YOMEDIA

Phân tích bài Mấy ý nghĩ về thơ

Tải về
 
NONE

Mấy ý nghĩ về thơ là bài viết rất tiêu biểu cho phong cách tiểu luận văn học Nguyễn Đình Thi. Đọc nó, ta cảm thấy tiếc vì nhiều ý nghĩ độc đáo trong đó một thời chưa được đánh giá đúng mức, chưa được nhìn nhận như một sự gợi ý quý báu đối với vấn đề định hướng phát triển cho cả nền thơ, nền văn học. Để nắm được cách lập dàn ý chi tiết cũng như viết bài văn hoàn chỉnh phân tích tác phẩm này, các em có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Mấy ý nghĩ về thơ để nắm vững kiến thức về bài học này hơn.

ADSENSE
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Dẫn dắt vấn đề về việc định nghĩa về Thơ.
  • Hoàn cảnh ra đời của Mấy ý nghĩ về thơ:
    • Được viết vào tháng 9-1949 tại Hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc.
    • Bài viết này sau được đưa vào tập Mấy vấn đề về văn học.

2. Thân bài

  • Khẳng định: Nguyễn Đình Thi ý thức rõ được việc định nghĩa về Thơ.
  • Bài viết Mấy ý nghĩ về thơ: gợi mở những suy nghĩ mới về thơ, gợi mở sự sáng tạo cho những nhà thơ.
  • Phần đầu bài viết: đối thoại với một cách nhìn nhận về thơ:
    • Thơ phải có lời đẹp
    • Đề tài thơ phải là “đề tài đẹp”
    • Thơ khác với các thể văn khác ở chỗ thơ in sâu vào trí nhớ.

⇒ Đánh giá: cả ba cách nhìn trên đều phiến diện và đưa ra những cách nhìn mới hơn.

  • Làm sáng tỏ nhận định “Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?”
    • Miêu tả trạng thái tâm hồn của con người khi có rung động thơ và vai trò của bài thơ trong việc thể hiện cũng như làm lan truyền sự rung động ấy.
    • Bài thơ hình thành trong tâm trí nhà thơ hay ngân lên trong nỗi nhớ của độc giả khi ở học xuất hiện “trạng thái tâm lí đang rung chuyển khác thường”,..
    • Tác giả quan niệm, bài thơ có một khả năng kì diệu là bảo lưu sống động trạng thái tâm hồn của nhà thơ khi anh ta làm thơ, thông qua những “chữ” những “lời”, yếu tố nhịp điệu.
  • Phần cuối: bàn riêng về thơ tự do, thơ không vần.
    • Tác giả tỏ ý ngờ vực lập luận cho rằng thơ Việt không thể thiếu vần.
    • Đưa ra những ý nghĩ về thơ tự do: thơ phải thoát khỏi những hình thức đều đặn, cố định để tiến đến một hình thức khác, nhịp điệu khác.

3. Kết bài

  • Khẳng định: Mấy ý nghĩ về thơ rất tiêu biểu cho phong cách tiểu luận văn học Nguyễn Đình Thi.
  • Nêu lên cảm nhận của bản thân: tiếc cho những ý nghĩ độc đáo chưa được đánh giá đúng mực, nhìn nhận đúng đắn của văn học trong một giai đoạn.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích tác phẩm Mấy ý nghĩa về thơ của Nguyễn Đình Thi

Gợi ý làm bài:

Đã là một thi sĩ, không mấy ai không có những suy nghĩ riêng về thơ, được phát biểu dưới dạng này hay dạng khác. Nhìn trên đại thể, đó đều là những suy nghĩ đáng trân trọng. Tuy nhiên, không phải suy nghĩ nào, phát biểu nào cũng gây dược sự chú ý rộng rãi, nếu nó không đạt tới một khả năng khái quát cần thiết và không thể hiện được một định hướng sáng tạo rõ ràng, có tính cách tân. Điều đáng nói là khi tham gia phát biểu về thơ, nhiều người rất thích nêu định nghĩa, và cụm từ "thơ là"... thường được nhắc đi nhắc lại. Hẳn họ thật lòng tin rằng định nghĩa về thơ do mình đưa ra là có giá trị của chân lí phổ quát. Sự thực, mọi định nghĩa về thơ chỉ "đúng" một cách tương đối. Trước hết, hãy tạm cho rằng chúng chỉ đúng với trường hợp của người đã phát biểu quan niệm, định nghĩa đó mà thôi.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Mấy ý nghĩ về thơ là bài viết rất tiêu biểu cho phong cách tiểu luận văn học Nguyễn Đình Thi. Đọc nó, ta cảm thấy tiếc vì nhiều ý nghĩ độc đáo trong đó một thời chưa được đánh giá đúng mức, chưa được nhìn nhận như một sự gợi ý quý báu đối với vấn đề định hướng phát triển cho cả nền thơ, nền văn học. Tuy nhiên, những giá trị thật thì cứ còn mãi, huống chi, không ít điều được nói hôm qua đến hôm nay vẫn còn nguyên tính thời sự.

 

Trên đây là bài Phân tích tác phẩm Mấy ý nghĩa về thơ của Nguyễn Đình Thi. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF