YOMEDIA

Lý thuyết và các dạng bài tập cơ bản về Sắt và các hợp chất của Sắt môn Hóa học 12 năm 2020

Tải về
 
NONE

Xin gửi đến các em học sinh lớp 12 Lý thuyết và các dạng bài tập cơ bản về Sắt và các hợp chất của Sắt môn Hóa học năm 2020 được Học247 sưu tầm và chọn lọc dưới đây, tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng ôn tập môn Hóa học, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.

ATNETWORK
YOMEDIA

Lý thuyết và các dạng bài tập cơ bản về Sắt và các hợp chất của Sắt môn Hóa học 12 năm 2020

 

A. SẮT

I – VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO

- Vị trí : Sắt là nguyên tố kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm VIIIB, chu kì 4, số hiệu nguyên tử là 26.

- Cấu hình electron nguyên tử : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2 ; hoặc viết gọn là [Ar] 3d6 4s2.

- Cấu hình e của Fe viết dưới dạng ô lượng tử là :  [Ar]            

- Cấu hình electron của ion Fe2+ :[Ar]3d6hay[Ar]

- Cấu hình electron của ion Fe3+ :[Ar]3d5hay[Ar]

- Số oxi hóa : Trong các hợp chất, sắt có các số oxi hóa là +2, +3.

- Cấu tạo đơn chất : Tùy thuộc vào nhiệt, kim loại Fe có thể tồn tại ở mạng tinh thể lập phương tâm khối hoặc lập phương tâm diện.

- Năng lượng ion hóa : I1 = 760 (KJ/mol) ; I2 = 1560 (KJ/mol) ; I3 = 2960 (KJ/mol).

II – TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

Sắt chiếm khoảng 5% khối lượng vỏ Trái Đất, đứng hàng thứ hai trong các kim loại (sau nhôm). Trong tự nhiên, sắt tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất trong các loại quặng, sắt tự do chỉ tìm thấy trong các mảnh thiên thạch.

Quặng sắt quan trọng là : quặng hematit đỏ (Fe2O3 khan), quặng hematit nâu (Fe2O3.nH2O), quặng manhetit (Fe3O4), quặng xiđerit (FeCO3), quặng pirit sắt (FeS2).

III – TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, dẻo, dễ rèn, nóng chảy ở nhiệt độ 1540oC, có khối lượng riêng 7,9 g/cm3. Sắt có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, đặc biệt có tính nhiễm từ.

IV – TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Sắt là kim loại có tính khử trung bình. Khi tác dụng với chất oxi hóa yếu Fe bị oxi hóa thành Fe2+, với chất oxi hóa mạnh Fe bị oxi hóa thành Fe3+.

Fe   →   Fe2+   +   2e

Fe   →   Fe3+   +   3e

1. Tác dụng với phi kim

- Sắt khử nhiều phi kim thành ion âm, trong khi đó Fe bị oxi hóa thành Fe2+ hoặc Fe3+.

Thí dụ :  Fe   +   S   →   FeS

3Fe   +   2O2   →   Fe3O4

2Fe   +   3Cl2   →   2FeCl3

2. Tác dụng với axit

a) Với axit HCl, H2SO4 loãng

Fe khử dễ dàng ion H+ trong axit HCl, H2SO4 loãng thành khí H2, đồng thời Fe bị oxi hóa thành Fe2+.

Fe   +   2H+   →   Fe2+   +   H2

Fe   +   H2SO4   →   FeSO4   +   H2

b) Với axit HNO3, H2SO4 đặc

- Sắt bị thụ động hóa trong axit HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.

- Với axit HNO3 loãng, HNO3 đặc nóng và H2SO4 đặc nóng, Fe bị oxi hóa mạnh thành Fe3+.

2Fe   +   6H2SO4 (đặc)   →   Fe2(SO4)3   +   3SO2  +   6H2O

Fe   +   6HNO3 (đặc)   →   Fe(NO3)3   +   3NO2  +   3H2O

Fe   +   4HNO3 (loãng)   →   Fe(NO3)3   +   NO  +   2H2O

3. Tác dụng với nước

- Ở nhiệt độ cao, sắt khử được hơi nước :

3Fe   +   4H2O   →   Fe3O4   +   4H2

Fe   +   H2O   →   FeO    +   H2

4. Tác dụng với dung dịch muối

- Sắt khử được những ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do.

Fe   +   CuSO4   →   FeSO4   +   Cu

Fe   +   3AgNO3 (dư)  →   Fe(NO3)3   +   3Ag

B. HỢP CHẤT CỦA SẮT

I – HỢP CHẤT SẮT (II)

- Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ dễ nhường 1 electron để trở thành ion Fe3+ :

Như vậy, tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là tính khử.

1. Sắt (II) oxit, FeO

- FeO là chất rắn, màu đen, không tan trong nước và không có trong tự nhiên.

- FeO là oxit bazơ, tác dụng với axit HCl, H2SO4,... tạo ra muối Fe2+.

Ví dụ :       FeO   +   2HCl   →   FeCl2   +   H2O

- FeO có tính khử, tác dụng với chất oxi hóa như axit HNO3, H2SO4 đặc,... tạo thành muối Fe3+.

Ví dụ :       2FeO   +   4H2SO4 (đặc)   →   Fe2(SO4)3   +   SO2  +   4H2O

- FeO có tính oxi hóa, tác dụng với chất khử mạnh như Al, CO, H2,... tạo thành Fe.

Ví dụ :       FeO   +   H2   →   Fe   +   H2O

- Điều chế : Nhiệt phân Fe(OH)2, khử Fe2O3, dùng Fe khử H2O ở to > 570oC,...

Ví dụ :    Fe(OH)2   →   FeO   +   H2O

2. Sắt (II) hiđroxit, Fe(OH)2

- Fe(OH)2 là chất rắn, màu trắng xanh, không tan trong nước. Trong không khí ẩm, Fe(OH)2 dễ bị oxi hóa trong thành Fe(OH)3 màu nâu đỏ.

- Fe(OH)2 là hiđroxit kém bền, dễ bị phân hủy bởi nhiệt.

- Nhiệt phân Fe(OH)2 không có không khí (không có O2) :Fe(OH)2FeO+H2O

- Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí (có O2) :4Fe(OH)2+O2→  2Fe2O3  +  4H2O

- Fe(OH)2 là một bazơ, tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng,... tạo ra muối Fe2+.

Ví dụ :  Fe(OH)2   +   H2SO4 (loãng)  →   FeSO4   +   2H2O

- Fe(OH)2 có tính khử, tác dụng với chất oxi hóa như axit HNO3, H2SO4 đặc,... tạo thành muối Fe3+.

Thí dụ :              2Fe(OH)2   +   4H2SO4 (đặc)  →   Fe2(SO4)3   +   SO2  +   6H2O

- Điều chế Fe(OH)2 bằng cách cho muối sắt (II) tác dụng với dung dịch bazơ trong điều kiện không có không khí.

Thí dụ :                 FeCl2   +   2NaOH   →   Fe(OH)2   +   2NaCl

3. Muối sắt (II)

- Đa số muối sắt (II) tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước như FeSO4.7H2O, FeCl2.4H2O,...

- Muối sắt (II) có tính khử, bị các chất oxi hóa mạnh oxi hóa thành muối sắt (III).

Thí dụ :              2FeCl2   +   Cl2   →   2FeCl3

                        (dd màu lục nhạt)   (dd màu vàng nâu)

- Điều chế muối sắt (II) bằng cách cho Fe hoặc các hợp chất sắt (II) như FeO Fe(OH)2,... tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng (không có không khí). Dung dịch muối sắt (II) thu được có màu lục nhạt.

4. Ứng dụng của hợp chất sắt (II)

Muối FeSO4 được dùng làm chất diệt sâu bọ có hại cho thực vật, pha chế sơn, mực và dùng trong kĩ nghệ nhuộm vải.  

II – HỢP CHẤT SẮT (III)

- Trong các phản ứng hóa học, tùy thuộc vào chất khử mạnh hay yếu, ion Fe3+ có khả năng nhận 1 hoặc 3 electron :

- Như vậy, tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (III) là tính oxi hóa.

1. Sắt (III) oxit, Fe2O3

- Fe2O3 là chất rắn, màu đỏ nâu, không tan trong nước.

- Fe2O3 là oxit bazơ, tan trong các dung dịch axit mạnh như HCl, H2SO4, HNO3,... tạo ra muối Fe3+.

Thí dụ :    Fe2O3   +   6HNO3   →   2Fe(NO3)3   +   3H2O

- Fe2O3 có tính oxi hóa, tác dụng với chất khử như Al, C, CO, H2,... ở nhiệt độ cao.

Thí dụ :    Fe2O3   +   2Al   →   Al2O3   +   Fe

           Fe2O3   +   3CO   →   2Fe   +   3CO2

- Điều chế Fe2O3 bằng cách nhiệt phân Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao.

2. Sắt (III) hiđroxit, Fe(OH)3

- Fe(OH)3 là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước.

- Fe(OH)3 là một bazơ, dễ tan trong các dung dịch axit như HCl, H2SO4, HNO3,... tạo ra muối Fe3+.

Thí dụ :                 2Fe(OH)3   +   3H2SO4   →   Fe2(SO4)3   +   3H2O

- Điều chế Fe(OH)3 bằng cách cho muối sắt (III) tác dụng với dung dịch bazơ.

Thí dụ :                   FeCl3   +   3NaOH   →   Fe(OH)3   +   3NaCl

3. Muối sắt (III)

- Đa số muối sắt (III) tan trong nươc, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước như Fe2(SO4)3.9H2O, FeCl3.6H2O,...

- Muối sắt (III) có oxi hóa, dễ bị khử thành muối sắt (II).

Thí dụ :                       Fe   +   2FeCl3   →   3FeCl2

- Điều chế : Cho Fe tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như Cl2, HNO3, H2SO4 đặc,... hoặc các hợp chất sắt (III) tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng,... Dung dịch muối sắt (III) thu được có màu vàng nâu.

4. Ứng dụng của hợp chất sắt (III)

Muối FeCl3 được dùng làm chất xúc tác trong một số phản ứng hữu cơ. Fe2(SO4)3 có trong phèn sắt–amoni (NH4)2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O. Fe2O3 được dùng để pha chế sơn chống gỉ

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CƠ BẢN

Câu 1: Nguyên tử Fe có cấu hình electron: 1s2 2s22p6 3s23p63d6 4s2. Vậy nguyên tố Fe thuộc họ nào?

   A. họ s                                  B. họ p                                    C. họ d                                 D. họ f

Câu 2: Ở nhiệt độ thường, trong không khí ẩm, sắt bị oxi hóa tạo thành gỉ sắt màu nâu do có phản ứng:

   A.  3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2                                          B. 3Fe + 2O2 → Fe3O4

   C. 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3                                                                        D.  4Fe + 3O2 + 6H2O → 4Fe(OH)3

Câu 3: Hòa tan sắt kim loại trong dung dịch HCl. Cấu hình electron của cation kim loại có trong dung dịch thu được là:

   A. [Ar]3d5                            B. [Ar]3d6                               C. [Ar]3d54s1                       D. [Ar]3d44s2

Câu 4 : Cấu hình của ion  Fe3+ là:                                     

   A.  1s22s22p63s23p63d64s2                                                                     B.  1s22s22p63s23p63d64s1

   C. 1s22s22p63s23p63d6                                                                 D.  1s22s22p63s23p63d5

Câu 5: Đốt nóng một ít bột sắt trong bình đựng khí oxi. Sau đó để nguội và cho vào bình một lượng dung dịch HCl để hòa tan hết chất rắn.

 a/Dung dịch thu được có chứa muối gì?

   A. FeCl2                               B. FeCl3                                  C. FeCl2 và FeCl3                 D. FeCl2 và HCl dư.

b/Tiếp tục cho dung dịch NaOH (dư) vào dung dịch thu được ở trên. Lọc lấy kết tủa và đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi ta được 24 gam chất rắn. Tính lượng sắt đem dùng?

   A. 8,4 g                                B. 11,2 g                                 C. 14 g                                  D. 16,8 g

Câu 6: Có 3 lọ đựng 3 hỗn hợp: Fe +FeO; Fe + Fe2O3; FeO + Fe2O3. Để nhận biết lọ đựng FeO + Fe2O3 ta dùng thuốc thử là:

   A. ddHCl                             B. ddH2SO4 lg                        C. ddHNO3 đ                       D. Cả A, B.

Câu 7: Hỗn hợp A gồm 3 kim loại Fe, Ag, Cu. Ngâm hỗn hợp A trong dung dịch chỉ chứa chất B. Sau khi Fe, Cu tan hết, lượng bạc còn lại đúng bằng lượng bạc có trong A. Chất B là:

   A. AgNO3                            B. Fe(NO3)3                            C. Cu(NO3)2                         D. HNO3

Câu 8: Hỗn hợp A gồm Fe2O3, Al2O3 , SiO2. Để tách riêng Fe2O3 ra khổi hỗn hợp A, hoá chất cần chọn:

   A. dd NH3                            B. dd HCl                              C. dd NaOH                        D. dd HNO3

Câu 9: Để phân biệt Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 đựng trong các lọ riêng biệt, ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây?

   A. dd H2SO4 và dd NaOH                                                  B. dd H2SO4 và dd KMnO4

   C. dd H2SO4 và dd NH3                                                      D. dd NaOH và dd NH3

Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (p,n,e) bằng 82. Trong đó số hạt  mang điện tích nhiều hơn số hạt không mang điện tích là 22. Cấu hình electron của X:

   A. [Ar]3d54s2                        B. [Ar]4s23d6                         C. [Ar]4s23d5                       D. [Ar]3d64s2

Câu 11: Cho các phản ứng:  A  +  B  →  FeCl3   +   Fe2(SO4);  D   +   A  →  Fe  +  ZnSO4.   

Chất B là gì ?

   A. FeCl2                               B. FeSO4                                 C. Cl2                                   D. SO2

Câu 12: Quặng Hêmatit nâu có chứa:                         

   A. Fe2O3.nH2O                    B. Fe2O3 khan                         C. Fe3O4                               D. FeCO3

Câu 13: Cho phản ứng:        Fe3O4 + HCl  +  X   →   FeCl3  +  H2O

   A. Cl2                                   B. Fe                                      C. Fe2O3                               D. O3

Câu 14: Cho pứ:  Fe2O3   +  CO  → X   +   CO2. Chất X là gì ?

   A. Fe3O4                               B. FeO                                    C. Fe                                    D. Fe3C

Câu 15: Cho 1,12 gam bột sắt vào cốc đựng V lít dung dịch HNO3 0,6M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,224 lít khí X (đkc) và còn lại 0,56 gam chất rắn không tan.Khí X là ?

   A.NO2                                  B. NO                                     C. NO2                                 D. N2

Câu 16: Sắt trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều dạng quặng. Quặng nào sau đây giàu hàm lượng sắt nhất?

   A. Hematit đỏ                      B.  Hematit nâu                      C. Manhetit                          D.  Pirit sắt.

Câu 17: Nung nóng 18,56g hỗn hợp A gồm FeCO3 và một oxit sắt FexOy trong không khí tới khi pứ xảy ra hoàn toàn, thu được khí CO2 và 16g chất rắn là một oxit duy nhất của sắt. Cho khí CO2 hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 8g kết tủa. Xác định khối lượng và công thức của FexOy có trong hhA ?

   A. 9,28g Fe2O3                     B. 9,28 g Fe3O4                       C. 9,82 g FeO                      D. 9,82 g Fe2O3

Câu 19: Cho các chất sau Cu, Fe, Ag và các dung dịch HCl, CuSO4, FeCl2, FeCl3 ; số cặp chất có phản ứng với nhau là:

   A. 1                                      B. 2                                         C. 3                                      D. 4

Câu 20: Hợp chất nào của sắt phản ứng với HNO3 theo sơ đồ: Hợp chất Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2O + NO

   A. FeO                                 B. Fe(OH)2                              C. FexOy (với )             D. tất cả đều đúng

Câu 21: Cho dung dịch meltylamin dư lần lượt vào dung dịch sau: FeCl3, AgNO3, NaCl, Cu(NO3)2. Số kết tủa thu được là                                   

   A. 1                                      B. 2                                         C. 3                                      D. 4

Câu 22: Bổ sung vào phản ứng : FeS2  + HNO3 đặc  nhiệt độ →  NO2 …….

   A. NO2 + Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + H2O                               B.NO2 + Fe2(SO4)3 + H2O

   C. NO2 + FeSO4 + H2O                                                       D. NO2 + Fe2(SO4)3 +H2SO4 + H2O

Câu 23: Hoà tan hết m gam hổn hợp FeO, Fe2O3 , Fe3O4  bằng HNO3 đặc, nóng thu được 4,48 lit khí NO2 (đktc), cô cạn dd sau pứ thu được145,2 gam muối khan. Giá trị m sẽ là:

   A. 33,6 g                              B. 46,4 g                                 C. 42,8 g                              D. 136 g

Câu 24: Phản ứng nào sau đây, Fe2+ thể hiện tính khử.

   A.  FeSO4  +  H2O     đpdd  →    Fe  +  1/2O2  + H2SO4        B.  FeCl2     đpdd    → Fe  +  Cl2

   C.  Mg  + FeSO4 → MgSO4   +   Fe                                      D. 2FeCl2  +   Cl2 → 2FeCl3

Câu 25: Phản ứng nào sau đây, FeCl3 không có tính oxi hoá ?

   A.  2FeCl3   +  Cu →  2FeCl2    +    CuCl2                           B.  2FeCl3   + 2 KI   →    2FeCl2    +    2KCl  +  I2

   C.  2FeCl3   + H2S  →   2FeCl2    +    2HCl  +  S                 D.  2FeCl3 + 3NaOH  →   Fe(OH)3   +  3NaCl

Câu 26: Chất và ion nào chỉ có tính khử ?

   A. Fe, Cl- , S , SO2               B. Fe, S2-, Cl-                                   C. HCl , S2-, SO2 , Fe2+        D. S, Fe2+,  Cl2

Câu 27: Cho hỗn hợp Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn người ta thu được dung dịch X và chất rắn Y. Như vậy trong dung dịch X có chứa:

   A. HCl, FeCl2, FeCl3                                                           B. HCl, FeCl3, CuCl2

   C. HCl, CuCl2                                                                      D. HCl, CuCl2, FeCl2.

Câu 28: Trong hai chất FeSO4 và Fe2(SO4)2. Chất nào phản ứng được với dung dịch KI, chất nào phản ứng được với dung dịch  KMnO4 trong môi trường axit

   A. FeSO4 với KI và Fe2(SO4)2 với KMnO4 trong mtrường axit

   B. Fe2(SO4)3 với dd KI và FeSO4 với dd KMnO4 trong mt axit

   C.Cả FeSO4 và Fe2(SO4)2 đều phản ứng với dung dịch KI

   D.Cả FeSO4 và Fe2(SO4)2 đều pứ với dd KMnO4 trong mt axit

Câu 29: Cho sơ đồ phản ứng sau:

   Fe + O→  (A);                                                        

   (A) + HCl   →   (B) + (C) + H2O;

   (B) + NaOH  →  (D) + (G);                                                                                             

   (C) + NaOH →   (E) + (G);

   (D) + ? + ?   →   (E);                                                           

   (E)  →    (F) + ? ;

- Thứ tự các chất (A), (D), (F) lần lượt là:

   A. Fe2O3, Fe(OH)3, Fe2O3                                                 B. Fe3O4, Fe(OH)3, Fe2O3

   C. Fe3O4, Fe(OH)2, Fe2O3                                                 D. Fe2O3, Fe(OH)2, Fe2O3

Câu 30: Cho các dd muối sau: Na2CO3, Ba(NO3)2, Fe2(SO4)3. Dung dịch muối nào làm cho qùy tím hóa thành màu đỏ, xanh, tím

   A. Na2CO3 (xanh), Ba(NO3)2 (đỏ), Fe2(SO4)3 (tím)          B. Na2CO3 (xanh), Ba(NO3)2 (tím), Fe2(SO4)3 (đỏ)

   C. Na2CO3 (tím), Ba(NO3)2 (xanh), Fe2(SO4)3 (đỏ)          D. Na2CO3 (tím), Ba(NO3)2 (đỏ), Fe2(SO4)3 (xanh)

Câu 31: Có thể dùng một hoá chất để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4. Hoá chất này là:

   A. HCl loãng                        B. HCl đặc                           C. H2SO4 loãng                       D. HNO3 loãng.

Câu 32: Để hòa tan hoàn toàn 16g oxit sắt cần vừa đủ 200ml dung dịch HCl 3M. Xác định CTPT của oxit sắt

   A. FeO                                 B. Fe3O4                               C. Fe2O3                                  D. Cả A, B, C đều đúng  

Câu 33: Để khử 6,4 gam một oxit kim loại cần 2,688 lít Hiđro (ở đktc). Nếu lấy lượng kim loại đó cho tác dụng với dung dịch HCl dư thì giải phóng ra 1,792 lít H2 (đktc). Xác định tên kim loại đó.

   A. Nhôm                              B. Đồng                               C. Sắt                                      D. Magiê

Câu 34: Hòa tan hoàn toàn 46,4g một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (vừa đủ) thu được 2,24 lit khí SO2 (đktc) và 120g muối. Xác định CTPT của oxit kim loại.

   A. FeO                                 B. Fe3O4                               C. Fe2O3                                             D. Cu2O

Câu 35: Cho mg Fe vào dung dịch HNO3 lấy dư ta thu được 8,96 lit(đkc) hỗn hợp khí X gồm 2 khí NO và NO2 có dX/O2=1,3125. Khối lượng m là:

   A.  5,6g                                B. 11,2g                               C. 0,56g                                     D. 1,12g

Câu 36: Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 loãng ,phản ứng kết thúc thấy có bột Fe còn dư.Dung dịch thu được sau phản ứng là:

   A. Fe(NO3)3                         B.  Fe(NO3)3, HNO3            C.  Fe(NO3)2                           D. Fe(NO3)2 ,Fe(NO3)3   

Câu 37: Cho nước NH3 dư vào dung dịch chứa AlCl3 và ZnCl2 thu được kết tủa A . Nung A đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B. Cho luồng khí H2 đi qua B nung nóng sẽ thu được chất rắn là:

   A.  Al2O3                              B.  Zn và Al2O3                    C. ZnO và Al                          D. ZnO và Al2O3

Câu 38: Hoà tan hết m gam kim loại M bằng dd H2SO4 loãng , rồi cô cạn dd sau pứ thu được 5m g muối khan .Kim loại này là:

   A. Al                                                                                 B. Mg                                         C. Zn                           D. Fe

Câu 39: Cho NaOH  vào dung dịch chứa 2 muối AlCl3 và FeSO4 được kết tủa A. Nung A được chất rắn B .Cho H2 dư đi qua B nung nóng được chất rắn C gồm:

   A.  Al và Fe                         B.  Fe                                   C.  Al2O3 và Fe                       D.  B hoặc C đúng

Câu 40: Cùng một lượng kim loại R khi hoà tan hết bằng dd HNO3 loãng và bằng dd H2SO4 loãng thể tích khí H2 và NO bằng nhau đo ở cùng đkc. Mặt khác klượng muối nitrat bằng 159,21% khối lượng muối sunfat. R là:

   A.  Magiê                             B.  Sắt                                  C. Nhôm                                 D.  Kẽm.

Câu 41: Hoà tan 2,32g FexOy hết trong ddH2SO4 đặc,nóng. Sau phản ứng thu được 0,112 lit khí SO2(đkc).Công thức cuả FexOy là:

   A.  FeO                                B. Fe3O4                               C. Fe2O3                                  D. Không xác định được.

Câu 42: Hòa tan một lượng FexOy bằng H2SO4 loãng dư được dung dịch A. Biết A vừa có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím, vừa có khả năng hòa tan được bột Cu. Xác định CTPT của oxit sắt

   A.  FeO                                B. Fe2O3                               C. Fe3O4                                             D. KQK, cụ thể là:

Câu 43: Để điều chế Fe(NO3)2 ta có thể dùng phản ứng nào sau đây?

   A. Fe + HNO3                                                                   B. Dung dịch Fe(NO3)3 + Fe

   C. FeO + HNO3                                                                D. FeS + HNO3

Câu 44:  Để m gam phôi bào sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được 12 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3. Hòa tan A hoàn toàn vào 200ml dung dịch  HNO3 thấy giải phóng 2,24 lít khí duy nhất không màu, hóa nâu ngoài không khí đo ở đktc. Tính m gam phôi bào sắt và nồng độ HNO3 ?

   A. 10,08 g  và 3,2M                                                          B. 11,08 g và 3,2M                

   C. 10,08 g  và 2M                                                             D. 11,08 g và 2M           

Câu  45: Để phân biệt các kim loại Al, Fe, Zn, Ag, Mg. Người ta dùng thuốc thử nào sau đây:

   A. dd HCl và dd NaOH                                                   B. dd HNO3 và dd NaOH

   C. dd HCl và dd NH3                                                      D. dd HNO3 và dd NH3

Câu 46: Khi thêm dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 sẽ có hiện tượng gì xảy ra?

   A. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ vì xảy ra hiện tượng thủy phân

   B. Dung dịch vẫn có màu nâu đỏ vì chúng không pứ với nhau

   C. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ đồng thời có hiện tượng sủi bọt khí

   D. Có kết tủa nâu đỏ tạo thành sau đó tan lại do tạo khí CO2

Câu 47: Hòa tan hòan toàn m gam oxit FexOy cần 150 ml dung dịch HCl 3M, nếu khử toàn bộ (m) gam oxit trên bằng CO nóng, dư thu được 8,4 gam sắt. Xác định CTPT của oxit sắt

   A. FeO                                 B. Fe3O4                               C. Fe2O3                                             D. Chỉ có câu B đúng

Câu 48: Đốt cháy x mol Fe bởi oxi thu được 5,04 gam hỗn hợp (A) gồm các oxit sắt. Hòa tan hoàn toàn (A) trong dung dịch HNO3 thu được 0,035 mol hỗn hợp (Y) gồm NO và NO2. Tỷ khối hơi của Y đối với H2 là 19. Tính x

   A. 0,06 mol                          B. 0,065 mol                        C.  0,07 mol                            D. 0,075 mol

Câu 49: Khi điều chế FeCl2 bằng cách cho Fe tác dụng với dung dịch HCl. Để bảo quản dung dịch FeCl2 thu được không bị chuyển hóa thành hợp chất sắt ba, người ta có thể cho thêm vào dd:

   A. 1 lượng sắt dư.                B. 1 lượng kẽm dư.              C. 1 lượng HCl dư.                 D. 1 lượng HNO3 dư.

Câu 50: Cho 4,58 gam hỗn hợp A gồm Zn, Fe và Cu vào cốc đựng dung dịch chứa 0,082 mol Cu SO4 . Sau phản ứng thu được dung dịch B và kết tủa C . Kết tủa C có các chất :

   A. Cu, Zn                              B. Cu, Fe                             C. Cu, Fe, Zn                          D. Cu

....

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Lý thuyết và các dạng bài tập cơ bản về Sắt và các hợp chất của Sắt môn Hóa học 12 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số nội dung cùng chuyên mục tại đây:

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON