YOMEDIA

Phân tích hai khổ thơ đầu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Tải về
 
NONE

Sóng của Xuân Quỳnh đã để lại biết bao cảm xúc trong lòng người, những vần thơ của chị cứ thế gieo biết bao cảm xúc, bao sự lắng đọng và suy tư về một tình yêu bất diệt, một tình yêu vĩnh hằng. Hai khổ thơ đầu của bài thơ là sự bắt nhịp, là những nốt nhạc dạo đầu cho bản tình ca muôn thuở của thời đại. Học 247 xin giới thiệu đến các em tài liệu phân tích hai khổ thơ đầu của bài thơ Sóng, mong rằng tài liệu sẽ đem đến những kiến thức bổ ích cho các em để chuẩn bị thật tốt trong kì thi THPT Quốc gia sắp tới!

ATNETWORK
YOMEDIA

Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Sóng, HOC247 mời các em xem thêm video bài giảng Sóng - Xuân Quỳnh của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bài giảng nhằm củng cố lại những kiến thức cho các em vềnội dung và nghệ thuật của hai khổ thơ đầu trong bài thơ Sóng. Giúp các em có đủ cơ sở lý luận, tiến hành viết bài văn được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy - Phân tích hai khổ thơ đầu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu về Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng ( Sóng là tiếng lòng của Xuân Quỳnh – Một người phụ nữ với tâm hồn nhạy cảm, mang bao cung bậc cảm xúc dạt dào, đắm thắm)
  • Dẫn dắt vào vấn đề và trích dẫn đoạn thơ trên

b. Thân bài

  • Khái quát chung về:
    • Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi biển thực tế ở Diêm Điền (Thái Bình, bài thơ được in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào.
    • Nội dung bài thơ: Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ tha thiết, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên sự thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người.
    • Cấu trúc bài thơ: Cấu trúc song hành giữa hai hình tượng sóng – em thể hiện tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình.
    • Nội dung đoạn thơ trên: Sóng là đối tượng để cảm nhận với những cung bậc phong phú về tâm trạng và khát vọng trong tình yêu.
  • Những nội dung cần làm rõ:
    • Phát hiện về những đặc tính của sóng và trạng thái trong tình yêu
      • Trạng thái đối lập, đa dạng của sóng: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ cũng là tâm trạng thất thường, phức tạp của ngườ con gái trong tình yêu.
      • Tình yêu chân chính không chấp nhận hiện tượng một chiều mà luôn khát khao tự khám phá nhận thức về mình. Cũng như thuộc tính vốn có của sóng không cho phép chấp nhận không gian chật hẹp của những dòng sông mà tìm đến không gian rộng mở, khoáng đạt của biển cả. Vì vậy trái tim của người con gái khi yêu không chấp nhận tình yêu tầm thường mà luôn kháo khát sự đồng cảm, hòa hợp, khoáng đãng, bao dung, rộng lớn…
    • Sự vĩnh hằng của sóng và  tình yêu
      • Sự trường tồn của sóng trước thời gian (con sóng ngày xưa - ngày sau – vẫn thế)
      • Khát vọng về tình yêu trong trái tim tuổi trẻ cũng bất diệt như sóng, đó là khát vọng lớn lao, vĩnh hằng của tuổi trẻ, của nhân loại (Nỗi khát vọng tình yêu/ Bồi hồi trong ngực trẻ)
  • Nghệ thuật:
    • Những hình ảnh tượng trưng kết hợp với những tính từ mang ý nghĩa trái ngược đã diễn tả những cung bậc cảm xúc đa dạng của sóng và tình yêu: mạnh mẽ, cuồng nhiệt, sâu lắng.
    • Phép nhân hóa làm hình tượng sóng trở nên có hồn và sinh động hơn.

c. Kết bài

  • Nêu suy nghĩ, cảm nhận về đoạn thơ trên (Đoạn thơ đã diễn tả một cách sâu sắc những cung bậc cảm xúc, nhưng trạng thái trong tình yêu. Con sóng là sự vĩnh hằng của biển khơi, còn tình yêu là khát khao muôn thuở của tuổi trẻ.)
  • Mở rộng vấn đề bằng cảm xúc và sự liên tưởng của cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích hai đoạn thơ dưới đây trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

 

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

Gợi ý làm bài

Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ trẻ xuất sắc trưởng thành từ kháng chiến chống Mỹ và là một trong số ít những nhà thơ nữ viết rất nhiều và rất thành công về đề tài tình yêu. Một trong những thành công xuất sắc về đề tài này của nữ sĩ là bài thơ “Sóng”, hai khổ thơ đầu bài thơ nữ thi sĩ viết:

"Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

 

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

"Em bảo anh đi đi

Sao anh không đứng lại?

Em bảo anh đừng đợi

Sao anh vội về ngay?”

Con gái khi yêu luôn là như thế, luôn mâu thuẫn, đối lập trong lời nói và hành động. Nếu  yêu một người con gái mà không biết nhìn thẳng vào mắt người  đó thì chắc chắn một điều rằng anh chàng sẽ khó lòng hiểu và yêu thương cô gái trọn vẹn. Hành trình của sóng chính là hành trình của tình yêu. Nếu con sóng luôn luôn chủ động chối bỏ những chật chội hẹp hòi để vươn tới những điều rộng lớn thì người con gái đang yêu cũng luôn luôn có khát khao như thế. Họ dũng cảm từ bỏ những ích kỉ, nhỏ nhen để vươn tới tình yêu  bao dung . Việt Nam là một nước có lịch sử ơn một nghìn năm phong kiến và chế độ phong kiến đã đè nặng tư tưởng phụ nữ Việt. Thời kì những năm 1967 ảnh hưởng của tư tưởng hệ phong kiến chắc chắn còn, mà thậm chí còn rơi rớt đến một số thế hệ trẻ hiện nay thế nhưng ở Xuân Quỳnh ta bắt gặp một con người hiện đại, thông minh và sắc sảo,luôn khát khao hướng tới một tình yêu vĩ đại.

Tài liệu trên đã hệ thống kiến thức trọng tâm và cơ bản về hai khổ thơ đầu trong bài thơ Sóng. Hy vọng các em sẽ có thêm một tài liệu ôn thi hay về bài thơ Sóng. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Sóng để củng cố toàn bộ kiến thức về bài thơ cũng như kĩ năng cần thiết để tham gia kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Chúc các em đạt được kết quả như mong muốn trong kì thi sắp tới!

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON