YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập về các chất phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 môn Hóa học 12 năm 2021

Tải về
 
NONE

Tài liệu Lý thuyết và bài tập về các chất phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 năm 2021 được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập kiến thức, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi sắp tới cũng như giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh.

Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.

ATNETWORK

1. LÍ THUYẾT

Những chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 gồm

1.1. Ank-1-in (ankin có liên kết ba ở đầu mạch):

Phản ứng thế H bằng ion kim loại Ag

Các phương trình phản ứng:

R-C≡CH + AgNO3 + NH3 → R-C≡CAg + NH4NO3

Đặc biệt

CH≡CH  + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg + 2NH4NO3

Các chất thường gặp: axetilen (etin) C2H2; propin CH3-C≡C; vinyl axetilen CH2=CH-C≡CH

Nhận xét:

- Chỉ có C2H2 phản ứng theo tỉ lệ 1:2

- Các ank-1-ankin khác phản ứng theo tỉ lệ 1:1

1.2. Andehit (phản ứng tráng gương):

Trong phản ứng này andehit đóng vai trò là chất khử

Các phương trình phản ứng:

R-(CHO)x + 2xAgNO3 + 3xNH3 + xH2O → R-(COONH4)x + 2xAg + 2xNH4NO3

Andehit đơn chức (x=1)

R-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → R-COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3

Tỉ lệ mol nRCHO : nAg = 1:2

Riêng andehit fomic HCHO tỉ lệ mol nHCHO : nAg = 1:4

HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag + 4NH4NO3

Nhận xét:

- Dựa vào phản ứng tráng gương có thể xác định số nhóm chức - CHO trong phân tử andehit. Sau đó để biết andehit no hay chưa no ta dựa vào tỉ lệ mol giữa andehit và H2 trong phản ứng khử andehit tạo ancol bậc I

- Riêng HCHO tỉ lệ mol nHCHO : nAg = 1:4. Do đó nếu hỗn hợp 2 andehit đơn chức tác dụng với AgNO3 cho nAg > 2.nandehit thì một trong 2 andehit là HCHO

- Nếu xác định CTPT của andehit thì trước hết giả sử andehit không phải là HCHO và sau khi giải xong thử lại với HCHO.

1.3. Những chất có nhóm -CHO

- Tỉ lệ mol nchất : nAg = 1:2

+ axit fomic: HCOOH

+ Este của axit fomic: HCOOR

+ Glucozo, fructozo: C6H12O6

+ Mantozo: C12H22O11

2. BÀI TẬP MINH HỌA

Bài 1: Hỗn hợp khí X gồm etilen và propin. Cho a mol X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 17,64 gam kết tủa. Mặt khác a mol X phản ứng tối đa với 0,34 mol H2. Giá trị của a là

Hướng dẫn giải

nC3H4 = nC3H3Ag = 17,64/147 = 0,12 mol

nC2H4 + 2nC3H4 = nH2 ⇒ nC2H4 = 0,1 mol ⇒ a = nC2H4 + nC3H4 = 0,22 mol

Bài 2: Hỗn hợp X gồm metan, etilen, axetilen. Sục 7 gam X vào nước brom dư thì thấy có 48 gam brom pư. Cho 7 gam trên pư với AgNO3 dư trong NH3 thì thu được 24 gam kết tủa. Tính khối lượng mỗi chất trong X?

Hướng dẫn giải

Gọi số mol của metan, etilen, axetilen lần lượt là x, y, z ta có: 16x + 28y + 26z = 7 (1)

Phương trình phản ứng:

        C2H4 + Br2 → C2H4Br2

        y………y

        C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4

        z………2z

số mol brom phản ứng: nBr2 = 48/160 = 0,3 mol = y + 2z (2)

        C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 → C2H2Ag2↓ + 2NH4NO3.

        z……………………………….z

Số mol kết tủa: n↓ = 24/240 = 0,1 mol = z (3)

Từ (1), (2), (3) ta có: x = y = z = 0,1 mol

Khối lượng mỗi chất trong X là:

mmetan = 0,1.16 = 1,6 gam; metilen = 0,1.28 = 2,8 gam; maxetilen = 0,1.26 = 2,6 gam

Bài 3: Một hỗn hợp khí (X) gồm 1 ankan, 1 anken và 1 ankin có V =1,792 lít (ở đktc) được chia thành 2 phần bằng nhau:

+ Phần 1: Cho qua dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo 0,735 g kết tủa và thể tích hỗn hợp giảm 12,5%

+ Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thấy có 12 gam kết tủa.

Xác định CTPT của các hiđrocacbon và %V các chất trong X biết ankan và anken có cùng số C?

Hướng dẫn giải

Số mol ba chất trong X: nX = 0,08 mol⇒ số mol X trong một phần là: n = 0,04 mol

Thể tích hỗn hợp phần 1 giảm 12,5% ⇒ Số mol ankin trong mỗi phần là nankin = 0,04.0,125 = 0,005 mol. Nếu X là axetilen thì khối lượng kết tủa là 1,2 gam (trái với giả thiết)

+ Pư với AgNO3/NH3 ta có:

      CnH2n-2 + AgNO3 + NH3 → CnH2n-3Ag↓ + NH4NO3.

Mol:0,005                                        0,005

⇒ 0,005(14n + 105 ) = 0,735 ⇒ n = 3 ⇒ ankin là propin

+ Số mol CaCO3 : nCaCO3 = 0,12 mol ⇒ Số Ctb = 3 ⇒ hai chất còn lại là propan và propen.

Bài 4: Dẫn V lít (đktc) axetilen qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy thu được 60 gam kết tủa. Giá trị V là:

A. 5,6 lit        

B. 11,2 lit        

C. 2,8 lit        

D. 10,11 lit

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

n↓ = 60/240 = 0,25 mol ⇒ naxetilen = 0,25.22,4 = 5,6 lít

3. LUYỆN TẬP

Câu 1. Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3, là:

A. anđehit fomic, axetilen, etilen.                  

B. anđehit axetic, axetilen, butin-2.

C. anđehit axetic, butin-1, etilen.                   

D. axit fomic, vinylaxetilen, propin.

Câu 2. Cho dãy các chất: C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO, C12H22O11  (mantozơ). Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng gương là

A. 3.                           

B. 5.                           

C. 6.                           

D. 4.

Câu 3. Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, mantozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là

A. 3.                           

B. 4.                           

C. 2.                           

D. 5.

Câu 4. Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là

A. 3.                           

B. 6.                           

C. 4.                           

D. 5.

Câu 5.Cho các hợp chất hữu cơ: C2H2; C2H4; CH2O; CH2O2 (mạch hở); C3H4O2 (mạch hở, đơn chức). Biết C3H4O2 không làm chuyển màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa là

A. 2.                           

B. 4.                           

C. 3.                           

D. 5.

Câu 6. Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là:

A. Glucozơ, glixerol, mantozơ, axit fomic.               

B. Glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ.

C. Glucozơ, mantozơ, axit fomic, anđehit axetic.     

D. Fructozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic.

Câu 7. Cho dãy các chất: anđehit axetic, axetilen, glucozơ, axit axetic, metyl axetat. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là

A. 3.                           

B. 2.                           

C. 5.                           

D. 4.

Câu 8. Các chất trong dãy nào sau đây đều tạo kết tủa khi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng?

A. vinylaxetilen, glucozơ, axit propionic.      

B. vinylaxetilen, glucozơ, anđehit axetic.

C. glucozơ, đimetylaxetilen, anđehit axetic.  

D. vinylaxetilen, glucozơ, đimetylaxetilen.

Câu 9. Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng, không xảy ra phản ứng tráng bạc?

A. Mantozơ.               

B. Fructozơ.               

C. Saccarozơ.             

D. Glucozơ.

 

Trên đây là phần trích dẫn Lý thuyết và bài tập về các chất phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 môn Hóa học 12 năm 2021, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON