Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về tài nguyên sinh vật biển thông qua nội dung tài liệu Lý thuyết Vấn đề khai thác tài nguyên sinh vật biển ở nước ta Địa lí 12. Mời các em cùng tham khảo!
KHAI THÁC TÀI NGUYÊN SINH VẬT BIỂN VÀ HẢI ĐẢO
I. Lý thuyết
+ Điều kiện phát triển
– Có vùng biển rộng lớn, Biển nhiệt đới, tương đối ấm, nhiều ánh sáng, giàu ôxi, độ muối trung bình 30-33 phần nghìn, SV biển phong phú, giàu thành phần loài… tạo điều kiện cho sinh vật biển sinh trưởng, phát triển.
– Giàu nguồn lợi sinh vật biển. Trữ lượng khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn.
– Có một số loài quý hiếm, cần phải được bảo vệ đặc biệt.
– Ngoài nguồn lợi cá, tôm, cua, mực…còn có các loài đặc sản, tổ yến có giá trị xuất khẩu.
– Có 4 ngư trường trọng điểm: Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ), ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
+ Thực trạng phát triển
– Khả năng khai thác nguồn lợi sinh vật hàng năm đạt 1,9 triệu tấn.
– Sản lượng thủy sản khai thác trên biển tăng nhanh tăng nhanh (+ Năm 1995 là 990,3 nghìn tấn, + Năm 2005 tăng lên 1.791,1 nghìn tấn).
+ Giải pháp phát triển
– Cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao, cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất huỷ diệt nguồn lợi.
– Việc phát triển đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản, đồng thời giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa của nước ta.
II. Bài tập vận dụng
Câu 1: Phát biểu nào không đúng đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo?
A. Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra.
B. Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.
C. Tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao.
D. Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có
Hướng dẫn giải
Các định hướng khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo:
- Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ và các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao
- Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất huỷ diệt.
- Phát triển đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản; giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa
⇒ Các phát biểu B, C, D đúng.
⇒ Phát biểu không đúng là: A. Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Vùng biển nước ta giàu tài nguyên sinh vật biển là do
A. thềm lục địa nông, độ mặn nước biển lớn
B. nước biển ấm, nhiều ánh sáng, giàu ô xi.
C. Có nhiều vũng vịnh, đầm phá
D. Có các dòng hải lưu
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Câu 3: Việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo ở nước ta chưa cần phải quan tâm tới việc
A. khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ
B. khai thác quá mức các đối tượng có nguồn lợi kinh tế
C. sử dụng các phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt nguồn lợi
D. mở rộng hợp tác với nhiều nước hơn nữa
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Câu 4: Điều kiện nào không phải là yếu tố thuận lợi để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở nước ta?
A. có vùng biển rộng, giàu tài nguyên hải sản
B. có nhiều ngư trường
C. có nhiều bão, áp thấp và các đợt không khí lạnh
D. có nhiều vũng vịnh, đầm phá ven bờ
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Nước ta có vùng biển rộng lớn với nguồn lợi sinh vật hết sức đa dạng – phong phú về thành phần loài, có các ngư trường rộng lớn và dọc bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá rất thuận lợi để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Câu 5: Huyện đảo có nghề nuôi bào ngư nổi tiếng cả nước hiện nay là :
A. Lí Sơn.
B. Cô Tô.
C. Bạch Long Vĩ.
D. Phú Quốc.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Câu 6: Khó khăn đối với ngành thuỷ sản ở một số vùng ven biển là:
A. thiếu lực lượng lao động.
B. nguồn lợi thuỷ sản suy giảm.
C. không tiêu thụ được sản phẩm.
D. không có phương tiện đánh bắt.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Câu 7: Điều kiện nào không phải là yếu tố thuận lợi để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở nước ta?
A. có vùng biển rộng, giàu tài nguyên hải sản
B. có nhiều ngư trường
C. có nhiều bão, áp thấp và các đợt không khí lạnh
D. có nhiều vũng vịnh, đầm phá ven bờ
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Câu 8: Vùng biển nước ta giàu tài nguyên sinh vật biển là do
A. thềm lục địa nông, độ mặn nước biển lớn.
B. nước biển ấm, nhiều ánh sáng, giàu ô xi.
C. Có nhiều vũng vịnh, đầm phá.
D. Có các dòng hải lưu.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Câu 9: Huyện đảo có nghề nuôi trai ngọc nổi tiếng cả nước là :
A. Phú Quốc.
B. Cô Tô.
C. Bạch Long Vĩ.
D. Lí Sơn.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Câu 10: Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng vì
A. mang lại hiệu quả cao về KTXH, bảo vệ tài nguyên sinh vật ven bờ.
B. khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo, vùng biển và thềm lục địa xung quanh.
C. tăng sản lượng đánh bắt, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế địa phương.
D. giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Câu 11: Ý nào sau đây đúng với đặc điểm nguồn lợi sinh vật biển nước ta?
A. Sinh vật biển giàu, nhiều thành phần loài.
B. Biển có độ sâu trung bình.
C. Độ mặn trung bình khoảng 20-33‰.
D. Biển nhiệt đới ấm quanh năm.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Câu 12: Phương hướng để khai thác bền vững tài nguyên sinh vật biển và hải đảo ở nước ta không phải là:
A. tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao.
B. tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.
C. cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt
D. hạn chế các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Phương hướng để khai thác bền vững tài nguyên sinh vật biển và hải đảo ở nước ta không phải là hạn chế các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí. Các phương hướng khai thác bền vững tài nguyên sinh vật biển bao gồm: tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao; tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ; cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt (sgk Địa lí 12 trang 193)
Câu 13: Cho thông tin sau: “Ở nước ta, tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế, 1647 loài giáp xác, trong đó có hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài. Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản khác như hải sâm, bào ngư, sò điệp…”. Thông tin vừa cho chứng tỏ vùng biển nước ta.
A. có nhiều đặc sản
B. có nguồn hải sản phong phú
C. giàu tôm cá
D. có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Thông tin đã cho chứng tỏ vùng biển nước ta có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế, có thể phát triển nghề đánh bắt hải sản
Câu 14: Tác dụng trước tiên của đánh bắt xa bờ đối với ngành thủy sản là:
A. Giúp bảo vệ vùng biển
B. Giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy sản
C. Bảo vệ được vùng trời
D. Bảo vệ được vùng thềm lục địa
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Tác dụng trước tiên của đánh bắt xa bờ đối với ngành thủy sản là khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy sản, mang lại giá trị kinh tế và việc làm cho ngư dân.
Câu 15: Điểm nào sau đây không đúng đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo?
A. Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ
B. Tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao
C. Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra
D. Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo cần tăng cường đánh bắt xa bờ để khai thác tốt nguồn lợi hải sản mà không làm cạn kiệt nguồn lợi hải sản ven bờ; khi có bão thì thực hiện các biện pháp phòng chống, tránh trú bão chứ không phải Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra.
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết Vấn đề khai thác tài nguyên sinh vật biển ở nước ta Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang “hình thể“ (tr.6, 7) Địa lí 12
- 55 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề các vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp nước ta Địa lí 12
Chúc các em học tập tốt !