung dịch sau phản ứng thu được là: số mol  NaHCO3   =   NaCl  =  x (mol)

- Chất còn dư là Na2CO3 (y – x) mol

TH 2:   x   =    y

Có PTHH :  Na2CO3     +     HCl   →    NaHCO3    +   NaCl

                      x                     x                    x                   x     mol

- Dung dịch sau phản ứng thu được là:  NaHCO3 ;    NaCl 

- Cả 2 chất tham gia phản ứng đều hết.

TH 3:         y    <    x     <     2y

Có 2 PTHH:  Na2CO3     +     HCl   →   NaHCO3    +   NaCl

                      y                        y                  y                 y     mol

sau phản ứng (1) dung dịch HCl còn dư (x – y) mol nên tiếp tục có phản ứng

NaHCO3     +     HCl   →   NaCl       +    H2O      +     CO2

 (x – y)           (x – y)          (x – y)                            (x – y)

- Dung dịch thu được sau phản ứng là:  có  x(mol)  NaCl  và   (2y – x)mol   NaHCO3 còn dư

TH 4:  x   =   2y

Có PTHH:  

Na2CO3    +     2HCl     →    2NaCl     +    H2O      +      CO2  

y                   2y                       2y                                      y    mol

- Dung dịch thu được sau phản ứng là: có 2y (mol)  NaCl, cả 2 chất tham gia phản ứng đều hết.

TH 5:   x    >    2y

Có PTHH: 

 Na2CO3    +     2HCl     →    2NaCl     +    H2O      +      CO2  

    y                   2y                       2y                                  y    mol

- Dung dịch thu được sau phản ứng là: có 2y (mol)  NaCl và còn dư (x – 2y) mol HCl.

Bài tập : Cho từ từ dung dịch HCl vào hỗn hợp muối gồm NaHCO3 và Na2CO3 (hoặc KHCO3 và K2CO3) thì có các PTHH sau:

Đặt x, y lần lượt là số mol của Na2CO3 và NaHCO3.

Giai đoạn 1: Chỉ có Muối trung hoà tham gia phản ứng.

Na2CO3     +     HCl   →   NaHCO3    +   NaCl  ( 1 )

   x (mol)           x mol              x mol

Giai đoạn 2: Chỉ có phản ứng

NaHCO3    +    HCl dư    →     NaCl      +     H2O    +     CO2  ( 2 )

  (x + y)          (x + y)                                                   (x + y)   mol

Đối với K2CO3 và KHCO3 cũng tương tự.

Bài tập: Cho từ từ dung dịch HCl vào hỗn hợp muối gồm Na2CO3; K2CO3; NaHCO3 thì có các PTHH sau:

Đặt x, y, z lần lượt là số mol của Na2CO3; NaHCO3 và K2CO3.

Giai đoạn 1: Chỉ có Na2CO3 và K2CO3 phản ứng.

Na2CO3    +    HCl   →     NaHCO3      +      NaCl  ( 1 )

 x (mol)          x                      x                          x

K2CO3      +    HCl   →   KHCO3        +      KCl    ( 2 )

z (mol)        z                       z                      z

Giai đoạn 2: có các phản ứng

NaHCO3    +    HCl dư    →    NaCl      +     H2O    +     CO2  ( 3 )

 (x + y)            (x + y)                                                 (x + y)   mol

KHCO3    +    HCl dư    →    KCl      +     H2O    +     CO2  ( 4 )

  z (mol)           z                                                          z    mol

Bài tập: Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 thì có các PTHH sau.

NaAlO2      +     HCl    +    H2O   →    Al(OH)3     +     NaCl  ( 1 )

Al(OH)3       +     3HCl  dư     →  AlCl      +      3H2O   ( 2 )

NaAlO2      +      4HCl   →    AlCl3      +     NaCl      +     2H2O  ( 3 )

B. BÀI TẬP MINH HỌA

Bài 1: Hoà tan Na2CO3 vào V(ml) hỗn hợp dung dịch axit HCl 0,5M và H2SO4 1,5M thì thu được một dung dịch A và 7,84 lit khí B (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 48,45g muối khan.

a. Tính V(ml) hỗn hơp dung dịch axit đã dùng?

b. Tính khối lượng Na2CO3 bị hoà tan.

Hướng dẫn:

Giả sử phải dùng V(lit) dung dịch gồm HCl 0,5M và H2SO4 1,5M.

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

0,25V        0,5V         0,5V                 0,25V   (mol)

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

1,5V          1,5V          1,5V                   1,5V   (mol)

Theo bài ra ta có:

Số mol CO2 = 0,25V + 1,5V = 7,84 : 22,4 = 0,35 (mol)   (I)

Khối lượng muối thu được: 58,5.0,5V + 142.1,5V = 48,45 (g)   (II)

V = 0,2 (l) = 200ml.

Số mol Na2CO3 = số mol CO2 = 0,35 mol

Vậy khối lượng Na2CO3 đã bị hoà tan:

mNa2CO3 = 0,35 . 106 = 37,1g.

Bài 2:

a. Cho 13,8 gam (A) là muối cacbonat của kim loại kiềm vào 110ml dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng thấy còn axit trong dung dịch thu được và thể tích khí thoát ra V1 vượt quá 2016ml. Viết phương trình phản ứng, tìm (A) và tính V1 (đktc).

b. Hoà tan 13,8g (A) ở trên vào nước. Vừa khuấy vừa thêm từng giọt dung dịch HCl 1M cho tới đủ 180ml dung dịch axit, thu được V2 lit khí. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính V2 (đktc).

Hướng dẫn:

a. M2CO3 + 2HCl → 2MCl + H2O + CO2

Theo PTHH ta có:

Số mol M2CO3 = số mol CO2 > 2,016 : 22,4 = 0,09 mol

→ Khối lượng mol M2CO3 < 13,8 : 0,09 = 153,33   (I)

Mặt khác: Số mol M2CO3 phản ứng = 1.2 số mol HCl < 1.2. 0,11.2 = 0,11 mol

→ Khối lượng mol M2CO3 = 13,8 : 0,11 = 125,45   (II)

Từ (I, II) -→ 125,45 < M2CO3 < 153,33 → 32,5 < M < 46,5 và M là kim loại kiềm

→ M là Kali (K)

Vậy số mol CO2 = số mol K2CO3 = 13,8 : 138 = 0,1 mol → VCO = 2,24 (lit)

b. Giải tương tự: → V2 = 1,792 (lit)

Bài 3: Cho 4,2g muối cacbonat của kim loại hoá trị II. Hoà tan vào dung dịch HCl dư, thì có khí thoát ra. Toàn bộ lượng khí được hấp thụ vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,46M thu được 8,274g kết tủa. Tìm công thức của muối và kim loại hoá trị II.

Hướng dẫn:

TH1 khi Ba(OH)2 dư, thì công thức của muối là: CaCO3 và kim loại hoá trị II là Ca.

TH2 khi Ba(OH)2 thiếu, thì công thức của muối là MgCO3 và kim loại hoá trị II là Mg.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ bài số 4 đến số 6 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

C. LUYỆN TẬP

Câu 1: Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

A. Fe,  Cu, Mg.                                               B.  Zn,  Fe,  Cu.   

C.  Zn,  Fe,  Al.                                               D.  Fe,  Zn,  Ag

Câu 2: Nhóm chất  tác dụng với nước và với dung dịch HCl là:

A. Na2O,  SO3 , CO2 .                              

B.  K2O,  P2O5,  CaO. 

C.  BaO,  SO3,  P2O5.

D.  CaO,  BaO,  Na2O.

Câu 3: Dãy oxit tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối và nước là:

A.  CO2,  SO2,  CuO.                                 

B.  SO2,  Na2O,  CaO. 

C.  CuO,  Na2O,  CaO.

D.  CaO,  SO2,  CuO.

Câu 4: Dãy oxit tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là:

 A.  MgO,  Fe2O3,  SO2,  CuO.                 

B.  Fe2O3, MgO,  P2O5,  K2O . 

C.  MgO,  Fe2O3,  CuO,  K2O.

D.  MgO,  Fe2O3,  SO2,  P2O5.

Câu 5: Dãy các chất không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

A.  Zn,  ZnO,  Zn(OH)2.                                

B.  Cu,  CuO,  Cu(OH)2.                          

C.  Na2O,  NaOH,  Na2CO3.

D.  MgO,  MgCO3,  Mg(OH)2.

Câu 6: Dãy các chất không tác dụng được với dung dịch HCl là:

 A.  Al,  Fe,  Pb.                                      

B.  Al2O3,  Fe2O3,  Na2O.       

C.  Al(OH)3,  Fe(OH)3,  Cu(OH)2.               

D.  BaCl2,  Na2SO4,  CuSO4.

Câu 7: Chất tác dụng với dung dịch HCl  tạo thành chất khí nhẹ hơn không khí là:

A.  Mg                    B.  CaCO3                      C.  MgCO3                   D.  Na2SO3

Câu 8: CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành:

A.  Dung dịch không màu.      

B  Dung dịch có màu lục nhạt.

C.  Dung dịch có màu xanh lam.

D.  Dung dịch có màu vàng nâu.

Câu 9: Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành  muối và nước:

 A Magie và dung dịch axit sunfuric                

B. Magie oxit và dung dịch axit sunfuric      

C. Magie nitrat và natri hidroxit

D.Magie clorua và  natri clorua

Câu 10: Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm có chất khí:

A Bari oxit và axit sunfuric loãng                   

B. Bari hiđroxit và axit sunfuric loãng           

C. Bari cacbonat và axit sunfuric loãng

D Bari clorua và axit sunfuric loãng

Câu 11: Kẽm  tác dụng với dung dịch axit clohiđric  sinh ra:

A.  Dung dịch có màu xanh lam và chất khí màu nâu.                     

B.  Dung dịch không màu và chất khí có mùi hắc.

C.  Dung dịch có màu vàng nâu và chất khí không màu

D. Dung dịch không màu và chất khí cháy được trong không khí.

Câu 12: Chất phản ứng được với dung dịch HCl tạo ra một chất khí có mùi hắc, nặng hơn không khí và làm đục nước vôi trong:

A. Zn                   B.  Na2SO3                    C.  FeS                     D.  Na2CO3

Câu 13: Nhóm chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất kết tủa màu trắng:

A.  ZnO,  BaCl2                                              

B.  CuO,  BaCl2       

C.  BaCl2,  Ba(NO3)2                                                 

D.  Ba(OH)2,  ZnO

Câu 14:  MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:

A. Chất khí cháy được trong không khí                     

B. Chất khí làm vẫn đục nước vôi trong.       

C. Chất khí duy trì sự cháy và sự sống.

D. Chất khí không tan trong nước.

Câu 15: Dãy chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành dung dịch có màu xanh lam:

A. CuO,  MgCO3                                             

B. Cu,  CuO            

C. Cu(NO3)2,  Cu

D. CuO,  Cu(OH)2

Trên đây là trích đoạn nội dung tài liệu Phương pháp giải dạng bài tập khi cho axit tác dụng với muối môn Hóa học 9 năm 2021, nội dung đầy đủ chi tiết ở xem online hoặc tải về. Ngoài ra để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích các em vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net

Chúc các em học sinh lớp 9 học tập thật tốt, đạt kết quả thật cao trong các kỳ thi!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON