YOMEDIA

Phân tích vẻ đẹp các thế hệ người Tây Nguyên trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Tải về
 
NONE

Phân tích vẻ đẹp các thế hệ người Tây Nguyên trong truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em thêm yêu mến, trân trọng hơn những con người Tây Nguyên anh hùng, bất khuất, có tâm hồn trong sáng, giàu tình cảm thủy chung, nhiệt tình tham gia cách mạng. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách giải quyết dạng bài phân tích những nét tiêu biểu của một tác phẩm. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Rừng xà nu.

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài

Miền đất Tây Nguyên với thiên nhiên dạt dào sức sống, với những thế hệ con người bất khuất, kiên trung luôn luôn là một nguồn đề tài lớn của văn nghệ thuật chúng ta. Nguyễn Trung Thành gắn bó với đề tài này từ khá sớm. Cuốn truyện kí Đất nước đứng lên của ông ghi nhận một thành tựu xuất sắc của nền văn học kháng chiến chống Pháp. Truyện ngắn Rừng xà nu chính là sự tiếp nối hướng sáng tác này trên bối cảnh mới của thời đại. Ra đời trong những năm tháng quyết liệt, hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1965), Rừng xà nu đưa ta trở về cùng miền đất Tây Nguyên ở thời kì chịu nhiều mất mát, đau thương nhưng kiên cường quật khởi. Nhưng những mất mát ấy càng tô đậm nên phẩm chất anh hùng con người Tây Nguyên.

2. Thân bài

  • Khái quát chung:
    • Truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành đưa ta đến vùng đất có bao điều kì lạ. Bên cạnh vẻ đẹp kì vĩ của núi rừng Tây Nguyên là những con người mang vẻ đẹp sử thi. Họ là những con người có lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù. Có thể nói đó là những dũng sĩ tiêu biểu cho sức mạnh của thế trận nhân dân Tây Nguyên trong thời chống Mĩ.
  • Phân tích các thế hệ người Tây Nguyên.
    • Cụ Mết
      • Trước hết là nhân vật cụ Mết, cụ được nhà văn miêu tả là một già làng 60 tuổi đại diện cho vẻ đẹp thế hệ thứ nhất, thế hệ cha anh.
      • Ở cụ còn in đậm những dấu ấn siêu phàm của những già bản trong các truyện thần thoại. Đó là một con người quắc thước, tiếng nói ồ ồ vang dội trong lồng ngực mang âm hưởng của Tây Nguyên hùng vĩ. Bàn tay nặng trịch rắn như kìm sắt, cặp mắt xếch và sáng, ngực cụ ở trần căng như cây xà nu cỡ lớn.
      • Cụ được xem như linh hồn của cuộc chiến đấu, là người nuôi dưỡng khát vọng tự do, là cầu nối giữa cách mạng, Đảng, Bác Hồ với dân làng Xô-man.
      • Hiểu rõ và ý thức sâu sắc về đường lối cách mạng, cụ đã nói với Tnú và dân làng: Phải dự trữ gạo cho mỗi bếp được ba năm, đánh Mĩ là phải đánh dài.
      • Cụ lãnh đạo nhân dân mài vũ khí.
      • ⇒Có thể nói từ hành động đến tư tưởng, tính cách ở cụ Mết đều mang đậm màu sắc huyền thoại phi thường. Nói như nhà văn Nguyễn Trung Thành cụ là gạo cội nguồn của Tây Nguyên thời “Đất nước đứng lên”. Cụ như lịch sử bao trùm nhưng không che khuất sự mãnh liệt sôi nổi của thế hệ sau.
    • Tnú (Tnú là nhân vật trung tâm, nhưng không nên phân tích quá kĩ)
      • Tnú ngay từ nhỏ đã thể hiện bản thân là một chiến sĩ cộng sản, kiên cường, mưu trí, qua việc:
        • Học chữ
        • Tham gia nuôi giấu cán bộ – quả cảm, sớm bộc lộ lí tưởng yêu nước
        • Khi bị dịch bắt, không khuất phục trước bạo lực.
      • Lớn lên: dáng vóc và tính cách Tnú mang lúc trưởng thành mang dáng dấp của người anh hùng.
        • Tnú bảo vệ dân làng, bảo vệ cán bộ. Khi mẹ con Mai bị bắt, bị tra tấn, ánh mắt Tnú như hai hòn lửa lớn, căm hận, xông ra bảo vệ mẹ con Mai, nhưng không kịp, anh còn bị giặc bắt.
        • Bị bắt nhưng không chịu khuất phục. Chúng tra tấn anh, quấn giẻ vào mười đầu ngón tay anh, dùng nhựa đốt. Lửa cháy ở mười đầu ngón tay anh nhưng anh không kêu lên đến một tiếng, bởi vì “người cộng sản không thèm kêu van”
      • Tnú đã trở thành một chiến sĩ Cộng sản, sau bao nhiêu năm.
    • Mai và Dít
    • Hiện lên trong tác phẩm Rừng xà nu, Mai và Dít là hình ảnh của những người phụ nữ mới của Tây Nguyên.
      • Mai học chữ để làm cách mạng khi còn rất nhỏ như Tnú.
      • Mai dũng cảm lấy thân mình bảo vệ đứa con và chị đã hi sinh
      • Dít kế tiếp con đường của chị. Ngay từ nhỏ cô đã tỏ ra gan dạ.
      • Khi Mai cùng đứa con nhỏ bị giặc giết hại, dân làng ai cũng khóc thương nhưng Dít câm lặng, mắt dáo hoảnh nuốt hận vào bên trong.
      • Dù bị bọn thằng Dục hăm dọa nhưng Dít vẫn bò theo máng nước đem gạo ra rừng cho cụ Mết và lũ thanh niên. Bọn thằng Dục bắt được Dít, chúng biến Dít thành tấm bia sống nhưng Dít nhìn chúng bằng cặp mắt bình thản lạ lùng.
      • 19 tuổi, Dít đã trở thành bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội
      • ⇒ Có thể nói Nguyễn Trung Thành đã dành tình cảm yêu mến xen lẫn với sự khâm phục khi nói về Mai và Dít. Họ là những phụ nữ Tây Nguyên tiêu biểu thể hiện vai trò của mình trong cuộc chiến tranh cách mạng và đây cũng là bước phát triển đáng ghi nhận trong quan điểm sáng tác và phong cách của nhà văn.
    • Bé Heng
      • Còn nhân vật bé Heng đại diện cho vẻ đẹp thế hệ măng non ở núi rừng Tây Nguyên. Heng tuy tuổi đời còn nhỏ nhưng mang dáng vẻ của một tiểu anh hùng. Em hăng hái nhiệt tình tham gia cách mạng. Bé Heng khiến người đọc tin tưởng rằng đó là lớp người kế tục xứng đáng truyền thống cha anh và là lực lượng nòng cốt của cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của dân tộc.
  • Khái quá chung:
    • Như vậy thế hệ trẻ Tây Nguyên được Nguyễn Trung Thành thể hiện trong tác phẩm là những con người gan góc dũng cảm, sớm lí tưởng giác ngộ cách mạng sẵn sàng sàng hi sinh vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Tuy vậy ở họ vẫn còn bộc lộ sự thiếu kinh nghiệm trong đấu tranh với kẻ thù. Qua tác phẩm này nhà văn đã khẳng định họ là những người kế tục xứng đáng truyền thống của cha anh và là lực lượng nòng cốt của cách mạng.

3. Kết bài

  • Đọc Rừng xà nu, chúng ta thực sự xúc động trước cảnh vật và con người Tây Nguyên. Chúng ta càng thêm yêu mến và trân trọng hơn nữa những con người Tây Nguyên anh hùng, có tâm hồn trong sáng thủy chung. Có được tình cảm đó một phần không nhỏ là do chúng ta tiếp nhận được qua hình tượng Tnú. Việc thể hiện số phận cuộc đời Tnú để tái hiện không khí hào hùng của một thời lịch sử chứng tỏ Nguyễn Trung Thành là một cây bút già dặn, giàu cảm xúc, tài năng và sáng tạo.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích vẻ đẹp các thế hệ người Tây Nguyên trong truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành

Gợi ý làm bài:

Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc) là cây bút gắn bó với con người và vùng đất Tây Nguyên kiên cường, bất khuất. Ông đặc biệt thành công khi viết về Tây Nguyên qua tiểu thuyết Đất nước đứng lên và truyện ngắn Rừng xà nu. Rừng xà nu được ra đời trong những năm tháng quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ (năm 1965), tác phẩm đã đưa người đọc trở về với vùng đất Tây Nguyên đau thương mà anh dũng, kiên cường. Với Rừng xà nu dường như ông đã khẳng định được vị trí số một của mình trong mảng đề tài viết về Tây Nguyên. Bởi đây là một tác phẩm kết tinh được những vẻ đẹp truyền thống của Tây Nguyên hùng vĩ. Vẻ đẹp đó không chỉ được thể hiện ở hình tượng đặc sắc cây xà nu mà còn ở cả một hệ thống các nhân vật được người đọc trân trọng, yêu mến như cụ Mết, Tnú, Mai, Dít và bé Heng.

Điểm giống nhau của các nhân vật được nhà văn thể hiện trong truyện là ở chỗ tất cả họ đều là những dũng sĩ tiêu biểu cho sức mạnh của thế trận chiến tranh nhân dân ở Tây Nguyên thời chống Mĩ. Họ đều là những con người có lòng yêu nước nồng nàn, có chí căm thù giặc sâu sắc, có tinh thần gan dạ, dũng cảm, có khí phách hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù và sống gắn bó, trung thành tuyệt đối với cách mạng.

Bên cạnh những phẩm chất chung ấy, mỗi người trong số họ còn mang những vẻ đẹp riêng khác nhau gắn với các thế hệ con người Tây Nguyên. Theo cách miêu tả của nhà văn, cụ Mết, một già làng 60 tuổi là đại diện cho vẻ đẹp của thế hệ thứ nhất – thế hệ cha anh. Ở cụ còn in đậm những dấu ấn siêu phàm của những người già bản trong các truyện thần thoại, các khan ở Tây Nguyên. Đó là một người quắc thước, có tiếng nói ồ ồ vang dội trong lồng ngực, có bàn tay nặng trịch, rắn chắc như một kìm sắt, râu đen bóng dài tới ngực, cặp mắt sáng và xếch, vết sẹo ở má phải láng bóng. Cụ ở trần ngực căng như một cây xà nu lớn. Cụ được xem là linh hồn trong cuộc chiến đấu của dân làng Xô-man, là người nuôi dưỡng ngọn lửa khát vọng tự do, là cầu nối giữa dân làng Xô-man với Đảng. Cụ hiểu rõ và có ý thức sâu sắc về đường lối cách mạng của Đảng. Cụ đã nói với Tnú và dân làng Xô Man: phải dự trữ gạo cho mỗi bếp được ba năm, đánh Mĩ là phải đánh dài. Và từ những trải nghiệm bằng máu và nước mắt cụ đã căn dặn lũ làng một chân lí lịch sử: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo. Rồi chính cụ đã chỉ huy tất cả thanh niên làng Xô-man cầm giáo, mác, dao, rựa bất ngờ xông ra chém ngục mười tên ác ôn sau những tiếng hô sắc lạnh: Chém, chém hết! Cũng chính cụ đã chống giáo xuống nền nhà rông như một lời thề quyết đánh và vang vang truyền hịch: Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa. Nếu không có thì vót chông, năm trăm cây chông. Đốt lửa lên! Ngay sau đó, lập tức chiêng trống nổi lên, lửa cháy khắp rừng, suốt đêm cả rừng Xô-man ào ào rung động. Không chỉ thế, cụ Mết còn được xem như một cuốn biên niên sử của dân Xô-man. Cụ kể chuyện Tnú cho dân làng nghe, tưởng như cụ đang kể để người Strá ai có cái tai, ai có cái bụng thương núi, thương nước, hãy lắng mà nghe, mà nhớ.

Ở cụ, từ hình dáng, diện mạo đến giọng nói, tư tưởng và hành động đều mang đậm màu sắc huyền thoại, phi thường. Và nói như Nguyễn Trung Thành thì cụ là cội nguồn, là Tây Nguyên thời Đất nước đứng lên còn trường tồn đến ngày hôm nay. Cụ như lịch sử bao trùm nhưng không che lấp đi sự mãnh liệt, sôi nổi và tự giác của thế hệ sau.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Cùng với Tnú là Dít – một cô bí thư chi bộ mới chừng 17-18 tuổi nhưng rất có bản lĩnh. Dít là người dũng cảm kế tiếp con đường của Mai. Ngay từ nhỏ cô đã tỏ ra rất gan dạ: khi Mai cùng đứa con nhỏ bị giặc giết hại, dân làng ai cùng khóc nhưng Dít câm lặng, mắt ráo hoảnh, nuốt hận vào bên trong. Rồi khi dân làng Xô-man bị bao vây, thằng Dục khát máu ra lệnh: Đứa nào ra khỏi làng, bắt được, bắn chết ngay tại chỗ nhưng Dít vẫn bò theo mang nước đem gạo ra rừng cho cụ Mết và lũ thanh niên. Giặc bắt được Dít, chúng nó biến Dít thành một tấm bia sống. Nghĩa là giặc không bắn trúng mà bắn hăm dọa, nó im bặt và nhìn lũ giặc bằng ánh mắt thản nhiên lạ lùng. Dít nén đau thương và căm thù, cô tích cực tham gia cách mạng, trở thành bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội, rất chững chạc và nghiêm túc trong công việc. Điều này được thể hiện ở chi tiết Tnú về thăm làng một đêm, với cương vị của mình Dít đã giữ đúng nguyên tắc là hỏi giấy và ngay sau đó thì lại rất tình cảm. Cô nói với Tnú: Sao anh về có một đêm thôi? Bọn em đứa nào cũng nhớ anh. Càng lớn Dít càng giống Mai: cái mũi hơi tròn, lông mày đậm, đôi mắt mở to bình thản, trong suốt, khiến cho Tnú xúc động. Anh cảm thấy trước mắt anh là Mai đấy và Tnú bất chợt nghe một luồng lạnh rân rân ở mặt và ngực. Đối với dân làng và bé Heng, Dít cũng luôn chiếm được tình cảm quý trọng và sự ủng hộ tích cực. Trong suy nghĩ của bé Heng, dường như chị Dít nói gì cũng đúng và phải thực hiện nghiêm chỉnh. Ví như, bé Heng nói với Tnú: Rửa chân đi, nhưng đừng uống nước lạnh, về chị Dít phê bình cho đấy. Có thể nói, nhà văn đã dành những tình cảm trân trọng, yêu mến xen lẫn với sự khâm phục khi nói về Mai và Dít. Họ là những người phụ nữ Tây Nguyên tiêu biểu thể hiện được vai trò của mình trong chiến tranh cách mạng. Và đây cũng là một bước phát triển mới đáng ghi nhận trong quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của nhà văn -khi viết về đề tài Tây Nguyên.

Còn bé Heng là đại diện cho vẻ đẹp của thế hệ măng non ở núi rừng Tây Nguyên. Heng là nhân vật phụ nhưng thiếu nó thì bức tranh về vẻ đẹp truyền thống ở Tây Nguyên sẽ không hoàn chỉnh. Heng tuy tuổi đời còn nhỏ nhưng đã có dáng vẻ của một tiểu anh hùng. Em luôn khao khát và rất mong được như những anh chị du kích, như những chiến sĩ giải phóng (em muốn có một bộ quân phục như một người lính thực sự). Em hăng hái và nhiệt tình tham gia cách mạng. Em thông thuộc từng hố chông, từng chiến điểm khi dẫn Tnú về làng. Sự năng nổ, háo hức và sự nhiệt tình của bé Heng đã khiến cho người đọc tin tưởng rằng, đó sẽ là lớp người kế tục xứng đáng những truyền thống anh hùng bất khuất của cha ông, của Tây Nguyên hùng vĩ.

Thế hệ trẻ Tây nguyên được Nguyễn Trung Thành thể hiện trong tác phẩm là những con người gan góc dũng cảm, nhiệt thành yêu nước, sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng, không ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Tuy ở họ còn có nhược điểm là thiếu kinh nghiệm trong đấu tranh với kẻ thù nhưng dù sao qua tác phẩm này, nhà văn vẫn khẳng định họ là những người kế thừa xứng đáng truyền thống của cha ông, là lực lượng nòng cốt nhất trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của dân tộc.

Đọc Rừng xà nu chúng ta thực sự xúc động trước cảnh vật và con người Tây Nguyên. Chúng ta càng thêm yêu mến, trân trọng hơn những con người Tây nguyên anh hùng, bất khuất, có tâm hồn trong sáng, giàu tình cảm thủy chung, nhiệt tình tham gia cách mạng. Có được tình cảm đó, một phần không nhỏ là do chúng ta tiếp nhận được qua vẻ đẹp của các nhân vật như cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, bé Heng mà nhà văn đã thể hiện trong tác phẩm. Việc khắc họa thành công vẻ đẹp riêng của các nhân vật này đã tái hiện lại cái không khí hào hùng của một thời kì lịch sử, chứng tỏ Nguyễn Trung Thành là một cây bút già dặn, giàu cảm xúc, giàu tài năng và sáng tạo. Sự thành công đó chính là một yếu tố quan trọng làm nên tầm vóc giá trị và sức sống lâu bền của tác phẩm.

 

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích vẻ đẹp các thế hệ người Tây Nguyên trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON