YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập ôn tập Chương III Amin - Amino Axit - Protein môn Hóa học 12

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh cùng tham khảo Lý thuyết và bài tập ôn tập Chương III Amin - Amino Axit - Protein môn Hóa học 12 được hoc247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Tài liệu gồm các câu trắc nghiệm có đáp án sẽ giúp các em học sinh ôn tập kiến thức, củng cố kỹ năng làm bài thi một các hiệu quả. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích để các em chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới!

ATNETWORK
YOMEDIA

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG III: AMIN – AMINO AXIT - PROTEIN

 

A.TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

 

Amin

Aminoaxit

Peptit và Protein

 

Khái niệm

Amin là hợp chất hữu cơ coi như được tạo nên khi thay thế một hay nhiều nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hidrocacbon

Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino -NH2 và nhóm cacboxyl -COOH.

Peptit là hợp chất chứa từ 2  50 gốc - amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết

 

 CTPT

TQ: RNH2( Bậc 1)

VD: CH3 – NH2

     CH3 – NH – CH3

       CH3 –N(CH3)– CH3

 

C6H5 – NH2

( anilin )

TQ: H2N – R – COOH

VD: H2N – CH2 – COOH

(glyxin)

       CH3 – CH(NH2) – COOH

   (alanin)

Peptit  – CO – NH –

Protein là loại polipeptit cao phân tử có PTK từ vài chục nghìn đến vài triệu.

Hóa tính

Tính bazơ:

CH3 – NH2 +H2O

[CH3NH3]+OH-

không tan

   Lưỡng tính

 Phản ứng hóa este

 Phản ứng tráng gương

phản ứng thủy phân.

Phản ứng màu biure.

HCl

Tạo muối

R – NH2 + HCl

[R – NH3]+Cl-

Tạo muối

[C6H5 – NH3]+Cl-

Tạo muối

H2N - R- COOH + HCl

ClH3N – R – COOH

Tạo muối hoặc thủy phân khi đun nóng

Kiềm

NaOH

 

 

Tạo muối

H2N – R – COOH + NaOH

H2N –R–COONa + H2O

Thủy phân khi đun nóng

Ancol

 

 

Tạo este

 

Br2/H2

 

trắng

 

 

Cu(OH)2

 

 

 

Tạo hợp chất màu tím

Trùng

ngưng

 

 

 và - aminoaxit tham dự p/ư trùng ngưng

 

1/ Hóa tính của Amin:

a) Tính bazơ:

R – NH2 + H – OH  → R –NH3+ + OH –

+)  Lực bazơ của amin được đánh giá bằng hằng số bazơ Kb hoặc pKb :

Kb =  và pKb = -log Kb.

 +)  Anilin không tan trong nước, không làm đổi màu quỳ tím.

 +)  Tác dụng với axit: RNH2 + HCl  → RNH3Cl

 +)  Các muối amoni tác dụng dễ dàng với kiềm: RNH3Cl + NaOH  → RNH2 + NaCl + H2O.

b) So sánh tính bazơ của các amin:

Tính bazơ của amin phụ thuộc vào sự linh động của cặp electron tự do trên nguyên tử nitơ:

+) Nhóm đẩy e sẽ làm tăng độ linh động của cặp electron tự do (n) trên nguyên tử N nên tính bazơ tăng.

+) Nhóm hút e sẽ làm giảm sự linh động của cặp e tự do trên nguyên tử N nên tính bazơ giảm.

+) Khi có sự liên hợp n - ( nhóm chức amin gắn vào cacbon mang nối ) thì cặp e tự do trên nguyên tử N cũng kém linh động và tính bazơ giảm.

c) Phản ứng thế ở gốc thơm:

+) Phản ứng của amin với HNO2­:

Amin bậc 1 sẽ có hiện tượng sủi bọt khí: R-NH2 + HO –NO → R –OH + N2  + H2O.

Amin bậc 2 sẽ tạo hợp chất nit zơ màu vàng: N – H + HO – N = O → N – N = O + H2O.

Amin bậc 3 không phản ứng.

2/ Hóa tính của Aminoaxit:

a) Tính chất lưỡng tính:

+)  Phản ứng với axit mạnh: HOOC- CH2NH2 + HCl → HOOC – CH2 – NH3 +Cl –

+)  Phản ứng với bazơ mạnh: NH2- CH2- COOH + NaOH → H2N – CH2 – COOONa + H2O

+) Tính axit- bazơ của dung dịch amino axit ( R(NH2)a(COOH)b )phụ thuộc vào a,b.

- Với dung dịch glyxin: NH2- CH2- COOH → +H3N- CH2 –COO-

Dung dịch có môi trường trung tính( a = b = 1) nên quì tím không đổi màu

- Với dung dịch axit glutamic ( a = 1, b= 2)làm quì tím chuyển thành màu đỏ

- Với dung dịch Lysin ( a=2, b =1)làm quì tím chuyển thành màu xanh.

b) Phản ứng este hoá của nhóm -COOH

c) Phản ứng trùng ngưng

- Các axit-6-aminohexanoic và 7-aminoheptanoic có phản ứng trùng ngưng khi đun nóng tạo ra polime thuộc loại poliamit.

3/ Hóa tính của peptit và protein:

a) Phản ứng thủy phân:

+) Với peptit: H2N- CH(R1)-CO-NH- CH(R2)-COOH + H2O →  NH2 - CH(R1)-COOH + NH2- CH(R2 )-COO                           

+) Với protein: Trong môi trường axit hoặc ba zơ, protein bị thủy phân thành các aminoaxit.

b) Phản ứng màu biure

Tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất phức màu tím. Đa số các aminoaxit trong thiên nhiên là -aminoaxit.

 

---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

II.ÔN AMIN –AMINOAXIT

Câu 1: Số đồng phân amin có công thức phân tử C2H7N là

   A. 4.                               B. 3.                                  C. 2.                                  D. 5.

Câu 2: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là

   A. 4.                               B. 3.                                  C. 2.                                  D. 5.

Câu 3: Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N là

   A. 5.                               B. 7.                                  C. 6.                                  D. 8.

Câu 4: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là

   A. 4.                               B. 3.                                  C. 2.                                  D. 5.

Câu 5: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là

   A. 4.                               B. 3.                                  C. 2.                                  D. 5.

Câu 6: Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H9N ?

   A. 3 amin.                      B. 5 amin.                          C. 6 amin.                         D. 7 amin.     

Câu 7: Anilin có công thức là

   A. CH3COOH.              B. C6H5OH.                      C. C6H5NH2.                     D. CH3OH.

Câu 8: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2?

   A. H2N-[CH2]6–NH2      B. CH3–CH(CH3)–NH2    C.  CH3–NH–CH3            D. C6H5NH2

Câu 9: Có bao nhiêu amin bậc hai có cùng công thức phân tử C5H13N ?

   A. 4 amin.                      B. 5 amin.                          C. 6 amin.                         D. 7 amin.     

Câu 10: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3–CH(CH3)–NH2?

   A. Metyletylamin.          B. Etylmetylamin.             C. Isopropanamin.            D. Isopropylamin. 

Câu 11: Trong các chất: C6H5CH2NH2 , NH3 , C6H5NH2 , (CH3)2NH , chất có lực bazơ mạnh nhất là:

   A. NH3                           B. C6H5CH2NH2               C. C6H5NH2                      D. (CH3)2NH 

Câu 12: Trong các chất: C6H5NH2 , C6H5CH2NH2 , (C6H5)2NH, NH3 chất có lực bazơ yếu nhất là:

   A. C6H5NH2                   B. C6H5CH2NH2               C. (C6H5)2NH                   D. NH3

Câu 13: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất C6H5-CH2-NH2? 

   A. Phenylamin.              B. Benzylamin.                 C. Anilin.                          D. Phenylmetylamin.

Câu 14: Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ mạnh nhất ?

   A. C6H5NH2.                  B. (C6H5)2NH                   C. p-CH3-C6H4-NH2.        D. C6H5-CH2-NH2

Câu 15: Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là

   A. Anilin                        B. Natri hiđroxit.               C. Natri axetat.                 D. Amoniac.

Câu 16: Chất không phản ứng với dung dịch NaOH là

   A. C6H5NH3Cl.              B. C6H5CH2OH.               C. p-CH3C6H4OH.            D. C6H5OH.

Câu 17: Có thể tách riêng các chất từ hỗn hợp lỏng gồm benzen và anilin bằng những chất nào?

   A. Dung dịch NaOH, dung dịch brom                    B. Dung dịch HCl, dung dịch NaOH

   C. H2O, dung dịch brom                                         D. Dung dịch NaCl, dung dịch brom

Câu 18: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:

   A. anilin, metyl amin, amoniac.                               B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit.

   C. anilin, amoniac, natri hiđroxit.                            D. metyl amin, amoniac, natri axetat.

Câu 19: Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào

   A. ancol etylic.               B. benzen.                         C. anilin.                           D. axit axetic.

Câu 20: Chất làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh là

   A. C2H5OH.                   B. CH3NH2.                      C. C6H5NH2.                     D. NaCl.

Câu 21: Anilin (C6H5NH2) phản ứng với dung dịch

   A. NaOH.                      B. HCl.                              C. Na2CO3.                       D. NaCl.

Câu 22: Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là

   A. dung dịch phenolphtalein.                                   B. nước brom.           

   C. dung dịch NaOH.                                                D. giấy quì tím.

Câu 23: Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với

   A. dung dịch NaCl.       B. dung dịch HCl.            C. nước Br2.                      D. dung dịch NaOH.

Câu 24: Dung dịch metylamin trong nước làm

   A. quì tím không đổi màu.                                       B. quì tím hóa xanh.

   C. phenolphtalein hoá xanh.                                    D. phenolphtalein không đổi màu.

Câu 25: Chất có tính bazơ là                         

   A. CH3NH2.                   B. CH3COOH.                  C. CH3CHO.                    D. C6H5OH.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Lý thuyết và bài tập ôn tập Chương III Amin - Amino Axit - Protein môn Hóa học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON